Những hình ảnh kỳ thú về “mặt trăng máu” trên khắp thế giới
Hôm qua, người dân tại nhiều vùng trên thế giới đã cùng chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần, hay – “mặt trăng máu” – hiện tượng được cho là sẽ không lặp lại trong vòng 20 năm tới hoặc lâu hơn.
Nguyệt thực toàn phần hay “mặt trăng máu” là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời, đây là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất. Trong ảnh là “mặt trăng máu” tuyệt đẹp bên đỉnh của khách sạn Stratosphere, Las Vegas, Mỹ vào hôm qua 4/4. (Ảnh: Tyler Leavitt)
Bức ảnh chụp mặt trăng đang nhô ra từ bóng của trái đất từ một buồng của vòng quay Las Vegas, Mỹ trong khoảng khắc nguyện thực toàn phần ngắn ngủi ngày 4/4. (Ảnh: AFP)
Nguyệt thực toàn phần trong ngày hôm qua là hiện tượng thứ ba trong bộ tứ nguyệt thực (tetrad), được cho là sẽ không lặp lại trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc lâu hơn. Trong ảnh là “mặt trăng máu” treo đầu cành cây tại Colorado, Mỹ. (Ảnh: Earth Sky)
Nguyệt thực năm nay là lần mà Mặt Trăng chuyển màu trong pha che khuất ngắn nhất của thế kỷ này. Trong ảnh là nguyệt thực một phần từ góc nhìn tại Fort Lauderdale, Florida, Mỹ. (Ảnh: Earth Sky)
Video đang HOT
Hình ảnh này được nhiếp ảnh gia Kenny Cagle chụp lại tại Hot Springs, Akansas, Mỹ khi nguyệt thực sắp đạt đỉnh. (Ảnh: Earth Sky)
Hình ảnh về nguyệt thực toàn phần hôm qua tại Victoria, British Columbia, Canada. (Ảnh: Earth Sky)
Hình ảnh nguyệt thực chụp tại Melbourne, Úc. (Ảnh: Twitter)
Nguyệt thực một phần nhìn qua một chùm hoa anh đào nở rộ ở Utsunomiya, Nhật Bản. (Ảnh: AFP)
Nguyệt thực một phần nhìn qua một chùm hoa anh đào nở rộ ở Utsunomiya. (Ảnh: AFP)
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Chiêm ngưỡng "trăng máu" tuyệt đẹp trên khắp thế giới
Đêm qua (4.4), người dân ở rất nhiều nơi trên thế giới đã có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú "trăng máu" (nguyệt thực) trên bầu trời.
Người dân ở khu vực Tây Mỹ, Canada, Australia và New Zealand có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần trước lúc binh minh. Hình ảnh "trăng máu" đêm qua được chụp tại New Zealand.
Thời gian Mặt trăng có màu đỏ kéo dài hơn 3 giờ, nhưng nó chỉ được nhìn thấy bằng mắt thường trong 5 phút. Hình ảnh được chụp tại New Zealand đêm qua, 4.4.
Hiện tượng "trăng máu" được ghi nhận tại thành phố Santa Barbara, California, Mỹ. Trăng máu có màu đỏ hoặc cam là do ánh sáng mặt trời tán xạ xuống bầu khí quyển Trái đất.
Không giống như hiện tượng nhật thực cần kính bảo vệ mắt khi quan sát, bạn dễ dàng quan sát được hiện tượng nguyệt thực trong điều kiện bầu trời quang đãng. Ảnh: Mặt trăng ửng đỏ trên bầu trời thành phố Santa Barbara.
Trăng máu có màu đỏ đen, đồng hoặc cam phụ thuộc vào một vài yếu tố như lượng tro bụi núi lửa trong bầu khí quyển.
Giống như tại California, hiện tượng nguyệt thực toàn phần cũng có thể được quan sát đêm qua tại đông Australia, New Zealand và Nhật Bản.
Nguyệt thực toàn phần xuất hiện trên những cây hoa anh đào đang nở rộ tại thành phố Shiraishi, Nhật Bản.
Những người đam mê thiên văn học Nhật Bản chụp Mặt trăng khi vẫn còn màu trắng và chưa bị Trái đất che khuất.
Mặt trăng dần bị Trái đất che khuất nhìn từ thành phố Shiraishi, Nhật Bản.
Cảnh tượng nguyệt thực toàn phần được ghi lại tại Nhật Bản đêm qua (4.4).
Trăng tròn xuất hiện trên đỉnh núi Santa Monica ở Topanga, California, trước khi nguyệt thực toàn phần diễn ra.
Mặt trăng mọc trên đỉnh những tòa nhà cao tầng ở thành phố Los Angeles, Mỹ.
Theo NTD
Nhật thực toàn phần lớn nhất trong 16 năm sắp xuất hiện Nhật thực toàn phần lớn nhất trong vòng 16 năm sẽ xuất hiện vào ngày 20/3/2015. Dự báo, vào lúc 09h36 giờ GMT (khoảng 16h36 giờ Việt Nam) ngày 20/3/2015, nhật thực toàn phần sẽ diễn ra tại khu vực châu Âu. Đây là hiện tượng thiên văn kỳ thú được nhiều người chờ đợi. Nhật thực là gì? Nhật thực xảy ra...