Những hãng game đã từng hồi sinh từ cõi chết
Đây là những công ty đã có thời vùng lên mạnh mẽ khi tưởng chừng như đã đi vào dĩ vãng.
Những anh hùng trong game luôn luôn sống sót qua bất kỳ vụ tấn công nào và có thể trở lại một cách mạnh mẽ hơn, nhưng những công ty sáng tạo nên họ thì lại hiếm khi có thể hồi phục sau một đợt khủng hoảng nặng nề. Trong nửa cuối thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến nhiều sự ra đi của những công ty có thể nói là những “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp game, trong đó có Midway, Clover và Factor 5. Nhưng vẫn còn đó những công ty cố gắng gượng và đã gây dựng lại được.
Dưới đây là danh sách 5 công ty đã từng có cuộc trở lại ngoạn mục sau những khủng hoảng tưởng như đã nhấn chìm họ.
Sierra Entertainment được biết đến thông qua những sản phẩm như King’s Quest và Leisure Suit Larry, nhưng hãng đã có vấn đề thích ứng với sự thay đổi của thị trường game PC trong những năm 90. Sau hàng loạt những vụ mua bán và sáp nhập, hãng đã trở thành một phần của Vivendi. Tuy nhiên, sau khi công ty mẹ sáp nhập với Activision vào năm 2008, đã có tin đồn rằng Sierra Entertainment đã phải đóng cửa và được đem ra đấu giá.
Tưởng như chúng ta sẽ không còn được nghe hay thấy một sản phẩm nào của Sierra Entertainment nữa thì đột nhiên tại Gamescom 2014, hãng đã quay trở lại như là một công ty con của Activision.
Video đang HOT
SNK là hãng phát triển được biết đến thông qua tựa game King of Fighters. Thời kỳ vàng son của hãng là khi ra mắt hệ máy Neo-Geo và tựa game Sengou. Có một thời gian, hãng được so sánh với Capcom và Namco, nhưng do thị trường giải trí thu hẹp và các khoản đầu tư xấu đã khiến SNK tuyên bố phá sản vào năm 2001.
Khi SNK đóng cửa, tất cả tài sản còn lại đều được đổ dồn vào Playmore, một công ty được sáng lập bởi người sáng lập nên SNK – Eikichi Kawasaki. Vào 2003, Playmore đã chính thức đổi tên thành SNK Playmore, nhưng doanh thu hiện tại của hãng chủ yếu đến từ pachinko, game mobile. Hãng đã không công bố bất kỳ một tựa game console nào nữa.
Hãng có tên ban đầu là Trinity Acquisition Corporation được thành lập vào 1989. Sau đó vào 1991, công ty đã hợp nhất với Toy-Head Quarter, một công ty đồ chơi để thành lập một công ty trò chơi điện tử THQ. Được biết đến thông qua những tựa game nổi tiếng như Metro: Last Light hay Saint Row: The Third, vào đầu năm 2013, hãng đã chính thức phá sản.
Khi phá sản, số tài sản còn lại không nhiều nên THQ đã phải bán đi từng thường hiệu nổi tiếng của mình cho Nordic Games, một công ty không nhiều người biết đến. Dưới cái tên Nordic Games, liệu những sản phẩm của THQ có còn giữ được lòng tin của người hâm mộ. Studio này cho biết sẽ ưu tiên hàng đầu cho series Darksiders, dòng game RPG nổi tiếng Titan Quest.
Đối với một thế hệ nào đó của người Mỹ, Atari đồng nghĩa với trò chơi điện tử vì chính nó đã tạo nên thế hệ console đầu tiê tại Mỹ. Vào năm 1983, thị trường game của Mỹ bị khủng hoảng và những trò chơi của Atari đã không còn hấp dẫn. Dù hãng đã cố gắng nhưng cuối cùng đã biến mất hoàn toàn sau khi sáp nhập với một nhóm có tên JTS Corp vào năm 1996.
