Những hạt sạn đáng tiếc trong The Witcher 2
Tuy là một game hay, nhưng The Witcher 2 vẫn có những “ hạt sạn” đáng tiếc.
The Witcher 2 tuy mới chỉ ra mắt trong một thời gian ngắn những đã được cộng đồng người hâm mộ đón nhận hết sức cuồng nhiệt. Với một cốt truyện hấp dẫn được xây dựng công phu cùng những tình tiết thắt mở chi tiết, đồ họa đẹp mắt kèm với hệ thống chiến đấu đặc sắc, The Witcher 2 chiếm được cảm tình của người chơi rất dễ dàng. Tuy vậy, sản phẩm của CD Projekt vẫn sở hữu những điểm yếu đáng tiếc, ngăn cản cái tên này trở thành “siêu phẩm” thực sự.
Điểm đáng phàn nàn đầu tiên chính là hệ thống camera của game. Thay vì cho phép người chơi tùy chỉnh camera, phóng to thu nhỏ theo ý thích như phiên bản đầu tiên thì trong The Witcher 2, camera bị cố định tại góc nhìn ngang vai của Geralt. Điều này gây nhiều bất tiện cho người chơi, nhất là những ai không quen với tầm nhìn gần như vậy.
Hơn thế nữa, tốc độ quay camera không thể điều chỉnh được cũng gây không ít phiền toái trong quá trình chơi, đặc biệt là những pha cận chiến trong không gian hẹp đòi hỏi người chơi phải xoay xở liên tục. Nếu như ít nhất thêm vào khả năng phóng to thu nhỏ thì có lẽ The Witcher 2 đã trở nên dễ chịu hơn nhiều.
Tiếp đến, đồ họa của game cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc nếu như The Witcher được tiếp tục phát triển. Được xây dựng tỉ mỉ, kĩ lưỡng, sở hữu những công nghệ tiên tiến của thư viện đồ họa DirectX 11, hình ảnh trong game rất đẹp, tuy vậy lại đòi hỏi cấu hình quá cao so với các game cùng thể loại, ví dụ như Dragon Age hay Fable III (hai tựa game RPG mới ra mắt trên PC). Việc lạm dụng hiệu ứng Bloom cùng Blur đôi khi tạo cảm giác khá khó chịu, nhất là những đoạn cắt cảnh khi lúc nào nền phía sau nhân vật cũng trở nên mờ ảo không cần thiết.
Đối với nhiều người chơi game, The Witcher 2 gây nhiều phiền toái về mặt thị giác. UI (giao diện) của game cũng là một điểm đáng phàn nàn: quá đơn giản và thiếu thông tin, trong khi phiên bản đầu thì ngược lại, nhiều chi tiết thừa không cần thiết. Một tựa game như The Witcher 2 không cần thiết phải “nặng” đến như vậy bởi nếu như tinh giảm những yếu tố không cần thiết trong mặt hình ảnh thì CD Projekt đã có thể mở rộng hơn mặt nội dung cũng như những điểm hấp dẫn khác của trò chơi.
Video đang HOT
The Witcher 2 là một game RPG, tuy vậy nó lại thiếu đi phần chiến đấu nhóm, một trong những đặc trưng rất tiêu biểu của thể loại này. Có thể CD Projekt cảm thấy không cần thiết phải đưa vào yếu tố này nhằm đạt độ tập trung tối đa vào Geralt, nhưng cảm giác luôn phải lang thang một mình trong thế giới của game đôi khi không dễ chịu lắm, nhất là bên cạnh Geralt luôn có những bóng hồng xinh đẹp.
Tất nhiên The Witcher 2 không đi theo hướng phát triển nhóm nhưng nhà phát triển vẫn có thể thêm vào đồng đội hoàn toàn do AI điều khiển nhằm tăng tính hấp dẫn cho trò chơi. Thậm chí người chơi có thể can thiệp ở một mức độ đơn giản vào kĩ năng, đồ đạc mà NPC sử dụng.
Hệ thống chiến đấu cũng nên được cải tiến trong phiên bản sau. Số lượng các kĩ năng mà Geralt sở hữu có thể nói là ít so với nhiều anh hùng trong các game RPG khác, nhất là về mặt phép thuật. CD Projekt không dựa nhiều vào hệ thống kĩ năng RPG kiểu cũ, đây là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của họ.
Nếu như số lượng các kĩ năng của mỗi nhánh được tăng thêm từ 3 đến 4 kĩ năng thì hẳn chiến đấu trong The Witcher 2 còn đa dạng và hấp dẫn hơn nhiều rồi. Bên cạnh đó, số lượng các trận đánh trùm quá ít, và các con trùm không sáng tạo, tạo cảm giác thiếu thốn cho những ai đam mê thử thách. Nhà phát triển nên thêm vào nhiều hơn miniboss nhằm tăng tính đa dạng của kẻ thù trong game.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phong cách chiến đấu nào phù hợp với bạn trong Witcher 2?
Mỗi một nhánh chiến đấu trong The Witcher 2 đều đem lại những điểm hấp dẫn khác nhau. Không chỉ giúp cho gameplay hấp dẫn hơn, chúng còn tăng giá trị chơi lại của game lên gấp 3 lần.
The Witcher 2 là một trong những game RPG có hệ thống chiến đấu vào loại hấp dẫn nhất hiện nay. Với vài thay đổi nhỏ so với phiên bản đầu tiên, người chơi có thể thấy hơi khó khăn trong việc làm quen trong thời gian đầu nhưng một khi đã nắm chắc được cách chiến đấu, bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy hài lòng khi sát cánh bên Geralt chống lại những kẻ thù hung hãn. Game cung cấp ba hướng phát triển phong cách chiến đấu riêng biệt, mỗi hướng lại sở hữu những khả năng đặc biệt, hữu dụng trong những trường hợp khác nhau.
