Những hành động của chàng đáng giá hơn cả lời nói yêu
3 tiếng “Anh yêu em” cũng có khi chỉ là lời chót lưỡi đầu môi nhưng khi bạn nhận được những hành động này của chàng, nó chứng tỏ chàng phải có sự rung động sâu sắc với bạn.
Nụ hôn dài và đầy đam mê
Còn gì tuyệt hơn một nụ hôn sâu và kéo dài tưởng như bất tận? Khi chàng liên tục dành tặng bạn điều này, bạn có thể cảm nhận được sự đam mê thực sự qua nụ hôn của anh ấy và dường như đam mê đó cứ tăng dần theo cấp số nhân.
Một nụ hôn dài và đầy đam mê rõ ràng không chỉ thể hiện hạnh phúc của chàng khi được ở bên bạn mà nó còn có ý nghĩa như việc trao gửi tình yêu không lời.
Xích lại gần khoảng cách với bạn
Thật đáng sợ khi một người bạn không quan tâm cứ muốn gần gũi với mình. Trái ngược hoàn toàn với điều đó, nếu người luôn thích xích lại gần bạn lại là đối tượng mà bạn yêu thích thì cả bạn, cả người ấy đều cảm nhận được hạnh phúc ngập tràn trái tim mình.
Đó là lý do vì sao dẫu không nói lời yêu nhưng hành động xích lại gần bạn đủ để chứng tỏ tình yêu lớn lao mà anh ấy dành cho bạn.
Mỉm cười và nhìn sâu vào mắt bạn sau khi hôn
Hành động này không dừng lại ở việc thể hiện sự quan tâm, niềm vui của chàng sau khi hôn bạn mà nó còn cho thấy anh ta muốn cảm nhận được những xúc cảm sâu kín trong bạn. Mỉm cưởi và nhìn sâu vào mắt người yêu sau mỗi nụ hôn, đó chắc chắn không thể là hành động của một người hôn vì nghĩa vụ hay một nụ hôn giả tạo.
Chăm chú lắng nghe mọi điều bạn nói
Phái mạnh có thể không nói nhiều về mình, không thích thổ lộ cảm xúc của mình nhưng một trong những hành động anh ấy thường xuyên thực hiện đó là chăm chú lắng nghe mọi thứ bạn nói, kể cả những việc mà chàng không mấy quan tâm. Chừng ấy cũng đủ nói lên tình yêu, sự quan tâm của chàng dành cho bạn mà không cần một lời nói yêu nào.
Ảnh minh họa.
Siết chặt tay bạn
Một cử chỉ nhỏ nhưng nó được đánh giá là ý nghĩa hơn cả câu nói “Anh yêu em” đó là chàng luôn nắm tay bạn và đôi khi siết chặt bàn tay mỗi lần hai người đang ở cạnh nhau, giữa chốn đông người, khi đi ngoài đường…
Đàn ông coi đây là cách bày tỏ tình yêu đơn giản, âm thầm và hiệu quả. Họ cũng thích hành động hơn là những lời có cánh ngọt ngào và khó bày tỏ.
Video đang HOT
Gọi điện hoặc nhắn tin không lý do
Hành động này thường diễn ra ở giai đoạn tán tỉnh hoặc mới yêu. Nó là dấu hiệu cho thấy chàng cảm thấy thoải mái với bạn, chàng nghĩ đến bạn suốt cả ngày và mong mỏi được gặp bạn.
Nội dung tin nhắn chỉ là những việc vu vơ hay khi nhấc máy gọi cho bạn mà chàng luống cuống chẳng biết bắt đầu thế nào… đó chứng tỏ chàng muốn cảm nhận được sự gần gũi của bạn nhưng không có lý do nào thật chính đáng.
Tìm mọi cớ để ở bên bạn
Chàng trai yêu bạn thật lòng sẽ muốn làm nhiều việc cùng bạn, song anh ta không có cớ để thực hiện mong muốn của mình. Vì vậy, chàng luôn gợi ý việc này, việc kia… để có cơ hội ở bên cạnh bạn. Chẳng hạn, thay vì chỉ hẹn hò đi ăn tối, chàng lại gợi ý bạn đi siêu thị, cùng nhau lựa chọn đồ ăn và nấu nướng những món thật ngon. Hay khi đã đến giờ đưa bạn về nhà, nhưng chàng lại nói rằng cần qua một vài nơi nào đó để kéo dài thời gian ở bên bạn…
Tất cả những hành động nhỏ đó cho thấy chàng thực sự muốn ở gần, ở lâu bên bạn – một mong muốn thật lòng của những người yêu nhau chứ không phải người chỉ muốn đến với nhau vì “chuyện ấy”.
