Những hình ảnh mới nhất từ ổ dịch bạch hầu tại Đắk Nông
Để phòng chống bệnh bạch hầu, lực lượng chức năng Đắk Nông đã lập các chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch. Đồng thời, các nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, mì tôm cũng được vận chuyển đến từng nhà để cung cấp cho bà con.
Sáng 8/7, Đoàn công tác do bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã dẫn đầu đoàn công tác đến chỉ đạo chống dịch bạch hầu tại ổ dịch Bon Bu Ndoh, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp.
Tham gia cùng đoàn công tác còn có bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y Tế Đắk Nông và nhiều cán bộ trong ngành y tế.
Được biết, Bon Bu Ndoh, xã Đắk Wer là địa phương mới nhất tại Đắk Nông xuất hiện dịch bệnh bạch hầu. Đến nay, Bon Bu Ndoh đã ghi nhận 3 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Đoàn công tác do bà Tôn Thị Ngọc Hạnh (áo hồng) – PCT tỉnh Đắk Nông dẫn đầu có mặt tại ổ dịch sáng nay 8/7
Theo ghi nhận của PVInfonet, trong ổ dịch tại Bon Bu Ndoh, xã Đắk Wer, lực lượng chức năng đã lập nhiều chốt chặn để kiểm soát, phun hóa chất khử khuẩn cho người và các phương tiện ra vào. Bên cạnh đó, các nhu yếu phẩm như gạo, mì tôm, cũng được lực lượng chức năng vận chuyển đến phát cho bà con đang cách ly trong ổ dịch.
Sau khi kiểm tra, rà soát tại ổ dịch, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh đã đánh giá rất cao công tác phòng chống dịch bạch hầu tại xã Đắk Wer. Theo bà Hạnh, các cơ quan có thẩm quyền tại Đắk Wer đã đồng loạt vào cuộc, thực hiện các nhiệm vụ một cách nghiêm túc, quyết liệt để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh bạch hầu.
Còn bà Nguyễn Thị Thanh Hương, giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho rằng, dịch bạch hầu thuộc nhóm B, ít lây lan. Tuy nhiên, bà Hương cũng khuyến cáo người dân phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cơ quan chức năng và không thể lơ là. “Quan điểm của ngành y tế là khi phát hiện ca bệnh đầu tiên phải tiển khai khoanh vùng, cách ly và khám sàng lọc ngay. Việc khám sàng lọc trong cộng đồng giúp chúng ta có thể phát hiện những ca mới, tránh trường hợp để quá lâu gây khó khăn cho công tác chữa bệnh”- bà Hương cho biết.
Cũng trong ngày 8/7, ông Hà Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết, hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 28 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Trong đó, có 2 ca tử vong, 10 ca đã xuất viện và 16 ca có mức độ nhiễm bệnh từ nhẹ đến trung bình đang được điều trị tại bệnh viện.
Video đang HOT
Theo ông Hùng, bệnh bạch hầu lần lượt xuất hiện tại các huyện Krông Nô, Đắ k Glong và Đắk R’lấp. Hiện tại, ngành Y tế tỉnh Đắk Nông không truy tìm dấu vết F0 của dịch bạch hầu.
Để phòng chống bệnh, ngoài công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tiêm chủng của người dân, ngành Y tế Đắk Nông đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, khoanh vùng dập dịch, phun hóa chất khử khuẩn trong cộng đồng và các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục…
Ngoài ra, công tác tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm chiến dịch diện rộng cũng đang được triển khai để phòng chống dịch bệnh bạch hầu lâu dài trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Những hình ảnh mới nhất mà PV ghi lai được từ ổ dịch bạch hầu Đắk wer.
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh – PCT tỉnh Đắk Nông (ngoài cùng bên phải) trực tiếp chỉ đạo dập dịch tại hiện trường
Lương thực được cấp phát cho người dân
Cơ quan chức năng túc trực tại chốt kiểm dịch
Tại khu vực cách ly đặc biệt người dân được phun khử trùng
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – GĐ Sở Y tế phát biểu tại buổi họp ở xã Đắk Wer
Người dân được tiêm vắc xin phòng bệnh
Trai Đắk Nông trồng hoa hồng, cứ 1 sào lời 100 triệu đồng
Chỉ với 0,2 ha đất trồng hoa hồng cắt cành, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Học, thôn 14, xã Đắk Wer (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) có thu nhập hơn 250 triệu đồng.
