Những hiểu lầm hầu hết mẹ bầu đều mắc phải
Có rất nhiều quan niệm sai lầm khi mang thai mẹ cần loại bỏ ngay!
1. Quan hệ có thể làm tổn thương thai nhi
Có khi nào các mẹ bầu băn khoăn những giây phút “ân ái” với bạn đời là điều không nên? Bầu bí là giai đoạn các mẹ kém đi vẻ sexy, hấp dẫn, ngoài ra vì sợ ảnh hưởng đến em bé nên nhiều cặp đôi không nghĩ đến chuyện “yêu”. Những thông tin thật tuyệt vời cho các mẹ đây: Bé được bao bọc xung quanh bằng nước ối và được bảo vệ bởi tử cung của người mẹ và một lớp các cơ, bắp nên hoàn toàn không ảnh hưởng bởi những tác động từ chuyện “yêu”. Các mẹ có thể yên tâm để nghĩ về “chuyện ấy” rồi nhé!
2. Bé đầu lòng thường chào đời trễ hơn
Các mẹ có biết bé đầu lòng thường chào đời trễ hơn so với ngày dự kiến. Điều này cũng dễ hiểu thôi, cơ thể chúng ta cần một khoảng thời gian thích ứng với việc lần đầu mang thai. Khoảng thời gian đó là tương đối dài nên con đầu lòng thông thường sẽ ra đời trễ hơn so với con thứ hai, thứ ba.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là suy luận. Đơn giản là khi bé đã sẵn sàng rời khỏi bụng mẹ thì bé sẽ chào đời thôi.
3. Bụng bầu nhô cao, mẹ sẽ sinh con gái?
Trong khi mang thai nhiều mẹ thường mách nhỏ cho nhau một số kinh nghiêm dân gian như bụng bầu cao, nhọn thì mẹ sắp chào đón công chúa. Bụng bầu bè, thấp thì đó hẳn là một chàng quý tử. Những điều này hoàn toàn không chính xác. Hình dáng và kích cỡ của bụng bầu là do cơ bụng, tử cung và vị trí của thai nhi quyết định, và không giống nhau với các mẹ.
Hình dáng và kích cỡ của bụng bầu là do cơ bụng, tử cung và vị trí của thai nhi quyết định, và không giống nhau với các mẹ. (ảnh minh họa)
4. Kích thích giúp chuyển dạ
Nhiều mẹ bầu được khuyên ăn cay để kích thích chuyển dạ tự nhiên bởi họ tin rằng ăn cà-ri nóng sẽ kích thích tới ruột và ruột sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền đến tử cung. “Chuyện ấy” cũng có thể là điều các mẹ nghĩ tới khi bụng đã vượt mặt vì “yêu” có khả năng giúp kích thích chuyển dạ khi quá ngày sinh dự kiến. Tuy nhiên các mẹ hãy chú ý đến những động thái của bé yêu nhé!
Video đang HOT
5. Chứng ợ nóng
Theo nhiều bà mẹ, chứng ợ nóng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kì, khi em bé bắt đầu hình thành tóc. Nội tiết tố thay đổi làm cho van tâm vị giữa dạ dày và thực quản “nghỉ ngơi” nhiều hơn bình thường, kết hợp với việc tử cung trở nên lớn hơn sẽ chèn hết cả dạ dày. Khi dạ dày bị ép như vậy, các axit trong đó sẽ di chuyển lên trên và gây ra chứng ợ nóng.
Trong thực tế, rất nhiều mẹ bầu vì bị chứng ợ nóng nên sinh bé rất ít tóc, thậm chí không có tóc.
6. Mẹ bầu không được giơ cánh tay cao quá đầu
“Bạn không nên giơ cánh tay quá cao vì điều này sẽ gây rối dây rốn của thai nhi” – đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Một số mẹ lo lắng giơ tay cao quá đầu, khi phơi đồ chẳng hạn, có thể dẫn đến dây rốn cuốn vào cổ trẻ. Tuy nhiên những hoạt động bên ngoài của mẹ không ảnh hưởng gì đến dây rốn của bé. Triệu chứng này chỉ xảy ra do quá trình em bé chuyển động quá mạnh trong bụng bạn.
7. Khi tưởng tượng về những điều ngọt ngào, mẹ sẽ được chào đón một công chúa
Một bật mí nhỏ cho các mẹ về cách đoán giới tính thai nhi qua sở thích ăn uống khi mang bầu. Các chị em thường quan niệm nếu thèm đồ ăn mặn trong quá trình bầu bí sẽ sinh con trai và ngược lại nếu thèm đồ ngọt sẽ sinh con gái. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào về điều này bởi sự thèm ăn trong quá trình mang thai có thể do các mẹ đang thiếu chất đó hoặc do sở thích chứ không ảnh hưởng đến giới tính thai nhi.
Mỗi mẹ sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng, mối quan tâm… khác nhau trong thời kì mang thai. Hãy chú ý đến những lời khuyên, câu chuyện của những mẹ có kinh nghiệm để chuẩn bị tốt nhất cho bé yêu của mình.
Theo Khampha
11 cách giúp mẹ bầu "đánh đuổi" chứng ợ nóng trong thai kỳ
Có những cách an toàn và hiệu quả giúp bà bầu "đánh bay" được những cảm giác khó chịu gây ra bởi chứng ợ nóng trong thai kỳ.
Ợ nóng là triệu chứng thường gặp khi mang bầu do cơ thể sản sinh progesterone, một hoóc môn làm thư giãn cơ bắp trong thời kỳ mang thai, đồng thời cũng làm giãn van dạ dày khiến van này đóng mở không đúng cách, axit dễ thoát ra khỏi thực quản gây ra chứng ợ nóng. Tuy nhiên, cũng có những cách an toàn và hiệu quả để ngăn chặn những cảm giác khó chịu này.
