Những hiểu biết mới về nguồn gốc của gió mặt trời
Hình ảnh từ vệ tinh Hinode, Nhật Bản đã làm sáng tỏ thêm từ trường mặt trời và nguồn gốc của gió mặt trời.
Dữ liệu từ vệ tinh Hinode, Nhật Bản cho thấy sóng từ có vai trò quyết định trong việc đưa gió mặt trời vào không gian. Gió mặt trời là một luồng khí tích điện được đẩy ra khỏi Mặt Trời theo mọi hướng ở tốc độ gần 1 triệu dặm mỗi giờ.
Hiểu rõ hơn về gió mặt trời có thể dẫn đến dự đoán chính xác hơn về các sóng bức xạ gây tổn hại trước khi chúng chạm tới các vệ tinh.
Nguồn ảnh: Scientific American
Làm thế nào gió mặt trời được hình thành và cung cấp năng lượng đã là chủ đề tranh luận trong nhiều thập kỷ. Về nguyên tắc, sóng Alfven có thể truyền năng lượng từ bề mặt Mặt trời qua bầu khí quyển của nó vào gió mặt trời.
Bởi vì điều này, sóng Alfven mang từ tính mạnh mẽ trong khí tích điện gần Mặt trời, nó luôn là một ứng cử viên hàng đầu như một lực lượng “chính” trong sự hình thành gió mặt trời.
Trong khí quyển mặt trời, sóng Alfven được tạo ra khi chuyển động đối lưu và sóng âm đẩy từ trường xung quanh, hoặc khi các quá trình chuyển động tạo ra dòng điện cho phép từ trường thay đổi hình dạng hoặc kết nối lại.
“Cho đến nay, sóng Alfven vẫn không thể quan sát được vì độ phân giải hạn chế của các dụng cụ có sẵn”, Alexei Pevtsov, nhà khoa học chương trình Hinode từ Trụ sở NASA ở Washington, nói. “Với sự giúp đỡ của Hinode, giờ đây chúng tôi có thể thấy bằng chứng trực tiếp về sóng Alfven, điều này sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ bí ẩn về cách gió mặt trời được hình thành.”
Sử dụng kính viễn vọng tia X độ phân giải cao của Hinode, một nhóm do Jonathan Cirtain, nhà vật lý năng lượng mặt trời tại Trung tâm bay không gian Marshall của NASA ở Huntsville, Alabama đã có thể nhìn sâu vào các cực của Mặt trời và quan sát số lượng tia X kỷ lục được bắn ra.
Các luồng tia X này như đài phun nước bắn ra plasma nóng di chuyển với tốc độ siêu khủng.
Với độ nhạy cao hơn của Hinode, nhóm của Cirtain đã quan sát trung bình 240 luồng tia X bắn plasma mỗi ngày.
Họ kết luận rằng sự kết nối lại từ tính, một quá trình trong đó hai từ trường tích điện trái dấu va chạm và giải phóng năng lượng, thường xuyên xảy ra trong khí quyển gần bề mặt Mặt trời. Sự tương tác này tạo thành cả sóng Alfven và sự bùng nổ của năng lượng plasma trong các tia X-quang.
“Những quan sát này cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa quá trình kết nối lại từ tính và sự hình thành sóng Alfven trong các nguồn tia X,” Cirtain nói.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Sốc: hành tinh xanh lơ trong Hệ Mặt trời đang "biến hình"
Hành tinh màu xanh lơ xinh đẹp trong các bức ảnh của NASA - Sao Thiên Vương - đang bị thất thoát bầu khí quyển và có thể bị biến hình thành Sao Hỏa thứ 2.
Khám phá được NASA cho là "đáng kinh ngạc" bắt nguồn từ dữ liệu của Voyager 2, một trong các tàu vũ trụ bay xa nhất của NASA, gửi về trái đất. Khi đi ngang Sao Thiên Vương, nó đã bị hành tinh này "bắn" bằng các mảnh khí quyển.
Phân tích dữ liệu cho thấy thủ phạm chính dạng từ trường xoắn kỳ lạ của hành tinh. Từ trường của một hành tinh có nhiệm vụ bảo vệ khí quyển khỏi gió mặt trời, nhưng riêng ở Sao Thiên Vương, nó đồng thời đánh cắp bầu khí quyển, chuyển ra ngoài vũ trụ trong những bong bóng plasma từ tính.
Sao Thiên Vương hiện lên với màu xanh lơ tuyệt đẹp trong ảnh chụp từ các tàu vũ trụ của NASA - ảnh: NASA
Ước tính trong suốt tuổi đời hiện hữu của Sao Thiên Vương, nó đã bị "mất cắp" từ 15% đến 55% bầu khí quyển theo cách này.
Sự kiện này đã được các tàu thám hiểm khác của NASA nhìn thấy ở Sao Thổ và Sao Mộc, tuy không nặng như Sao Thiên Vương.
Theo nhà vật lý không gian Gina DiBraccio từ Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA, các quả bóng plasma từ tính, được gọi là "plasmoid" này chủ yếu là hydro bị ion hóa.
Đáng chú ý, có một hành tinh khác trong hệ mặt trời đã tiến hóa theo cách này một cách rõ ràng và tàn khốc: Sao Hỏa. Theo các bằng chứng hiện hữu, Sao Hỏa từng giống như trái đất, có nước, sự sống và một bầu khí quyển dày. Nhưng chính sự mất mát khí quyển đã khiến nó trở thành hành tinh chết vì một bầu khí quyển quá mỏng và thiếu thốn không đủ để giữ lại nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt, cũng như không giúp ngăn được các bức xạ có hại cho sự sống.
Sao Thiên Vương, dựa vào những phát hiện mới, có lẽ đang tiến hóa theo cùng cách và không loại trừ khả năng nó sẽ là một Sao Hỏa thứ 2 trong vài tỉ năm tới.
A. Thư
Cầu vồng lửa tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời Malaysia Cầu vồng lửa là một hiện tượng quang học được hình thành bởi sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời với tinh thể băng lơ lửng trong khí quyển. Thế Anh