Những hệ lụy tâm lý khi con nghe thấy cha mẹ cãi nhau
Chứng kiến cha mẹ cãi nhau, buông ra những lời nói có tính lăng mạ, chửi bới, tâm lý của con trẻ có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế tối đa những cuộc cãi vã, “đá thúng đụng nia” trước mặt con.
Vợ chồng cãi nhau, đôi khi không kiềm chế được cảm xúc, có thể buông ra những lời nói tục tĩu, lăng mạ nhau. Sẽ chẳng hay ho chút nào nếu phụ huynh để con nghe thấy những cuộc cãi vã có nội dung như thế. Bởi nếu nghe thấy hoặc chứng kiến trong thời gian dài, tâm lý của trẻ có thể bị thay đổi theo chiều hướng xấu. Trong đó có thể kể đến những hệ lụy về tâm lý dưới đây:
Trẻ dễ trầm cảm, hoặc nghiêm trọng hơn thế
Để con chứng kiến những cuộc cãi vã và “đá thúng đụng nia” của cha mẹ trong một thời gian dài, rất có thể các con sẽ trở nên trầm cảm, lầm lì ít nói, thu mình về một chỗ… hoặc nghiêm trọng hơn là tự tử.
Trên đây là những hệ lụy về tâm lý dễ thấy nhất nếu con trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau, hoặc nặng nề hơn là dùng vũ lực. Vì vậy, nếu muốn con không bị tổn thương về tâm lý, các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa những lần cãi vã nhưng không kiểm soát được lời nói và hành vi của mình.
Để con nghe những cuộc cãi vã “nảy lửa” của cha mẹ có thể làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của con.
Trẻ trở nên hung hăng, mất bình tĩnh
Chứng kiến cha mẹ nói những lời khó nghe, thậm chí là xúc phạm nhau hoặc dùng vũ lực, có thể khi lớn lên các con sẽ trở thành “bản sao” hung hăng, dễ mất bình tĩnh của cha mẹ. Trong các mối quan hệ với bạn bè hoặc người thân, thật khó để trẻ kiểm soát được cảm xúc của mình mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra.
Video đang HOT
Nếu không muốn con trở thành “bản sao” hung hăng của mình, các bậc phụ huynh đừng nên để con nghe thấy những cuộc cãi vã mất kiểm soát cảm xúc từ cha mẹ.
Không tin vào hạnh phúc gia đình
Những đứa trẻ sống trong sự bất hạnh, hằng ngày chứng kiến cảnh cha mẹ “dành” cho nhau những lời nói nặng nhọc, hoặc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, có thể khi lớn lên các con sẽ không còn tin là có hạnh phúc gia đình, thành ra sợ yêu. Mặt khác, nếu có vợ/ chồng, các con cũng rất dễ buông những lời nói khó nghe hoặc dùng vũ lực để đối xử với người bạn đời, như cách mà chúng từng thấy cha mẹ đối xử với nhau.
Thep queminhngaymoi.vn
Sau nhiều năm chung sống cùng chồng tây, Phương Vy chia sẻ: "đừng lấy chồng ngoại quốc như trào lưu"
Phải chăng, lấy một người chồng ngoại quốc là có tương lai, không phải lao động vất vả, sẽ sung sướng, giàu có, chẳng cần làm mà vẫn được ăn chơi thoải mái?
Không thể phủ nhận, những năm gần đây xu hướng lấy chồng ngoại quốc là trào lưu nở rộ ở giới trẻ Việt Nam, các cô gái thi nhau lấy chồng Hàn, chồng Trung Quốc, Đài Loan... dẫn đến việc lấy chồng ngoại quốc trở thành trao lưu. Điều đó làm dấy lên suy nghĩ, có phải đàn ông Việt Nam ngày càng mất điểm trong mắt phụ nữ Việt, hay là chỉ khi lấy chồng ngoại các cô gái mới được đảm bảo về kinh tế mà không phải cực nhọc lao động vất vả, cuộc sống chỉ có hạnh phúc và sung sướng?
