Những hãng ôtô nội địa bán chạy nhất Trung Quốc
Hãng ôtô Trường An – Trung Quốc, bán được nhiều xe nhất tại thị trường nội địa trong năm 2021, với hơn 2,3 triệu chiếc.
Trong bài viết của Juan Felipe Munoz – một chuyên gia về công nghiệp ôtô của JATO Dynamics, hãng thống kê và phân tích thị trường đa quốc gia – đăng trên Motor1, có 9 hãng xe và tập đoàn ôtô Trung Quốc được xếp hạng theo số xe bán trong 2021.
Danh sách này chưa gồm số xe bán được thông qua các liên doanh. Các hãng xe nước ngoài khi vào Trung Quốc đều phải liên doanh với hãng địa phương. Ví dụ, Volkswagen là thương hiệu ôtô bán chạy nhất nước này thông qua các liên doanh như SAIC-Volkswagen, FAW-Volkswagen hay JAC-Volkswagen.
Hãng nội địa bán chạy nhất Trung Quốc trong năm qua – Changan, với trụ sở ở Trùng Khánh – chủ yếu sản xuất ôtô dưới các thương hiệu gồm Changan, Oshan và Kaicene. Hãng cũng vừa ra mắt thương hiệu con chuyên về xe điện là Shenlan hồi tháng 4 vừa qua, với mục tiêu bán được 600.000 xe tính đến hết 2025. Changan còn có liên doanh với Ford và Mazda.
Á quân của bảng xếp hạng – Geely – cũng bán được hơn 2 triệu xe trong năm qua. Những yếu tố giúp tập đoàn này phát triển vững chắc một phần nhờ sự kiểm soát cổ phần ở Volvo Cars cũng như sự tăng trưởng ấn tượng của một số thương hiệu con ngoài Trung Quốc.
Những năm qua, Geely đã mua lại các thương hiệu nước ngoài như Volvo (Thụy Điển), mua lại 49,9% cổ phần ở Proton (Malaysia) và 51% cổ phần ở Lotus (Anh). Hãng cũng ra mắt một số thương hiệu mới như Lynk & Co chuyên về xe điện. Một số thương hiệu khác như Polestar, Zeekr và Geometry cũng thuộc Geely.
Video đang HOT
Hãng xe thuộc sở hữu tư nhân Great Wall (Trường Thành) vốn được biết đến rộng rãi với dòng SUV. Hãng cũng sản xuất xe dưới các thương hiệu con như Haval, Wey, Tank, Ora.
Great Wall cũng đã bắt đầu khai thác thị trường châu Âu thông qua thương hiệu Ora với dòng xe cỡ nhỏ phong cách hoài cổ. Haval lại hiện diện tại một số thị trường đang phát triển như Nam Mỹ và Trung Đông.
SAIC hiện sở hữu một loạt thương hiệu gồm MG, Roewe, Maxus và Feifan. Doanh số 2021 chưa tính đến kết quả kinh doanh của những liên doanh với GM-Wuling, Volkswagen, General Motors và Iveco.
Trong đó, MG hiện là hãng xe Trung Quốc lớn thứ hai tính theo doanh số ở châu Âu trong 2021 với 53.100 xe bán ra. Con số này tương đương hơn 80% doanh số của mọi thương hiệu Trung Quốc khác tại châu lục già, trừ Geely.
Chery là thương hiệu còn khá non trẻ so với các đối thủ đồng hương khi mới ra đời vào năm 1997. Các sản phẩm chủ chốt là dòng xe con, SUV và xe thương mại. Hãng đã bắt đầu xuất khẩu từ 2001 nhưng sự hiện diện vẫn rất hạn chế tại các thị trường phát triển.
Tuy nhiên, Chery lại có các nhà máy sản xuất ngoài Trung Quốc, đặc biệt tại Brazil và Ai Cập. Trong 2021, Chery bán được gần 962.000 xe thông qua các thương hiệu Exeed, Karry, Jetour và Chery.
