Những hiểu lầm giật mình về căn bệnh nguy hiểm
Nhiều người nhầm tưởng ngực càng lớn thì dễ bị ung thư hay căng tức nhũ hoa trước khi hành kinh là một dấu hiệu ung thư vú.
Vậy có cách nào để biết có bị ung thư vú hay không.
1. Những hiểu lầm phổ biến
- Quan niệm người ngực lớn dễ mắc ung thư vú hơn là không đúng. Trên thực tế, rủi ro mắc bệnh này tăng theo độ tuổi. Phụ nữ từ 55 đến 59 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất.
Khuyến cáo phụ nữ độ tuổi 40 nên tầm soát ung thư vú bằng cách chụp nhũ ảnh. Chụp nhũ ảnh là chính xác nhất để chẩn đoán ung thư vú. Không hẳn vậy, đối với phụ nữ trẻ có mô ngực dày thì chụp nhũ ảnh có thể không chính xác.
Theo khuyến cáo, phụ nữ dưới 50 tuổi, mô vú dày có khối u thì có thể chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm để tầm soát ung thư. Chụp nhũ ảnh cho kết quả khá chính xác, dễ dàng và chi phí thấp, có thể phát hiện khối u ung thư trước khi bạn cảm nhận được bằng tay. Tuy nhiên để biết cụ thể có phải ung thư vú không thì cần thêm một số xét nghiệm khẳng định khác.
- Con gái của bệnh nhân ung thư vú chắc chắn cũng mắc bệnh. Ung thư vú là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ Singapore song không có nghĩa gia đình có người bị ung thư vú thì con gái cũng mắc bệnh.
Dù vậy các chuyên gia khuyến cáo, một cô gái có mẹ bị ung thư vú thì nên tầm soát bằng xét nghiệm lâm sàng ở thời điểm sớm hơn độ tuổi người mẹ phát hiện bệnh. Chẳng hạn mẹ bị ung thư vú lúc 42 tuổi thì con gái nên làm xét nghiệm kiểm tra khi 37 tuổi. Bên cạnh đó cần tập thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm soát trọng lượng không để bị béo phì, tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
- Cảm thấy căng đau vú khoảng một tuần trước khi hành kinh và kéo dài vài ngày là dấu hiệu của ung thư. Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Cảm giác đau tức ngực trong chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Cơn đau của ung thư vú không đến và đi theo chu kỳ kinh nguyệt.
Để phát hiện sớm ung thư vú, bạn hãy để ý xem có khối u xuất hiện trên ngực, sự biến dạng núm vú, dịch chảy ra từ núm vú, có màu đỏ hoặc nổi mề đay không rõ nguyên nhân trên ngực của mình. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào.
Lưu ý: Tránh chụp X-quang vú hoặc siêu âm một tuần trước hay trong kỳ kinh nguyệt vì nó ảnh hưởng đến tính chính xác của các xét nghiệm. Bạn nên làm xét nghiệm sau khi hết kinh một tuần.
2. Cách tự khám ngực để phát hiện sớm ung thư vú
Video đang HOT
- Thời gian khám:
Hãy tự khám vú mỗi tháng 1 lần.
Khám thường xuyên đều đặn kể cả khi đã mãn kinh thì vẫn nên khám.
Nên khám vú vào sau kì kinh nguyệt là tốt nhất, vì lúc đó vú mềm dễ khám hơn, và chuẩn xác hơn.
- Cách khám vú:
Bước 1: Cởi áo ra ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương ở tư thế xuôi 2 tay và nhìn quan sát xem:
- Vú có sự thay đổi nào về kích thước hình dạng hay không, có sự biến dạng bất thường nào không? ví dụ như vú bị méo xô lệch về 1 bên.
- Quan sát xem ở vú có chảy dịch hay mẩn ngứa nổi nốt ở xung quanh quầng vú hay không? xem da xung quanh núm vú có bị co kéo nhăn nheo hay không?
- Dùng tay ấn vào vú có bị đau hay không?
Bước 2: Đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu:
- Bạn đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu, người hơi xô về phía trước và quan sát sự bất thường của ngực như ở bước 1.
Bước 3: Đưa 1 tay lên đầu:
- Đưa 1 tay lên đầu còn tay kia khám ngực: dùng 3 ngón tay xòe thẳng ấn nhẹ lên bầu vú, bắt đầu từ trong quầng vú vừa ấn nhẹ vừa di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc, và bên ngực đối diện cũng khám tương tự như thế.
- Khi sờ thấy 1 vùng nào đó bất thường thì nên kiểm tra so sánh giữa 2 ngực có gì bất thường không? có giống nhau không? sự bất thường là gì?
- Tiếp tục khám lên cao đưa tay vừa ấn nhẹ vừa di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách, xem có hạch hay không? hay có sự bất thường gì không?
- Sau đó bạn dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nắn nhẹ núm vú xem có chảy nước vàng hay máu ra không?