Thường xuyên tiếp xúc bằng ánh mắt
Khi hai bạn đang đi chơi cùng cả nhóm đông người, thỉnh thoảng chàng lại liếc về phía bạn chỉ để mỉm cười với nhau, trao gửi cho nhau cái nhìn đắm đuối… Hành động này chứng tỏ ngay cả khi hai người không ở cạnh nhau, làm những điều khác nhau thì chàng vẫn muốn bạn cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc mà anh ấy dành cho bạn.
Luôn dành tặng bạn những món quà ý nghĩa
Đó không phải là một món quà cầu kỳ, đắt tiền mà có thể chỉ là một món đồ nhỏ xinh nhưng chàng đã mất nhiều ngày để tự tay làm tặng bạn. Đó cũng có thể là một món đồ bình thường với người khác nhưng bạn đặc biệt yêu thích và chàng đã phải lùng sục không ít nơi mới mua được.
Khi chàng luôn dành tặng bạn những món quà ý nghĩa tức là chàng thực sự quan tâm đến nhu cầu, sở thích của bạn. Điều anh ấy mong muốn là mang lại niềm vui cho bạn qua các món quà và cũng muốn nhờ nó chuyển tải tình yêu không lời của mình.
Những va chạm bất ngờ
Sự gần gũi ngẫu nhiên thông qua các cử chỉ, va chạm bất ngờ, tự phát mà chàng dành cho bạn chính là một trong những minh chứng rõ ràng chàng muốn gần gũi, âu yếm bạn mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ, khi hai người đang đứng ở nơi công cộng, chàng thường “vô tình” đặt tay mình lên lưng bạn; khi đang ngồi trong quán cà phê, chàng bất giác nắm lấy tay bạn và giữ chúng trong một lúc…
Khi nhận được những hành động này của chàng thì dù chàng có nói ra ba tiếng “Anh yêu em” hay không cũng không quan trọng, bởi lẽ trái tim chàng đã thực sự thuộc về bạn rồi.
Theo VNE
Điêu tàn sau cơn bão kép
Bão Hoa huệ càn quét miền chân sóng Quảng Nam, dựng lên những ngôi làng miệt biển trên khung cảnh điêu tàn. Nhưng, nước mắt sẽ không cạn, nếu không có một cơn bão khác từ bờ. Những cơn bão khô khan, vô cảm đúng như cái tên của nó: dự án, quy hoạch.
Bộ đội giúp dân khắc phục nơi ở sau bão.
Nghẹn đắng miệt biển
Cơn bão số 11 quét qua, xã Duy Hải (Duy Xuyên, Quảng Nam) có những ngôi làng mới mang tên "Làng Nari". Cuộc sống người dân vùng biển vốn bình yên nay tan hoang như vừa trải qua một trận chiến. "Huy động hết lực lượng vẫn không xuể để giúp dân. Bão lớn, giờ cả xã tan hoang, dân khốn khó", ông Võ Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Duy Hải nói trong vội vàng khi chúng tôi đến.
Sáng 16/10, cán bộ xã và lãnh đạo các thôn, các đoàn thể được triệu tập họp để báo cáo thiệt hại và phân công nhiệm vụ khắc phục giúp dân. 15 phút họp nhanh, mọi người tỏa về thôn giúp dân khắc phục hậu quả của bão Nari.
Duy Hải xã nghèo ven biển, gần hết diện tích của xã vướng phải quy hoạch của Dự án sắp xếp dân cư ven biển của tỉnh. Dự án nhằm mục tiêu giảm nhẹ thiên tai, ấy nhưng đã bị treo mấy năm nay, người dân không được cơi nới, sửa sang nhà cửa. Bão Nari quét qua, Duy Hải tan hoang, xơ xác.
"Gần 50% nhà cửa của người dân xã Duy Hải bị tốc mái, đổ sập. Dân nghèo giờ càng nghèo hơn", ông Toan thở dài. Gần 800 hộ dân của xã bị tốc mái, sập nhà, chưa kể trường học, trụ sở bị tàn phá. Thôn Trung Phường, nằm mé biển ngổn ngang đổ nát. Sau cơn bão, người dân tự đặt tên mới cho làng mình là "làng Nari".
18 ngôi nhà nằm ven biển gần nửa đã bị xô ngã, tốc mái. Trước ngày bão vào, dân làng ở đây được thông báo, tổ chức di dời đi lánh bão. Bão tan, bà con gồng gánh quay về thì nhà cửa đã đổ nát, tài sản bị nước biển cuốn mất.
