Những hình ảnh đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tại Hà Nội
Chuyên cơ chở Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko hạ cánh xuống Sân bay Nội Bài lúc 3h15 chiều 28/2. Đây là lần đầu tiên Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm cấp nhà nước tới Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản cúi mình thi lễ từ cửa máy bay.
Nghi thức đón nguyên thủ quốc gia được chuẩn bị tại chân máy bay, sân bay quốc tế Nội Bài.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đón Nhà vua và Hoàng hậu Nhật tại chân cầu thang máy bay.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật lên xe đón tại sân bay để về trung tâm Hà Nội.
Xe chở Nhà vua và Hoàng hậu tại sảnh nhà khách VIP của sân bay Nội Bài, chuẩn bị về trung tâm Hà Nội.
Video đang HOT
Nhà vua và Hoàng hậu trên xe từ Nội Bài về trung tâm Hà Nội. Nhà vua tươi cười chào các phóng viên Việt Nam.
Trước khi chuyên cơ của Nhà vua Nhật Bản đáp xuống phi trường, việc chuẩn bị đón đoàn đã sẵn sàng từ lâu. Hai thiếu nữ trong trang phục áo dài truyền thống là người tặng hoa đón chào Nhà vua và Hoàng hậu đến Việt Nam.
Những bó hoa tươi được chuẩn bị chu đáo để chào đón Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tới Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 28/2-5/3, Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu sẽ có một lịch trình dày đặc các hoạt động tại Hà Nội và Huế như hội kiến với các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; thăm Bảo tàng sinh học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, thăm Đại Nội và nghe Nhã nhạc cung đình Huế, thăm Nhà lưu niệm Pham Bội Châu và gặp cộng đồng người Nhật Bản tại Việt Nam.
Đoàn tháp tùng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật bản gồm có ông Hirofumi Nakasone, thượng nghị sĩ-trưởng đoàn; ông Shinichiro Yamamoto, Trưởng ban Nội chính, Hoàng gia Nhật Bản; ông Chikao kawai, Trưởng đội cận vệ cho Nhà vua; Bà Noriko Ito, Trợ lý cao cấp của Hoàng hậu; ông Yuji Fujiyama, Sĩ quan cận vệ cao cấp hoàng cung cùng nhiều quan chức khác của Hoàng gia Nhật Bản.
Chuyên cơ của Nhà vua mang cả cờ của Nhật Bản và Việt Nam tại vị trí đỗ được bố trí trên sân bay Nội Bài.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao với sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, hợp tắc chặt chẽ, và ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương.
Về vấn đề Biển Đông, Nhật Bản khẳng định cần đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; ủng hộ quan điểm các tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tuân thủ DOC và sớm xây dựng COC; phản đối các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Trong lĩnh vực hợp tác về kinh tế, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Nam Hằng
Ảnh & Video: Quý Đoàn
Theo Dantri
Thủ tướng nêu 4 đề xuất phát triển khu vực Mekong
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Khu vực Mekong tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 4 đề xuất của Việt Nam để đưa Mekong thành một khu vực hòa bình, ổn định, năng động và phát triển bền vững.
Chiều ngày 25/10, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Khu vực Mekong (WEF-Mekong) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức một hội nghị riêng về khu vực Mekong.
Với chủ đề "Phát triển khu vực Mekong: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối", Hội nghị gồm 5 phiên họp tập trung thảo luận nhiều vấn đề về phát triển và hội nhập của các nước Mekong như: tầm nhìn, định hướng phát triển khu vực Mekong, huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch, thúc đẩy công nghiệp hóa và phát triển bền vững trong khu vực Mekong trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Mekong đang đối mặt với không ít thách thức
Mở đầu bài phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến tầm quan trọng của khu vực Mekong với vai trò là điểm kết nối quan trọng ở Châu Á và là một thị trường giàu tiềm năng với dân số 240 triệu người và quy mô GDP trên 660 tỷ USD.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, khu vực Mekong đang gặp không ít thách thức. Đó là khoảng cách phát triển với các nền kinh tế khác trong ASEAN còn lớn, lợi thế lao động chi phí thấp đang giảm dần, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 đề xuất để phát triển khu vực sông Mekong tại diễn diễn đàn WEF-Mekong
Các nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn 2025 định hướng tiến trình xây dựng Cộng đồng tự cường, phát triển năng động, bền vững và gắn kết. Trong tiến trình đó, các nước Mekong xác định mục tiêu phát triển trở thành một khu vực hòa bình, ổn định về an ninh - chính trị, năng động và kết nối về kinh tế, bền vững về môi trường và hài hòa về xã hội. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 4 đề xuất của Việt Nam.
Thứ nhất, theo Thủ tướng, kết nối kinh tế nên được coi là là một trọng tâm ưu tiên thông qua việc đẩy mạnh kết nối giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng như Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang Kinh tế Bắc - Nam, Hành lang Kinh tế phía Nam...
