Những hình ảnh đón 2017 ấn tượng của người dân châu Á
Thả bóng bay trắng ở Tokyo hay trình diễn múa lửa ở Philippines là những hình ảnh đón năm mới 2017 ấn tượng của người dân châu Á.
Một phụ nữ cầu nguyện tại một ngôi đền ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Người Hàn Quốc tự bắn pháo hoa trong cuộc biểu tình yêu cầu Tổng thống Park Geun-hye từ chức tại gần dinh tổng thống ở Seoul. Ảnh: Reuters
Lễ cầu nguyện tại một ngôi chùa Phật giáo trong đêm giao thừa ở thủ đô Colombo, Sri Lanka. Ảnh: AP
Cô gái chờ đợi đến khoảnh khắc giao thừa để thả bóng bay tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AP
Người dân Nhật Bản chụp ảnh với tuyết nhân tạo. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Alan Boi, nghệ sĩ múa lửa, trình diễn trong lễ mừng năm mới tại công viên Luneta, Manila, Philippines. Ảnh: Reuters
Người dân Thái Lan thắp nến để cầu nguyện ở Bangkok. Ảnh: Reuters
Người dân và du khách tham gia chương trình đếm ngược đến giao thừa ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Khung cảnh rực rỡ tại Malaysia. Ảnh: AFP
Hồng Hạnh – Phương Vũ
Theo VNE
Vì sao Trung Quốc khó "mua" được châu Á?
Đến tận bây giờ, Trung Quốc vẫn không hiểu được rằng hành vi hung hăng và gây hấn (không chỉ ở Biển Đông) của họ lại có thể cuốn trôi toàn bộ những nỗ lực nhằm giành được ảnh hưởng ở châu Á.
Trong một bài bình luận mới đây, tờ "The Economist" (Anh) nhấn mạnh dù Trung Quốc đã tập trung được một sức mạnh kinh tế và chính trị đáng kể trong khu vực và đang vươn lên tầm thế giới song lại rất vụng về trong việc định hình châu Á và nắm giữ "vai trò bá chủ" của mình.
Trung Quốc viện trợ vũ khí hạng nặng cho quân đội Campuchia.
Theo bài báo, vấn đề này đã được nhắc tới ngay tại thời điểm chính sách "xoay trục" của Mỹ bị đánh giá là thất bại. Việc tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dùng những ngôn từ kích động nhằm vào Tổng thống Mỹ Barack Obama không thực sự gây sốc bằng việc chỉ vài ngày sau, ông Duterte đột ngột yêu cầu Mỹ ngừng hỗ trợ quân sự, bao gồm cả các hoạt động tuần tra chung trên Biển Đông.
"Trung Quốc hiện đang nắm quyền và họ có ưu thế quân sự trong khu vực", ông Duterte tuyên bố.
Trung Quốc chớ vội cả mừng
Trong những năm gần đây, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 10% mỗi năm, phần lớn chi cho hải quân, vệ tinh và các chương trình không gian mạng nhằm ngăn Mỹ tiếp cận không phận và hải phận bao quanh Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột, cũng như làm xói mòn các cam kết của Washington đối với các đồng minh châu Á.
Thế nhưng cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia có lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới và thậm chí có lực lượng hiện diện "đáng gờm" nhất ở Đông Á. Theo ý kiến của Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, điều quan trọng là sức mạnh của Mỹ không chỉ thể hiện ở năng lực quân sự, mà còn ở khía cạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng của thương mại.
Cách đây 2 tháng, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã gọi việc phê chuẩn TPP là "phép thử" về mức độ tín nhiệm của Mỹ ở châu Á. Tuy nhiên, do cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều phản đối TPP và ông Obama có rất ít cơ hội thúc đẩy được Quốc hội thông qua hiệp định này trong thế hiện nay, nên đây là phép thử mà nước Mỹ có thể sẽ thua.
Mặc dù bị đánh giá là thất bại, song hiện vẫn còn quá sớm để buộc Mỹ phải rút lại chính sách xoay trục và tuyên bố Trung Quốc là bá chủ mới ở châu Á. Trung Quốc còn xa mới đạt được sức mạnh như của Mỹ, dù đã không ít lần cố gắng. Cách tiếp cận hào phóng của Trung Quốc với bên ngoài - như nhà phân tích Evelyn Goh của trường Đại học Quốc gia Australia đã chỉ ra - sẽ khiến cho các nước phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc khó có thể duy trì được một hệ thống an ninh khu vực với Mỹ là trung tâm.
Một vài nước hẳn đã nhìn thấy một trật tự mới đang dần hình thành với Trung Quốc ở vị trí trung tâm và các nước láng giềng là những vệ tinh vây quanh. Sự thay đổi chính sách của Tổng thống Duterte dường như là một trường hợp điển hình.
Càng hào phóng, càng bị tẩy chay?
Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào việc tiếp nối chính sách ở các nước láng giềng, vào quan điểm của tầng lớp tinh hoa chính trị ở các nước và những ưu tiên của họ trong thời điểm hiện tại.
Ban đầu, hầu hết người dân ở những nước được Trung Quốc ve vãn đều tỏ ra "lạc quan" nhưng chính sự can dự sâu của Bắc Kinh vào tầng lớp tinh hoa nắm quyền đã làm tăng tâm lý bất mãn trong lòng người dân. Ví dụ như thái độ thù ghét Trung Quốc đã bao trùm Myanmar năm 2011, thậm chí ngay cả trong giới cầm quyền, buộc chính quyền quân sự của ông Thein Sein phải tạm dừng xây dựng một đập thủy điện lớn do các công ty quốc doanh Trung Quốc thực hiện.
Người dân Myanmar biểu tình phản đối Trung Quốc xây dựng các công trình quan trọng tại đất nước này.
Sự suy yếu của chính quyền quân sự đã khiến quyền lực rơi dần vào tay thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi, người sau đó đã dành chiến thắng trong cuộc bầu cử và hiện đang lãnh đạo chính phủ dân bầu. Và chính sự lên ngôi của bà San Suu Kyi ở Myanmar càng làm giảm hơn nữa ảnh hưởng của Trung Quốc ở quốc gia này.
Tương tự, Tổng thống đầy quyền lực của Sri Lanca Mahinda Rajapaksa đã phải nếm mùi thất bại cay đắng trong cuộc bầu cử năm ngoái một phần vì gia đình ông đã công khai ve vãn Trung Quốc đầu tư và được hưởng lợi từ các khoản đầu tư này. Ông Rajapaksa thất thế đã đẩy Trung Quốc tụt lại phía sau và mở đường cho Ấn Độ tái can dự vào quốc đảo này.
Một ví dụ khác nữa là quốc gia nhỏ bé Lào cũng bắt đầu khó chịu với Trung Quốc, nhất là trong các thương vụ liên quan đến những công ty khai thác gỗ và kinh doanh đồn điền của Trung Quốc. Chính vì thế mà quốc gia này đã quay sang đón tiếp Tổng thống Obama một cách nồng nhiệt hồi đầu tháng này.
Ở nước láng giềng Campuchia, chủ nghĩa thân hữu đang mang lại những nguồn lợi béo bở cho giới thương gia Trung Quốc có thể sẽ tạo thành một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ chính người dân Campuchia.
Thậm chí tại Philippines, một hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông, như việc khởi công xây dựng trên bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đã đánh bật hải quân Philippines cách đây 4 năm, cũng sẽ khiến Tổng thống Duterte phải quay trở lại với Mỹ. Sau tất cả những gì đã xảy ra, nhìn chung người dân Philippines phần đa ủng hộ Mỹ.
Tóm lại, theo nhận định của nhà phân tích Evelyn Goh, Trung Quốc có hai điểm mù. Thứ nhất là xu hướng coi thường "khả năng tự chủ và tự quyết" của các nước láng giềng nhỏ. Bất kỳ diễn biến bất lợi nào xảy ra trái với ý muốn của Trung Quốc thì đều bị Bắc Kinh gán cho là mưu đồ của Mỹ.
Thứ hai là cho đến tận bây giờ, Trung Quốc vẫn không hiểu được rằng hành vi hung hăng và gây hấn (không chỉ ở Biển Đông) của họ lại có thể cuốn trôi toàn bộ những nỗ lực nhằm giành được ảnh hưởng.
Thực tế mấy năm qua đã cho thấy việc "càng chi nhiều tiền càng bị tẩy chay" khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc vô cùng thất vọng. Do đó, mối quan ngại trong những năm sắp tới không phải là việc Trung Quốc tìm ra con đường cho mình, mà là việc nước này không thể tìm được hướng đi và sẽ bắt đầu hành xử một cách hằn học.
(Theo Infonet)
Rút khỏi TPP, Mỹ khó có thể bỏ rơi châu Á Giáo sư Mỹ cho rằng châu Á quá quan trọng khiến Mỹ không thể từ bỏ hoàn toàn, dù ông Trump không mặn mà với các hiệp định thương mại đa phương. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và ông Mit Romney, phải, người có thể trở thành ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: AP "Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