Cụ Phạm Thị Thông cạn nước mắt sau bão.
Bà Phạm Thị Thông, 76 tuổi, một ngày sau bão thất thểu trên cát, đào bới tìm tấm di ảnh của chồng bị bão cuốn. Nhiều người ứa nước mắt vì thương hoàn cảnh của bà. Ngôi nhà bà Thông bão đã phá nát gần một nửa, chờ đổ sập.
Trước, nhà bà Thông cách biển hàng chục mét, nay chỉ còn mấp mé mép biển, chờ sóng nuốt chửng. Trong bão, bà Thông chạy về nhà con trai cách đó không xa để trú bão. Nhà con trai tốc mái, bà Thông thoát chết trong chốc lát.
Căn nhà bà trống trơn, không còn gì đáng giá. Anh Trần Văn Lành con trai bà Thông ngậm ngùi, thương mẹ một đời lầm lũi. Giờ nhà cửa nát tan, phận làm con không biết tính sao để giúp mẹ già.
Đối diện, căn nhà bà Trịnh Thị Là (72 tuổi) cũng đã tốc mái gần hết. Căn nhà được cất lên từ tiền hỗ trợ của nhà nước mới được mấy năm, giờ đã không còn nguyên vẹn, nhà nghèo lại càng nghèo thêm. "Nghe tin bão vào, tôi cùng dân làng bỏ chạy. Chạy thoát thân, nhưng tài sản bị nước biển cuốn hết rồi. Dân làng ở đây giờ không biết lấy gì để gây dựng lại nhà cửa", bà Là thở dài.
Thôn Tây Sơn Đông nằm giữa bốn bề cát trắng. Ngôi nhà ba mẹ con chị Nguyễn Thị Bảy nằm trên gò cát cao nhất thôn, nơi gánh chịu sức tàn phá khủng khiếp của bão. Căn nhà chị Bảy đổ sập rạng sáng 15/10 khi bão đổ bộ.
Chồng mất sớm, mình chị Bảy một mình bán vé số, nhặt ve chai nuôi 2 con ăn học. Trong cơn cuồng phong, trong đêm tối chị Bảy chỉ kịp tháo chạy thoát thân, chiếc xe máy tài sản lớn nhất thì bị đập nát vùi lấp trong gạch đá. Ngồi thẫn thờ bên đống đổ nát, chị Bảy khóc nghẹn: "Nhà sập, ba mẹ con rồi đây không biết sẽ sống ra sao".
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, con gái đầu của chị Bảy sớm nghỉ học phải đi ở cho một gia đình ở Đà Nẵng với đồng lương ít ỏi phụ giúp mẹ nuôi em ăn học. Mỹ Hương con gái út chị Bảy, hiện đang là sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật y tế 2 ở Đà Nẵng, nghe tin nhà cửa đổ nát, nghỉ học về với mẹ. "Giờ em chắc phải nghỉ học thôi", Hương nói trong nước mắt.
Nari không làm người dân khóc
Miền chân sóng Hà My (Điện Bàn, Quảng Nam) chộn rộn cả buổi sáng qua. Tâm bão đêm 14 rạng sáng 15/10 xộc thẳng vào 6 thôn ven biển Điện Dương tạo nên khung cảnh hoang tàn. Hàng chục nhà đổ sập, hàng trăm nhà tốc mái, trâu bò lợn gà chết.
Người dân thực sự lâm vào cảnh khốn cùng. Họ không khóc, bởi đã quá quen với những cơn thịnh nộ của đất trời, cũng như họ đã nhẫn nhục cả kiếp người sống trong vùng dự án treo, không được cơi nơi, sửa sang nhà cửa. Mỗi lần đón bão, mỗi lần trắng tay, thậm chí mất mạng. Họ đã quá quen!
Ngồi vá lưới chuẩn bị cho chuyến đi biển mới trong căn nhà trống hoác, anh Ngô Dân, cười hiu hắt: Đó, bay hết trơn rồi. Chẳng còn gì. Anh Dân ở thôn Hà Quảng Bắc, sát bờ biển, như bao thôn làng ở miền duyên hải, mỗi nắng hứng chịu trên dưới 10 cơn bão nặng nhẹ.
"Quen rồi chú ạ. Như đêm rồi, 3 giờ sáng, nhà chèn chống kỹ như vầy mà nó giật tung. Tôn bay mất đi đâu không còn dấu tích. Thôi đành kệ ra sao thì ra, kiếm cái ăn đã".