Mới đây, trong một chương trình truyền hình, ca sĩ Phương Vy đã có những chia sẻ chân thành về việc lấy chồng ngoại quốc cũng như cuộc sống hôn nhân của mình với chồng Tây sau nhiều năm chung sống.
Khi được MC nhắc đến chuyện nhiều chị em phụ nữ cho rằng lấy chồng nước ngoài thì cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc và sung sướng hơn, nữ ca sĩ thẳng thắn đáp trả: "Không thể nói đàn ông ngoại quốc chiều vợ, cho vợ tất cả những gì mà vợ thiếu, đã có rất nhiều chị em vỡ mộng khi qua nước ngoài lấy chồng và gặp phải những anh chàng bạo lực".
Trầm ngâm một lúc, nữ ca sĩ Lúc mới yêu nhấn mạnh, cô không quan trọng chồng Đông hay Tây mà quan trọng là người mình yêu như thế nào.
"Đối với tôi không có gì là tuyệt đối cả, màu da hay cuốn passport của người đàn ông không nói lên được điều gì cả nếu mình không dành thời gian tìm hiểu. Thậm chí tìm hiểu 3-4 năm cũng chưa chắc sẽ rõ về người đàn ông đó nếu mình không ở cùng nhà với người đàn ông đó", Phương Vy bộc bạch.
Phương Vy thoải mái chia sẻ về cuộc sống hôn nhân với chồng Tây của mình.
Đồng thời cô cũng có lời khuyên cho chị em phụ nữ:
"Khi yêu phải tìm hiểu thật kĩ xem người đàn ông có sẵn sàng đi cùng mình không, đừng bao giờ đi theo trào lưu lấy chồng ngoại quốc, cái gì đã là trào lưu thì không mang tính chất lâu dài được. Đàn ông nào cũng vậy, bản thân người phụ nữ phải hiểu người đàn ông của mình. Đừng dại dột lấy chồng ngoại quốc với mong muốn phụ thuộc vào kinh tế. Và Vy không bao giờ ngại chủ động với đàn ông, nếu gặp một người đàn ông tốt. Gặp đàn ông tốt phải tận dụng cơ hội".
Ngoài những cô gái có điều kiện gặp gỡ, quen biết, tìm hiểu với đàn ông ngoại quốc qua công việc, bạn bè.... thì không ít chị em phụ nữ muốn lấy chồng nước ngoài khi có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn hạn chế. Họ được các bà mối lấy chồng ngoại quốc mối lái. Chính vì thế không ít cô gái Việt Nam đã vỡ mộng vì lấy nhầm chồng hoặc bị môi giới lừa đảo, bị bóc lột sức lao động, lạm dụng tình ái, bị hành , bị đánh ...
Những sự việc này cho thấy việc lấy chồng ngoại quốc với mong muốn đổi đời là rất khó bởi vì "đất khách quê người" không phải là nơi dễ dàng cho chúng ta tồn tại. Việc lấy chồng xa nhà cũng tồn tại rất nhiều rủi ro, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng bản thân. Vì thế cuộc sống hôn nhân với chồng ngoại quốc chẳng phải lúc nào cũng màu hồng.
Ca sĩ Phương Vy tâm sự:
"Một năm đầu tôi và chồng thường xuyên xảy ra các cuộc cãi vã, nhưng những cuộc tranh cãi đó với mong muốn là tìm ra điểm chung để hai người cùng nhìn nhận và sửa đổi. Đến thời điểm hiện tại thì mọi chuyện khá êm xuôi".
Chia sẻ chuyện riêng tư, cô đầy tự hào tiết lộ hóm hỉnh về gia đình mình: "Vợ chồng tôi ở chung với ba mẹ, mỗi lần vợ chồng cãi nhau, ba mẹ đều xuất hiện, tưởng con gái bị ăn hiếp, ai ngờ toàn con gái ăn hiếp chàng rể không à".