1. Ăn nhiều bữa nhỏ
Nếu bạn đang bị ốm nghén, kém ăn uống thì có lẽ không vấn đề gì. Nhưng nếu bạn thèm ăn thì nên tránh ăn quá nhiều. Dạ dày bị nhồi nhét quá no có thể làm gia tăng chứng ợ nóng. Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày thì bạn nên chia nhỏ thành 5 đến 6 bữa để giảm áp lực dạ dày.
2. Ăn chậm
Ăn quá nhanh khiến thực phẩm liên tục dồn xuống dạ dày cũng dễ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu. Cố gắng thư giãn và thưởng thức bữa ăn một cách chậm rãi và thong thả. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh ăn quá nhiều.
3. Chia nhỏ lượng nước uống
Hãy cố gắng đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng cách uống nước xen kẽ giữa các bữa ăn thay vì uống trong bữa ăn. Hấp thụ quá nhiều chất lỏng trong dạ dày sẽ làm dạ dày bị rỗng và pha loãng axit trong đó làm chứng ợ nóng dữ dội hơn.
Chia nhỏ bữa ăn giúp bà bầu giảm áp lực lên dạ dày, đồng thời ngăn ngừa được chứng ợ nóng hiệu quả. (Ảnh minh họa)
4. Ngồi hoặc đứng sau bữa ăn
Sau bữa ăn, mẹ bầu đừng vội nằm xuống mà nên thong thả đi bộ, làm việc nhà nhẹ nhàng, ngồi xuống và đọc một cuốn sách... bất cứ việc gì mà không đòi hỏi bạn phải cúi hay nằm xuống. Bởi các hoạt động ấy có thể giúp đẩy axit trở lại thành thực quản của bạn.
5. Không ăn trước khi đi ngủ
"Ăn một bữa thịnh soạn trước khi ngủ là điều kiện tốt thúc đẩy cho chứng ợ nóng", Joel Richter - giám đốc khoa tiêu hóa - dinh dưỡng và các bệnh thực quản tại Đại học South Florida ở Tampa, người đã nghiên cứu chứng ợ nóng trong khi mang thai cảnh báo. Ông đề nghị các thai phụ cố gắng không nên ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên cố gắng tránh uống từ một vài giờ trước khi đi ngủ.
6. Giữ cho đầu và ngực của bạn ở vị trí cao hơn khi ngủ
Khi ngủ, bà bầu nên nằm kê cao đầu, đồng thời nằm hơi nghiêng sang bên trái một chút sẽ giúp làm giảm chứng ợ nóng. Bạn cũng có thể trang bị loại gối ôm đặc biệt dành cho bà bầu để giữ cho phần trên của cơ thể được thoải mái khi ngủ. Chiếc gối cũng giúp nâng đỡ phần bụng ngày càng lớn, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
7. Biết những thực phẩm gây kích ứng
Chất béo, cà phê, sô cô la, cam quýt... là những thực phẩm nên tránh đối với những thai phụ bị ợ nóng vì chúng có thể làm trầm trọng các triệu chứng. Tuy nhiên, đối với mỗi người có thể không giống nhau, nếu không thể xác định được những thực phẩm mà mình bị kích ứng, bạn nên theo dõi để biết đó chính xác là những thực phẩm nào.
8. Mặc quần áo rộng rãi
Mặc quần áo chật sẽ gây áp lực lên bụng của bạn, và có thể làm tăng tình trạng axit trào ngược. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo rộng rãi khi mang bầu, đặc biệt là nếu bạn đang cố gắng để dập tắt chứng ợ nóng.
9. Ăn gừng
Gừng giúp giảm bớt axit trong dạ dày nên có thể chống buồn nôn, vốn là "bạn đồng hành" của chứng ợ nóng.
Một số phụ nữ thấy rằng gừng hay các sản phẩm từ gừng như trà hay kẹo gừng... có thể giúp giảm bớt sự khó chịu ở bụng. Gia vị này cũng có thể chống buồn nôn, vốn thường "tay trong tay" với chứng ợ nóng. Lý do là gừng có thể giúp làm giảm bớt axit trong dạ dày gây ra triệu chứng ợ nóng.
10. Hãy xem xét đến một loại thuốc kháng axit
Nếu việc thay đổi lối sống không cải thiện được chứng ợ nóng thì bạn cần phải tìm đến thuốc kháng axit để dập tắt tình trạng này. Thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc magiê nên vẫn an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Trong thực tế, lượng canxi bổ sung trong các thuốc kháng axit là tốt cho mẹ và bé. Nhưng tránh thuốc kháng axit có chứa nhôm bởi vì nó có thể gây ra táo bón và gây độc ở liều cao. Để có được lựa chọn chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trong trường hợp này.
11. Thuốc ức chế H2
Nếu ngay cả khi sử dụng thuốc kháng axit mà triệu chứng ợ nóng vẫn trầm trọng thì bạn cần phải cân nhắc đến loại thuốc mạnh hơn. Lựa chọn đầu tiên của bạn sẽ là thuốc ức chế H2, thuốc ức chế sản xuất axit dạ dày. Tất cả những loại thuốc ức chế H2 trên thị trường đang có sẵn đều được coi là an toàn khi mang thai. Nhưng bạn vẫn nên trao đổi với bác sỹ trước khi dùng thuốc.
Theo Mask Online
Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc Ngủ đủ giấc là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu có đủ sức khỏe để vượt qua 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, 90% chị em có thai gặp phải các vấn đề như chuột rút, ợ nóng, đau mỏi... khiến giấc ngủ chập chờn, khó chịu. Tham khảo 10 mẹo nhỏ sau đây để...