Động đất ở Myanmar khiến một công trình cổ phát lộ

Châu Âu trong kịch bản không có Mỹ và hậu cần quân sự

EU xem xét không ký hợp đồng mới mua năng lượng của Nga

ASEAN, Mỹ tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ 37

WSJ tiết lộ giải pháp Anh, Pháp ủng hộ để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Các trường đại học Mỹ phản đối chính sách giáo dục của Tổng thống Trump

Tấn công nhằm vào khách du lịch ở Ấn Độ, 27 người thiệt mạng

Cuộc chiến chống tội phạm công nghệ cao: EU siết chặt quản lý nền tảng tin nhắn mã hóa

Houthi tấn công 2 tàu sân bay Mỹ

Axios: Tổng thống Trump đưa ra 'đề xuất cuối cùng' để chấm dứt xung đột Ukraine

Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?
Có thể bạn quan tâm

Phản ứng của Lý Hải - Minh Hà khi các con bị "1 rừng máy quay" bao vây
Sao việt
16:18:31 23/04/2025
Hot: Hai "nam thần" U23 Việt Nam lứa Thường Châu công khai bạn gái, hai nàng WAG chạm mặt, đàng trai có hành động gây đỏ mặt
Netizen
16:18:25 23/04/2025
Manh mối hé lộ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô lớn
Pháp luật
16:02:34 23/04/2025
Công Phượng giúp Bình Phước sắp đạt cột mốc đặc biệt
Sao thể thao
15:59:45 23/04/2025
Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?
Sức khỏe
15:24:40 23/04/2025
Người hâm mộ lo ngại về sức khỏe của Jennie (BLACKPINK)
Sao châu á
15:07:44 23/04/2025
Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ
Thế giới số
15:07:39 23/04/2025
Yoo Ah In được đề cử giải Nam chính xuất sắc nhất bất chấp bê bối ma túy
Hậu trường phim
15:04:58 23/04/2025
Bán chạy trên thế giới, iPhone 16e lại "mờ nhạt" ở Việt Nam
Đồ 2-tek
14:58:55 23/04/2025
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.2): Siêu sao hạng A cũng sụp đổ hình tượng
Phim châu á
14:43:37 23/04/2025