Đầu tiên phải kể đến đó là đường sử dụng kiếm: Swordmanship. Đây là nhánh kĩ năng có thể nói là khó sử dụng nhất nhưng cũng đem lại nhiều hứng thú nhất cho người chơi. Trong The Witcher 2, bạn sở hữu hai thanh kiếm riêng biệt: Kiếm thường và kiếm bạc. Kiếm thường dùng để đối đầu với những kẻ thù là con người hoặc những loài giống người.
Ngược lại, kiếm bạc cung cấp khả năng chống lại những con quỉ hung dữ. Đi theo hướng Swordmanship, bạn sẽ tập trung chủ yếu vào nâng cấp khả năng tấn công cũng như phòng thủ khi sử dụng kiếm. Các điểm kĩ năng quan trọng bao gồm Riposte (mở khóa kĩ năng phản công), Guard (giảm Vigor khi đỡ đòn), Tough guy (giảm lượng sát thương khi dính đòn), Hardy (tăng máu). Trong game, thông thường Geralt luôn phải đối mặt với một nhóm kẻ địch, bởi vậy tập trung cho phòng thủ trước luôn là điều cần thiết.
Sau nâng cấp về phòng thủ xong, bạn sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn tăng các điểm giúp tăng khả năng tấn công như Violence (tăng sát thương của kiếm), Whirlwind (tăng sát thương khi đối đầu với một nhóm địch). Một điểm đáng chú ý nữa là cho dù tập trung chủ yếu vào nhánh kiếm nhưng bạn cũng nên dành thời gian để ý đến việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cũng như phép thuật hay bẫy khi chiến đấu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Sau đường sử dụng kiếm là đường sử dụng phép thuật: Magic. So với Swordmanship, Magic giúp người chơi dễ kiểm soát tình hình hơn do khi đi theo hướng này thì ngay ở điểm kĩ năng đầu tiên bạn đã có thể làm choáng một nhóm địch. Tuy vậy, trước tiên hãy ghi nhớ những phép thuật mà Geralt sẽ sử dụng:
Aard - Sử dụng để ném hoặc làm choáng đối thủ. Khi nâng điểm Enhanced Aard Sign, Geralt có khả năng dùng phép lên một nhóm địch
Yrden - Đặt bẫy lên mặt đất, cho phép vô hiệu hóa, khóa chặt kẻ địch bước chân vào vùng đặt bẫy. Bạn có thể sử dụng Yrden ba lần trong cùng một thời điểm sau khi tăng điểm kĩ năng Enhance Yrden Sign
Igni - bắn một quả cầu lửa, tạo ra sát thương trực tiếp đi kèm với hiệu ứng đốt trong một thời gian ngắn. Khi nâng cấp Enhanced Igni Sign, cho phép tạo hiệu ứng đốt lên nhiều kẻ địch hơn
Quen - tạo ra một tấm khiên bảo vệ quanh người Geralt, giảm sức sát thương kẻ địch tạo ra trong 30 giây. Khi sử dụng Quen Sign, Vigor sẽ không hồi. Nâng caaso Enhanced Quen Sign cho phép phản 50% sức sát thương lên kẻ địch.
Axii - thôi miên một kẻ địch. Tên này sẽ chiến đấu cùng bạn trong một thời gian ngắn. Nâng cấp Enhanced Axii Sign tăng máu cùng sức sát thương cho kẻ địch mà bạn thôi miên.
Cách chơi khi đi theo đường Magic đơn giản nhất là liên tục sử dụng Yrden cùng Quen. Với sự kết hợp của hai phép này, Geralt rất khó có thể bị "chạm" vào người trong khi chiến đấu.
Nhánh cuối cùng là Alchemy, tập trung chủ yếu vào tăng tác dụng của các loại bom, bẫy. Đây là nhánh có thể nói là... ít hấp dẫn nhất tuy nhiên hiệu quả thì cũng không hề thua kém Swordmanship hay Magic. Với việc tăng hiệu quả của các loại thuốc cũng như tăng lượng nguyên liệu có thể thu hoạch, Alchemy giúp cho Geralt luốn sở hữu một lượng dồi dào các lựa chọn khác nhau trước mỗi trận đánh. Ngoài ra, nhánh Alchemy còn sở hữu điểm kĩ năng Berserker, khi nâng lên cấp cao nhất cho phép tăng 3% cơ hội ngay lập tức kết liễu đối thủ.
Mỗi một nhánh chiến đấu trong The Witcher 2 đều đem lại những điểm hấp dẫn khác nhau. Không chỉ giúp cho gameplay hấp dẫn hơn, chúng còn tăng giá trị chơi lại của game lên gấp 3 lần bởi chắc chắn bạn sẽ luôn muốn thử những cách phát triển nhân vật khác nhau cho con đường phiêu lưu của mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những cảm nhận nóng hổi nhất về Witcher 2 Những trải nghiệm đầu tiên mà The Witcher 2 đem lại thực sự hứa hẹn một điều: đây sẽ là một trong những tựa game RPG xuất sắc nhất trong năm nay. Điểm đầu tiên mà The Witcher 2 gây ấn tượng cho người chơi chính là về mặt đồ họa - yếu tố vốn được nhà phát triển hứa hẹn sẽ là...