Nói đến vấn đề cãi vã, ca sĩ Phương Vy tâm sự khi hai người Đông - Tây về sống chung một nhà, chúng ta nên dự trù trước là sẽ có rất nhiều chuyện xung đột xảy ra do có nhiều khác biệt.
Ảnh: Vietnammoi
Cô nói: "Bất đồng nhiều lắm, văn hóa, ngôn ngữ... Cách sống của phương Tây họ khác mình. Đặc biệt là về văn hóa, bởi văn hóa phương Tây thoải mái lắm, họ rất tự lập và không thích sống phụ thuộc, may mắn thay là ba mẹ của tôi cũng khá hiện đại, không phân biệt nên anh chồng tôi cũng dễ hòa nhập hơn".
Bằng trải nghiệm của bản thân, cô tiếp tục so sánh sự khác nhau khi bày tỏ cảm xúc, tình yêu thương của hai nền văn hóa Đông - Tây. "Chia sẻ cảm xúc như yêu thương, chủ động ôm hay hôn chồng đối với tôi rất khó, vì người Việt ngại thể hiện tình cảm, yêu thương", cô nói.
Ảnh: FBNV
Phương Vy chia sẻ: "Tôi và chồng đều thích tự lập và tôi đã tự lập từ nhỏ, tôi thích sống một cuộc sống độc lập. Nếu mọi người luôn nghĩ đàn ông phải là người che chở cho phụ nữ thì đối với Phương Vy lại khác, tôi thích che chở cho người khác hơn là người khác che chở cho mình".
Cô tiếp tục tâm sự rằng mình thích sống ở Việt Nam hơn, gần bố mẹ và thích con gái có thể nói càng nhiều ngôn ngữ càng tốt: " Nếu đi du lịch cùng chồng ở nước ngoài thì được, còn tôi thích sống ở Việt Nam hơn. Tôi muốn con gái nói được nhiều ngôn ngữ, hiện tại đang sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh."
Từ quan sát của mình, Phương Vy cũng so sánh đàn ông Việt và đàn ông phương Tây: "Đàn ông Việt Nam dưới 30 thường dễ bày tỏ cảm xúc, còn đàn ông Việt Nam trên 40 khó bày tỏ tình cảm với vợ và người yêu hơn. Nhưng đối với đàn ông Tây thì chuyện bày tỏ tình cảm với vợ con là chuyện thường ngày bất kể ở độ tuổi nào, họ rất dễ bày tỏ sự yêu thương".
Phương Vy và chồng. Ảnh: Vietnammoi
Ngày nay, việc chọn chồng ngoại quốc trở thành một xu hướng mới của chị em phụ nữ. Không ít người chọn cách yêu một anh chàng ngoại quốc với mong muốn thoải mái trong chuyện tình cảm và kèm theo đó là ước muốn đổi đời, được sang sống ở trời tây... Tuy nhiên, các chị em nên nhớ rằng tình yêu xuất phát từ trái tim và cảm xúc của hai người, đừng cứ nghĩ là nhờ có nửa kia thì cuộc sống của bạn sẽ "lên hương" như bước sang một trang khác mà không cần phải vun đắp hay nỗ lực. Không quan trọng chồng Việt hay chồng Tây, chỉ cần bạn cảm thấy hạnh phúc thì đó chính là mảnh ghép hoàn hảo cho chính cuộc sống của bạn rồi.
Theo bestie.vn
"Mệt lắm, đừng nói nữa": Cách chặn họng và phương pháp chiến tranh lạnh của những kẻ ích kỷ chỉ yêu bản thân mình "Mệt lắm", "Anh không muốn nói về vấn đề này nữa", "Ngủ đây", đã bao giờ người yêu của bạn rút lui khỏi cuộc cãi vã một cách thô thiển như thế này, bỏ lại bạn với rất nhiều thắc mắc và những bức xúc còn chưa kịp nói ra? Đã bao giờ người yêu, bạn bè, người trong gia đình ngó lơ...