Thành lập năm 1953, FAW hiện bán xe dưới các thương hiệu gồm Jiefang (xe tải), Bestune (ôtô con) và thương hiệu hạng sang Hongqi. Hãng có liên doanh với Toyota, General Motors và Volkswagen. Riêng Hongqi đã tới châu Âu với mẫu SUV điện E-HS9.
Dongfeng có những thương hiệu con như Venucia, Fengdu, Aeolus, Forthing, Voyah. Hãng còn sản xuất xe cho Honda, Nissan, Kia và Peugeot-Citroen. Dongfeng cũng quảng bá một số sản phẩm tại châu Âu nhưng chủ yếu dựa vào phân khúc xe thương mại hạng nhẹ.
BYD Auto thành lập năm 2003 khi hãng mẹ BYD mua Qinchuan Automobile và chỉ chuyên sản xuất xe điện. Mẫu SUV điện BYD Tang được bán tại một số thị trường châu Âu và hãng cũng hiện diện tại Trung Đông cũng như Nam Mỹ.
Trong 2021, GAC bán gần nửa triệu xe thông qua các thương hiệu con GAC, Trumpchi, và Aion. Sản phẩm của hãng chủ yếu là dòng SUV nhiều kích cỡ, một số ít sedan và các mẫu xe điện. GAC cũng sản xuất xe cho các liên doanh với Mitsubishi, Toyota, Honda và Stellantis.
Chuỗi cung ứng chip cho các nhà sản xuất ôtô lại gặp khó khăn mới
Trận động đất ở Đông Bắc Nhật Bản ngày 17/3 đã buộc hãng sản xuất chip Renesas và hãng sản xuất linh kiện Murata của Nhật Bản phải dừng hoạt động tại một số nhà máy của 2 hãng này.
Một sản phẩm chip bán dẫn của Renesas Electronics Corp. (Ảnh: Reuters)
Hãng sản xuất chip Renesas Electronics Corp và hãng sản xuất linh kiện Murata Manufacturing Co Ltd của Nhật Bản đều dừng một số hoạt động vào ngày 17/3 sau trận động đất ở phía Đông Bắc nước này, khiến chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp ôtô toàn cầu lại đứng trước một khó khăn mới.
Renesas cho biết đã tạm thời dừng sản xuất tại hai nhà máy sản xuất chip và dừng một phần sản xuất tại nhà máy thứ ba.
Trong số này có nhà máy sản xuất đĩa bán dẫn Naka ở tỉnh Ibaraki, nơi cung cấp chip cho các công ty sản xuất ôtô trên khắp thế giới vốn đã phải giảm sản lượng do thiếu chip liên quan đến những gián đoạn trong đại dịch.
Trong khi đó, Murata cho biết đã dừng hoạt động tại bốn nhà máy sau trận động đất và đã xảy ra hỏa hoạn tại một nhà máy sản xuất cuộn cảm chip cho điện thoại thông minh và ôtô.
Renesas đã trở thành một nhà cung cấp quan trọng đối với các hãng sản xuất ôtô toàn cầu.
Hãng sản xuất gần 1/3 lượng chip vi điều khiển mà ôtô trên khắp thế giới sử dụng.
Trong khi đó, Murata là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về tụ điện gốm được dùng cho điện thoại thông minh, máy tính và ôtô.
Hai hãng không phải là những tên tuổi được biết đến nhiều tại phương Tây như Sony Group Corp hay Panasonic Corp, nhưng là những minh chứng cho thấy nhiều công ty của Nhật Bản vẫn tiếp tục chiếm vị trí nổi bật trong công nghệ có tính chuyên biệt cao này./.
Luxshare - đối tác của Apple bước chân vào ngành công nghiệp ôtô Sau Foxconn, một đối tác quan trọng khác của Apple là Luxshare cũng đang lấn sân sang ngành công nghiệp ôtô với trọng tâm là phát triển xe điện. Đối tác Apple là Luxshare, một trong những nhà cung cấp hàng đầu của Apple trong dây chuyền sản xuất và lắp ráp AirPods. Với tên gọi chính thức là Luxshare Precision Industry, công...