Bước 4: Ở tư thế đứng chống nạnh:
- Khi bạn đứng ở tư thế chống nạnh hơi gồng người một chút sẽ làm căng cơ ngực khiến bầu vú nổi rõ hơn, kiểm tra quan sát so sánh xem 2 bên vú có gì khác thường không? hình dáng có bị bất thường như méo mó lệch gì không?
Bước 5: Tư thế nằm có độn gối hoặc khăn dưới vai:
- Thực hiện việc khám vú ấn di chuyển trên vú giống như ở bước 3.
- Khám tất cả xung quanh bầu vú lên tới nách, khám cả 2 bên và có sự so sánh để xem có sự bất thường nào không.
Trên đây là cách tự khám vú để phát hiện ung thư ngực sớm nhất các bạn có thể dễ dàng thực hiện, nếu có điều gì bất thường thì nên đến cơ sở y tế khám ngay để có hướng điều trị sớm nhất. Hãy xem kết hợp các dấu hiệu triệu chứng bệnh ung thư vúđể phát hiện được bệnh ung thư ngực sớm nhất.
Theo Hằng Thanh – Đời sống và Pháp luật
Ung thư vú sống được bao lâu?
Ung thư vú sống được bao lâu? Thời gian để một tế bào ung thư vú phát triển thành lớn một khối u (đường kính 1cm) sẽ mất khoảng 8-10 năm. Vậy từ khi khởi phát đến khi khối u lớn và có hiện tượng di căn sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu.
Ung thư vú sống được bao lâu tùy thuộc vào từng giai đoạn
Bệnh ung thư vú phát triển qua 5 giai đoạn: từ giai đoạn 0 đến giai đoạn IV. Ở mỗi giai đoạn sẽ có thời gian sống, cơ hội chữa khỏi, kích thước khối u và mức độ di căn khác nhau.
Đối với bệnh nhân ở giai đoạn tiền lâm sàng, khi cơ thể mới chỉ nhen nhóm xuất hiện một tế bào ung thư đầu tiên, thì thời gian để tế bào đó phát triển nhân lên thành một khối u lớn khoảng 1cm (ứng với 1 tỷ tế bào ung thư) sẽ kéo dài từ 8 đến 10 năm tùy vào thể trạng và sức đề kháng của mỗi người. Trong thời kỳ đầu tiên này, muốn phát hiện sớm được sự xuất hiện của ung thư vú, người bệnh phải thực hiện các bước khám sàng lọc tại cơ sở uy tín có chuyên môn.
Khi khối u tiếp tục phát triển từ kích thường 1cm lên kích thước 2cm thì bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn thứ 2. Thời gian chuyển giai đoạn này kéo dài khoảng 4 tháng. Và khi khối u lớn lên tới kích thước 2cm, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện bằng các bước thăm khám và sờ nắn đơn giản.
Thời gian phát triển của bệnh sang giai đoạn tiếp theo khiến khối u tăng diện tích 4cm sẽ ngắn hơn rất nhiều. Bởi lúc này, số lượng tế bào ung thư đã khá cao và chúng luôn nhân đôi lên theo hàm số mũ. Và khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng sang những giai đoạn cuối thì thời gian sống sẽ rút ngắn đi rất nhiều nếu bệnh nhân cứ tiếp tục không điều trị.
Ung thư vú sống được bao lâu nếu được điều trị kịp thời?
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thuấn, Bệnh viện K thì ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi. Khi phát hiện sớm, việc kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như điều trị sẽ không quá khó khăn. Như số liệu thống kê thu được thì có đến 80% bệnh nhân ung thư có cơ hội chữa khỏi khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Và khi bệnh phát triển sang giai đoạn 2 thì tỷ lệ giảm xuống còn 60%. Đến giai đoạn 3 thì cơ hội rất mong manh. Giai đoạn cuối, các bác sĩ hầu như chỉ có thể kéo dài sự sống và giảm đau mà thôi. Rất khó có thể nói rằng bệnh nhân có thể được chữa khỏi và sống khỏe mạnh.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Thuấn cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, những bệnh nhân được phát hiện sớm từ giai đoạn đầu vẫn sống rất khỏe mạnh, từ 15-20 năm và lâu hơn thế nữa. Vì thế, người bệnh hoàn toàn không nên quá lo lắng. Đồng thời, PGS cũng khuyên tất cả mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn trung niên và sau khi đã sinh nở nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết để nhận biết các dấu hiệu xuất hiện của tế bào ung thư vú nếu có.
Ung thư vú sống được bao lâu tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, cơ địa cũng như mức độ điều trị hay không điều trị của mỗi bệnh nhân. Nếu bạn có chế độ sinh hoạt và rèn luyện khoa học, phát hiện bệnh sớm thì việc chữa khỏi là không quá khó khăn.
Theo Bệnh viện K
Phụ nữ ngực bên to bên nhỏ có nguy hiểm không? Ngực bên to bên nhỏ có nguy hiểm không? Ngực không đều thường không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Thế nhưng, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có kích thước hai bên ngực chênh nhau trên 20% có thể có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng cần nhiều nghiên...