Thứ hai, hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch là động lực quan trọng: Các nước Mekong cùng với các nước ASEAN đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng một thị trường thống nhất vào năm 2025, theo đó cần hợp tác tạo thuận lợi cho lưu chuyển thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới, đơn giản hóa và hài hòa quy trình, thủ tục trên các tuyến hành lang kinh tế.
Về đổi mới sáng tạo nâng cao sức cạnh tranh, Thủ tướng cho rằng, các nước Mekong không thể chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giản đơn, mà cần mở rộng đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức riêng một hội nghị về khu vực Mekong
Việt Nam đang đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế; phát triển chủ yếu dựa trên sáng tạo, công nghệ tiên tiến, năng suất cao và tranh thủ thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng nói.
Đề xuất thứ tư là coi phát triển bền vững và bao trùm là mục tiêu hàng đầu. "Tác động của biến đổi khí hậu cùng với hoạt động khai thác thiếu bền vững nguồn nước sông Mekong, đang đặt ra thách thức lớn đối với môi trường, an ninh lương thực và phát triển bền vững của khu vực Mekong, bao gồm cả Đồng bằng Sông Cửu Long - nơi đang xuất khẩu khoảng 7-8 triệu tấn gạo hàng năm", Thủ tướng nêu rõ.
Trả lời câu hỏi của ông Richard Samans, Giám đốc điều hành của WEF, về những lợi thế mang tính bổ trợ lẫn nhau giữa các nước Mekong, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Các nước khu vực Mekong thời gian qua vừa có sự hợp tác, bổ sung cho nhau vừa có sự cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển. Chẳng hạn, các nước Mekong đều có lợi thế sản xuất, xuất khẩu gạo, dệt may, da giày, thủy sản, nông lâm... Những điểm chung này là cơ sở để hợp tác nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm. Đặc biệt, các nước này có tính liên kết vùng rất cao nên việc xây dựng và khai thác hiệu quả các cơ sở hạ tầng của hành lang kinh tế tiểu vùng như hành lang kinh tế Đông - Tây giúp cho chi phí vận chuyển, hậu cần, logistic giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thủ tướng nêu rõ, thông qua Hội nghị WEF - Mekong lần này, Việt Nam mong muốn các nước, các doanh nghiệp Mekong đối thoại với các doanh nghiệp WEF về các ý tưởng, biện pháp tăng cường đối tác công - tư, phát triển hợp tác kinh doanh, đầu tư mang lại lợi ích cho các bên.
Tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực
Tại các phiên thảo luận của hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và nêu nhiều ý tưởng, khuyến nghị về tăng cường liên kết kinh tế, kết nối cơ sở hạ tầng trong khu vực Mekong, nhất là hạ tầng giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng; thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, du lịch; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường hợp tác thu hút các nguồn vốn trong và ngoài khu vực, trong đó có đầu tư của các doanh nghiệp theo hình thức quan hệ đối tác công - tư...
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng, các nước Mekong cần tập trung vào việc duy trì hòa bình, ổn định; kết nối hạ tầng cơ sở về năng lượng và kỹ thuật số cũng như đảm bảo dòng trung chuyển thương mại hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại diễn đàn
Tổng thống Myanmar Htin Kyaw, cho rằng quyết tâm chính trị của lãnh đạo của các nước chính là động lực quan trọng để thúc đẩy hợp tác và kết nối kinh tế trong khu vực. Theo ông Kyaw, mỗi quốc gia đều có di sản văn hóa phong phú và mang bản sắc riêng, vì vậy việc giao lưu văn hóa sẽ giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và người dân trong khu vực.
Theo Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak, nhằm tối đa hóa tiềm năng của các nước ở khu vực Mekong, cần làm sâu sắc hội nhập và liên kết kinh tế khu vực, trong đó cần cam kết cao xóa bỏ các hàng rào thương mại từ hàng rào thương mại ở biên giới cho đến các tiểu vùng.
Ông Jatusripitak cũng đề cập đến việc cần đảm bảo thực hiện hiệu quả thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao như Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung trong ASEAN (RCEPT) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, cần đảm bảo kết nối đa chiều thông suốt cả phần cứng và phần mềm, tạo nền tảng vững chắc mang tính bao trùm, đây chính là điều kiện tiên quyết giúp hội nhập kinh tế khu vực.
Nam Hằng
Theo Dantri
Việt Nam và Mexico tăng cường hợp tác thương mại đầu tư dệt may Việt Nam và Mexico cùng tham gia Hiệp định TPP mở ra cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp dệt may. Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có triển vọng mở rộng thị trường tại Mexico. Việc cùng tham gia Hiệp định TPP sẽ mở ra những cơ hội hợp...