Những hiện tượng nổi tiếng “khó tin” của năm 2013
Chỉ đơn giản là không mặc áo ngực hay chạy theo xe của đội bóng và muôn vàn cách khác nữa đã biến những người bình thường “ phút chốc thành sao”.
Những câu chuyện thật khó tin về sự nổi tiếng quá dễ dàng
Bà Tưng – bom tấn chiêu trò
Có thể nói nửa đầu năm 2013 là thời gian Bà Tưng làm mưa, làm gió trong cộng đồng mạng. Xuất phát từ một clip nhảy “không mặc áo ngực” tưởng như không có gì đáng chú ý thì nó lại được lan truyền một cách chóng mặt, vậy là cái tên Bà Tưng lên như “diều gặp gió”. Theo đà, Bà Tưng Huyền Anh liên tục tung ra ảnh nóng, clip phản cảm, gạch đá tăng theo cấp số nhân nhưng cũng đồng nghĩa cái tên Bà Tưng đang “hoành hành” trên các mặt báo.
Bà Tưng với chiêu trò không mặc áo ngực câu like để trở thành đề tài hot
Tưởng như Lê Thị Huyền Anh chỉ là một cô gái sốc nổi, muốn nổi tiếng nhanh chóng nhưng thực ra đứng đằng sau mọi chiêu trò là cả một ekip “hùng hậu”. Nhờ đó mà cái tên Bà Tưng bỗng nhiên trở nên hot trong showbiz theo cách mà khó ai có thể lý giải.
Video đang HOT
Bà Tưng mới phẫu thuật thẩm mỹ, ngay lập tức được báo giới săn đón
Running man Vũ Xuân Tiến – “Người điên” gặp may
Có lẽ nếu ai được chứng kiến hay đọc qua câu chuyện về câu chuyện một cổ động viên của Arsenal đã chạy theo xe của thần tượng suốt 8 cây số đều cho rằng anh ta có vấn đề về thần kinh hay thậm chí là bị điên. Nhưng điều mà người ta cho là điên khùng ấy lại giúp một anh chàng sinh viên hết sức bình thường trở thành khách VIP của đội bóng mà anh yêu thích. Nhờ sự nhiệt tình, cuồng nhiệt của mình mà Running man Vũ Xuân Tiến đã có được cơ hội có một không ai sang Emirates xem Arsenal thi đấu. Không những vậy anh còn được cư dân mạng săn đón, cập nhật thông tin đều đặn.
Running man Vũ Xuân Tiến chạy đuổi theo xe của đội bóng Arsenal
Running man được mời sang Emirates xem Arsenal thi đấu
Anh không đòi quà – “Cởi” là “nổi”
Tháng 11 dân mạng xôn xao với clip người yêu cũ đòi quà của một cô gái Hà Thành, ngay sau đó hàng loạt câu chuyện “ăn theo” vụ việc này được lan truyền trên mạng nhưng nổi bật nhất phải kể đến clip “Anh không đòi quà” của Karik và OnlyC. Clip này nhanh chóng nhận được hàng ngàn lượt xem và bình luận tạo ra “cơn sốt” không hề nhỏ. Điều đáng nói hình ảnh cô gái lột sạch đồ vứt trả người yêu khi bị anh ta đòi quà trong clip đã trở thành hình mẫu để nhiều bạn trẻ học theo. Hàng loạt clip cover “Anh không đòi quà” được thực hiện ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam tạo ra những hình ảnh phản cảm, thiếu văn minh, trái với thuần phong mỹ tục.
Clip “Anh không đòi quà” với hình ảnh cô gái lột đồ táo bạo
Hàng loạt clip cover lại cũng táo bạo không kém
Theo VNE
Câu chuyện bóng đá: Mong cái đẹp được nhân rộng
Có lẽ, đêm Gala trao giải Fair-play diễn ra tối qua (15-1) là thời khắc ngắn ngủi hiếm hoi mà người hâm mộ được sung sướng hít thở trong bầu không khí "sạch" của bóng đá Việt Nam một năm qua.