"Nghe tin bão vào, tôi cùng dân làng bỏ chạy. Chạy thoát thân, nhưng tài sản bị nước biển cuốn hết rồi. Dân làng ở đây giờ không biết lấy gì để gây dựng lại nhà cửa". Bà Trịnh Thị Là (72 tuổi)
Căn nhà chỉ còn mấy bức tường của anh Dân chẳng có vật dụng gì đáng giá. Bao năm quần quật đi biển, giỡn mặt với tử thần, gia sản của vợ chồng anh chỉ là 5 đứa con giờ cũng đang vất vả mưu sinh vùng biển. Nói sòng phẳng, anh Dân có 2 nhà, nhưng một cái gọi là nhà ở phía trước như túp lều che tạm. Năm 2003, giải tỏa làm đường, anh ở phía trên, 110m2 đất ở cùng nhà kiên cố, anh được đền bù 160 triệu, về mua đất làm nhà ở Hà Quảng Bắc còn thiếu.
"Bao năm nay sống thế này, nhà cửa tạm bợ cũng sợ lắm nhưng họ không cho làm nhà kiên cố, không cho sửa sang. Đến khổ vì mấy ông dự án. Dân muốn làm cái nhà yên lành chống bão cũng không cho. Dự án thì ông treo mấy chục năm trời. Tui năm nay quá ngũ tuần, sống hết đời không biết dự án nó có triển khai không?". Anh Dân thở dài thườn thượt, xong quay sang vá lưới để chuẩn bị cho chuyến biển ngày mai. Anh không còn thời gian suy nghĩ xem, cả làng này chịu ấm ức đến lúc nào.
Vợ chồng anh A Tuấn (dân tộc Nùng, di cư từ Cao Bằng vào Quảng Nam) ngao ngán nhìn ngôi nhà giờ chỉ còn đống gạch vụn: Hai cơn gió mạnh, kéo xà gồ lẫn tôn bay xuống ruộng. Thêm một cú giật ghê người độ 5 giờ sáng, sập hoàn toàn. Vợ chồng A Tuấn sinh sống ở thôn Quảng Gia từ năm 2003, như hàng ngàn dân 6 thôn ven biển Hà My.
"Lệnh trên ban xuống từ ngày đến đây làm nhà, không được xây kiên cố, làm tàm tạm để sau còn dỡ đi cho nhanh. Vùng này dự án. Sửa sang cũng không, cơi nới lại càng không. Trồng cây cối à. Quên đi cho nhanh. Vùng dự án quy hoạch rồi, lấy chi mà đền bù". A Tuấn nói đoạn, chạy xồng xộc đi. Vợ chồng anh cố gắng lượm lặt từ đống đổ nát để dựng căn lều ở tạm.
Ông Đinh Hồng Lâm - Phó Chủ tịch xã Điện Dương (Điện Bàn) không ngạc nhiên mấy với nỗi khổ của dân: "Biết chứ, chính quyền biết hết mà đành bó tay bao năm nay".
Xã chỉ có 3.700 hộ dân, tập trung phần đa 6 thôn ven biển mà đã có trên 30 dự án đã và đang quy hoạch. "Mới có 2 cái triển khai và đang sử dụng, còn lại trên giấy cả. Du lịch, khách sạn resort hết. Nói hoài mà không thấy đâu. Quy hoạch treo mà, chỉ dân là khổ".
Năm ngoái trở lại đây, dân nói quá, lãnh đạo xã bắt đầu mạnh miệng lên tiếng, cho dân xây nhà kiên cố nếu đúng thửa, đúng sổ đỏ. Nhưng chưa kịp xây thì Nari đã kịp oanh tạc, bứng hết!
Dọc đường ven biển Hà My, dân lại ồn ào ngày mới, chuẩn bị ra khơi. Họ đã bỏ lại ấm ức, bỏ lại nhọc nhằn phía sau cơn bão để ào vào mưu sinh cho tương lai. Họ cam chịu như thế đến hết cuộc đời.
Theo Nam Cường - Nguyễn Thành
Tiền phong
Phát minh đáng giá Một nhà phát minh nổi tiếng thông minh có tài nghĩ ra nhiều cái mới lạ và độc đến không ngờ. Trong suốt một thời gian dài, các vị khách đến nhà ông đều băn khoăn không hiểu sao cái cổng lại khó mở đến thế. Một người bạn thân không chịu được bèn nói: - Cổng nhà cậu nặng, tớ phải cố...