Năm 2016, gia đình anh Trần Văn Học từ tỉnh Đắk Lắk đến thôn 14, xã Đắk Wer, lập nghiệp. Trên 1,7 ha đất trồng cà phê, xen canh các loại cây ăn trái, anh Học dành ra 2.000m2 để trồng hoa hồng.
Anh Học cho biết: "Tôi sinh ra và lớn lên ở làng hoa Mê Linh (Hà Nội), nên có hiểu biết về nghề trồng hoa. Sau khi tìm hiểu thấy đất đai, khí hậu nơi đây phù hợp với cây hoa hồng, nên đã về quê mua giống vào trồng".
Trong các dịp lễ, tết hoa hồng cành được bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/bông tại vườn.
Ban đầu, gia đình anh đầu tư 240 triệu đồng mua các giống hoa hồng tỉ muội, hoa hồng sếu, hồng viền đỏ, hoa hồng thân gỗ, hồng leo...về trồng. Chỉ sau 4 tháng trồng và chăm sóc, hoa hồng đã bắt đầu cho thu hoạch.
Trên diện tích 2.000m2, mỗi đợt gia đình anh Học thu được khoảng 18.000 - 22.000 bông hoa. Với giá bán trong các dịp lễ, tết từ 3.000 - 4.000 đồng/bông, hoa hồng đã mang về thu nhập cho gia đình tầm 70-80 triệu đồng/đợt thu hoạch. Tính cả năm, gia đình anh Học có thu nhập khoảng 250 triệu đồng trừ chi phí.
Anh Học cho biết, hoa hồng được anh chăm sóc để nở tập trung vào các dịp lễ trong năm như ngày lễ tình nhân 14/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Tết Nguyên đán. Các dịp này hoa sẽ bán với số lượng lớn, giá cao hơn ngày thường. Còn ngày thường, hoa cũng được chăm sóc để nở rải đều với số lượng vừa phải và lúc nào cũng có thu hoạch.
Ngoài diện tích hoa hồng cắt cành, anh Học còn đầu tư trồng hơn 1.000 chậu hoa hồng dạng bonsai để bán cho các gia đình làm vườn hoa.
Mô hình hoa hồng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình anh Học.
Để hoa hồng nở đẹp, tuổi thọ cao, anh Học sử dụng chủ yếu phân bón, thuốc sinh học, ủ phân chuồng, ủ đậu tương để bón cho hoa. Bằng kinh nghiệm, kỹ thuật trồng hoa lâu năm, hoa của gia đình anh Học đang từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường trong tỉnh và các tỉnh Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh...
Anh Học chia sẻ kinh nghiệm, hoa hồng không phải là loại cây khó tính. Người trồng chỉ cần dựa vào thời tiết để có cách xử lý, phòng bệnh, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để hoa cho hồng bông to, đều, đẹp. Cũng như nhiều loại cây trồng khác, hoa hồng phải đủ phân, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới.
Với giống hoa hồng cắt cành, đầu tư 1 lần có thể cho thu hoạch 7 - 8 năm liên tục, nên hiệu quả kinh tế là rất lớn. Đối với những bông hoa đã nở thì nên cắt bỏ cành. Khi cắt cành cần giữ lại hai tầng lá để tạo cho cây hoa có sức đâm nhánh mới. Cây hoa cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp thì báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, hoa sẽ cho bông to, cánh đẹp...
Với những hiệu quả mang lại như hiện nay, gia đình anh Học dự tính sẽ tiếp tục mở rộng mô hình trồng hoa hồng thêm khoảng 0,2 ha nữa trong thời gian tới. Anh Học cũng đang cố gắng liên kết, tìm kiếm thêm thị trường để sản xuất hoa một cách bài bản, ôn định lâu dài.
Đức Hùng
Hình ảnh bên trong tâm dịch bạch hầu ở Đắk Lắk Hàng trăm người dân sống trong khu vực có dịch bệnh bạch hầu ở Đắk Lắk phải cách ly, khám sàng lọc và điều trị dự phòng Sáng 8-7, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết ngành Y tế đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn xã...