Những hình ảnh ấn tượng về vẻ đẹp ngoạn mục của vũ trụ
Vũ trụ là ngôi nhà của vô số kỳ quan có vẻ đẹp ngoạn mục từ những tinh vân nhiều hình dạng đến những vụ va chạm vô cùng kỳ thú.
Hình ảnh tuyệt đẹp của Trái Đất – ngôi nhà của chúng ta trong vũ trụ.
“Những cột trụ của tạo hóa ” (Pillars of Creation) là những cột bụi khí hidro lạnh, tối và dài nằm giữa các sao. Những cột này nằm trong Tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula) thuộc chòm sao Cự Xà (Serpens).
Một hố đen khổng lồ nằm trong một trong những thiên hà nhỏ nhất.
Sau khi một ngôi sao phát nổ, nó sẽ trở thành một tinh vân hành tinh – một loại tinh vân phát quang chứa lớp vỏ khí ion hóa phát sáng. Đây là một hiện tượng tương đối ngắn ngủi khi chỉ diễn ra trong vài chục nghìn năm, so với tuổi đời thông thường hàng tỉ năm của một ngôi sao.
Khi 2 ngôi sao va chạm với nhau, chúng sẽ tạo nên một vụ nổ siêu tân tinh đầy ngoạn mục. Sau vụ nổ này, một trong 2 ngôi sao nằm ở trung tâm của tinh vân, bao quanh là những mảnh vụn sao.
Một ngôi sao đang được hình thành và ngày càng lớn lên với những luồng khí bao quanh nó.
Bức ảnh tuyệt đẹp của Tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead Nebula) – một tinh vân tối trong chòm sao Lạp Hộ nằm cách Trái Đất 1.500 năm ánh sáng và trải dài trên 3,5 năm ánh sáng.
Tinh vân Con Cua (Crab Nebula) nằm trong chòm sao Kim Ngưu, nằm cách Trái Đất hơn 6.500 năm ánh sáng và trải dài trên 5,5 năm ánh sáng.
Năm 2002, một trong những ngôi sao của chòm sao Kỳ Lân (Monoceros) đã đột nhiên phát nổ. Ngôi sao này lớn tới nỗi nó trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời từng quan sát được, nhưng sau đó nó đã mờ đi nhanh chóng.
Tinh vân Sống Thuyền (Carina) được tạo thành từ những cột khí hydro lạnh và bụi. Tinh vân này trải dài hơn 300 năm ánh sáng và là một trong những khu vực tạo sao lớn nhất của thiên hà chúng ta.
Tinh vân Nón (Cone Nebula) nằm trong chòm sao Kỳ Lân bao gồm 1 cột khí và bụi tối màu. Những dải màu đỏ của tinh vân này được tạo ra bởi những luồng khí hydro phát quang.
Những cụm sao màu xanh này nằm ở thiên hà lùn Đám mây Magellan nhỏ. Sự hình thành sao trong những đám bụi khí này vẫn còn tiếp diễn tới ngày nay.
Tinh vân Xoắn ốc (Helic) là một ví dụ của tinh vân hành tinh với lớp vỏ khí phát quang quanh một ngôi sao giống Mặt trời đang chết dần. Khi nhìn qua kính thiên văn, tinh vân này giống một con mắt khổng lồ.
Thiên hà Sombrero có hố đen siêu nặng nằm ở trung tâm thiên hà, phát ra những tia X vô cùng mạnh.
Bông hồng của các thiên hà (Rose of Galaxies) được cho là kết quả từ vụ va chạm của 4 cụm thiên hà. Những màu sắc khác nhau của “cánh hoa hồng” cho thấy chúng có tuổi đời không giống nhau./.
Kiều Anh
Kính viễn vọng không gian thấy gì vào sinh nhật bạn?
Nhân kỷ niệm 30 hoạt động của kính viễn vọng Hubble, NASA tổ chức sự kiện cho phép mọi người chiêm ngưỡng ảnh chụp vũ trụ theo ngày sinh.
Vườn ươm sao trong tinh vân Carina, chụp vào ngày 1/2/2010. Ảnh: Hubble.Ngày 24/4/1990, Kính viễn vọng Không gian Hubble được phóng lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, ở độ cao khoảng 610 km so với mực nước biển, trở thành kính viễn vọng quang học lớn nhất và mạnh mẽ nhất trong vũ trụ vào thời điểm đó.
Vườn ươm sao trong tinh vân Carina, chụp vào ngày 1/2/2010. (Ảnh: Hubble)
Thiết bị đã hoạt động gần như liên tục trong suốt 30 năm qua, thực hiện khoảng 1,5 triệu quan sát về các hành tinh, ngôi sao và thiên hà xa xôi. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày trong năm, bao gồm cả ngày sinh của bạn, Hubble đều ghi lại những hình ảnh ấn tượng về các kỳ quan vũ trụ.
Trước ảnh hưởng của Covid-19, các sự kiện mừng sinh nhật Hubble tại California và Washington (Mỹ) đã không thể diễn ra theo kế hoạch. Thay vào đó, NASA quyết định tổ chức một sự kiện trực tuyến, mang tên "Hubble đã nhìn thấy gì vào sinh nhật bạn?", để kỷ niệm tròn ba thập kỷ thiết bị được phóng lên quỹ đạo.
Trên trang web của mình, NASA đã thêm một công cụ cho phép độc giả chiêm ngưỡng những tác phẩm do chính Hubble chụp lại theo ngày sinh, hoặc bất kỳ ngày nào khác nếu muốn. Chỉ cần chọn ngày, tháng và ấn SUBMIT, công cụ sẽ tiết lộ một bức ảnh trong bộ sưu tập kèm theo thông tin giới thiệu ngắn gọn về những gì được ghi lại.
Phần còn lại của vụ nổ siêu tân tinh Cygnus Loop, chụp vào ngày 24/4/1991. (Ảnh: Hubble)
Sứ mệnh của kính viễn vọng Hubble sẽ kéo dài ít nhất đến hết năm 2020. NASA đang phát triển thiết bị kế nhiệm có tên là James Webb, dự kiến được phóng lên vào ngày 30/3/2021. Nó chỉ nặng bằng một nửa Hubble nhưng có đường kính gương chính lớn gấp ba lần với độ nhạy và độ phân giải vượt trội.
Hình ảnh tuyệt đẹp về 'cây cột sáng tạo' trong vũ trụ NASA vừa công bố hình ảnh tuyệt đệp về các 'cây cột sáng tạo' của tinh vân Đại Bàng cách chúng ta 6.500 năm ánh sáng. Hình ảnh kỳ thú chụp lại bởi Đài quan sát vũ trụ Herschel cho thấy các cột bụi khí của tinh vân Đại Bàng vốn được biết đến với tên gọi "cây cột sáng tạo". Hình ảnh...