Bởi đó là thời điểm, một loạt hành động đẹp của nhiều cá nhân, tập thể được tôn vinh, góp phần xua đi bầu không khí ảm đạm sau một năm với nhiều chuyện buồn, đáng quên của bóng đá Việt Nam. Đằng sau mỗi giải thưởng là những câu chuyện đầy ý nghĩa, khiến người ta phải suy ngẫm.
CĐV SLNA nhặc rác tại sân Thống Nhất là một trong những hình ảnh đẹp cần nhân rộng.
Chuyện CĐV Nguyễn Hữu Hiền (SLNA) nhặt rác do chính đồng hương mình xả ra trên sân Thống Nhất (trận XMXT Sài Gòn - SLNA, V-League 2013) đã thay đổi cách nhìn về văn hóa cổ vũ của người Việt. Hay hình ảnh cầu thủ Giang Trần Quách Tân bỏ ngang tình huống ghi bàn để giúp một cầu thủ đối phương đang bị đau tại giải U21 Quốc tế, như điểm sáng trong một năm mà giới cầu thủ trẻ Việt Nam "ngập" trong những lời chỉ trích bởi lối đá thô bạo, ý thức kỷ luật kém và tư cách đạo đức. Trong khi đó, ý tưởng nhân văn của Giám đốc Trung tâm TDTT quận 1 (TP.HCM) Trần Anh Tuấn khi tổ chức trận đấu từ thiện quyên tiền ủng hộ VĐV Lê Thị Huệ, không dừng ở số tiền 150 triệu đồng giúp cựu tuyển thủ vật vượt qua khó khăn, bệnh tật mà còn giúp dư luận, các nhà hảo tâm và ngành thể thao biết quan tâm nhiều hơn tới những vận động viên có nhiều cống hiến.
Rõ ràng qua câu chuyện này, bóng đá ngoài việc tạo niềm vui cho người xem còn hoàn thành sứ mệnh cao cả hơn, đó là đóng góp cho xã hội. Trong 2 ứng viên nặng ký chạy đua giải Nhất, nếu như "Running man" Vũ Xuân Tiến góp phần quảng bá hình ảnh CĐV Việt Nam cuồng nhiệt tới toàn thế giới thì U19 Việt Nam hội tụ cả đức lẫn tài được ví như làn gió mới thổi bay những u ám, tạo sự khởi sắc cho bức tranh bóng đá Việt Nam và quan trọng hơn, giúp thổi bùng niềm tin của người hâm mộ.
Kết thúc Gala trao giải Fair-play tối qua, người hâm mộ khó tránh khỏi cảm giác hụt hẫng. Bởi sau thời khắc hạnh phúc ngắn ngủi đó, tất cả lại trở về với nỗi buồn, nỗi trăn trở với thực trạng buồn của bóng đá Việt Nam. Đáng buồn bởi trong 3 đề cử lọt vào chung kết, không có bất cứ đại diện nào đến từ V-League hay hạng Nhất. Và thật đáng suy ngẫm khi nghe Phó Ban tư vấn đạo đức, kiêm thành viên Hội đồng thẩm định giải Fair-play, Nguyễn Văn Vinh chia sẻ: "Đề cử giải Fair-play của bóng đá Việt Nam quá ít, trong khi các sự cố, scandal tiêu cực đếm không xuể". Tất nhiên, không vì thế mà chúng ta mất niềm tin vào bóng đá Việt Nam. Bởi như Ban tổ chức Giải thưởng Fair-play chia sẻ, giải không dừng ở việc chọn ra người đoạt giải Nhất, quan trọng hơn là phát hiện, tôn vinh và nhân rộng những hình ảnh, hành động đẹp trong bóng đá Việt Nam.
Theo VNE
'Running Man': U19 Việt Nam là phiên bản 2 của Arsenal Chàng 'Running Man' Vũ Xuân Tiến cho biết anh là một CĐV của đội tuyển U.19 Việt Nam và nhận định rằng U19 Việt Nam có lối chơi giống với CLB mà anh rất yêu thích là Arsenal. Trong buổi lễ trao giải thưởng Fair Play 2013 do Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào tối qua (15.1), "Running Man" Vũ Xuân Tiến...