Cái tên Atari được gia hạn vào năm 1998 sau khi được mua bởi nhà sản xuất đồ chơi Hasbro. Kế hoạch này của Hasbro nhằm thúc đẩy các dòng game của hãng , việc này rõ ràng không hề có lợi vì cái tên Atari đã bị bán chỉ vài năm sau đó. Chủ sở hữu mới là hãng Infogrames ở châu Âu không có hi vọng gì về việc sẽ làm ra được những tựa game như Test Drive hay Star Trek Online sẽ tốt hơn thị trường Mỹ. Chính vì vậy, Infogrames đã chuyển hướng sang mở rộng thị phần sang các mảng khác như đánh bài, hay những tựa game nhỏ hơn. Và cuối năm nay rất có khả năng sẽ ra mắt phiên bản mới của tựa game Haunted House.
Tương lai có vẻ khá tươi sáng cho Irrational Games. Hãng đã có những thành công nhất định với tựa game System Shock 2, Freedom Forces và rất có triển vọng phát triển hơn nữa. Sau đó, Irrational đã bị mua lại bởi 2K Games trong quá trình phát triển. Vào 2007, ngay trước khi phát hành tựa game đình đám Bioshock, Irrational Games đã trở thành một phần của công ty là 2K Boston.
Người hâm mộ đã chờ đợi rất nhiều năm những thông tin về những tựa game tiếp theo từ Levine. Cho đến năm 2010, nhóm nghiên cứu của 2K đã phục hồi lại cái tên Irrational Games vào 8 tháng 1. Vào tháng 8 cùng năm, tựa game Bioshock Infinite được tiết lộ là tựa game tiếp theo của Irrational Games. Sau thành công vang dội của Infinite, đến đầu năm 2014, Irrational bất ngờ sa thải hàng loạt nhân viên và công ty lại phải đóng cửa. Một số phận hết sức nghiệt ngã cho một hãng game.
Theo Game4v
Atari sẽ mang Haunted House và Alone in the Dark quay lại
Sự đổ bộ của những tác phẩm kinh điển
Atari vừa thông báo sẽ phát hành phiên bản mới của hai tựa game kinh dị đình đám một thời của mình là Haunted House và Alone in the Dark. Cả hai sẽ cùng xuất hiện trên PC vào mùa thu này.
Tựa game Haunted House mới là tựa game thứ tư của Atari được phát hành dưới cái tên này. Game sẽ được phát triển bởi Studio Dreampainters của Ý, nhà phát triển của tựa game kinh dị Anna. Đầu năm nay, nhà sáng lập của studio - Allesandro Monopoli đã từng tiết lộ rằng studio của ông đang trong quá trình phát triển một bản reboot của một tựa game cũ đến từ một nhà phát hành lớn.
Haunted House được ra mắt lần đầu vào năm 1982 trên hệ máy Atari 2600. Cũng vào thời điểm đầu năm nay, một nhà phát triển game cho di động - Kung Fu Factory đã phát hành một game platform khác mang tên Haunted House cho iOS. Vào năm 2010, Atari cũng đã phát hành một game khác của dòng Haunted House đồng thời trên PC, Wii và Xbox 360.
Alone in the Dark: Illumination cũng là một tựa game kinh dị kinh điển của Atari, game được phát hành lần đâu tiên vào năm 1992 bởi công ty mẹ của Atari là Infogrames. Phiên bản mới này hiện đang được phát triển bởi một studio có tên Pure. Trước đây vào năm 2008 Atari cũng đã cho ra mắt một game khác cùng series Alone in the Dark cùng lúc trên Playstation 2, Playstation 3, Wii, Xbox 360 và PC.
Atari cho biết họ sẽ tiết lộ thêm thông tin về hai tựa game này tại hội chợ PAX Prime diễn ra vào cuối tháng này.
Theo Polygon
15 tựa game đắt và hiếm nhất trên thế giới Một số tựa game có thể có giá lên tới 50.000 USD. Ngày nay, không ít người có đam mê sưu tập những bản cổ và mới đây, RacketBoy đã cho ra mắt danh sách những trò chơi hiếm và đắt nhất hiện nay cho giới sưu tập. 15. "Elemental Gearbolt" Assassin's Case (PS1): 1.400 USD - 1.750 USD "Elemental Gearbolt" là một...