Những góc khuất ít người biết trong cuộc hôn nhân đình đám lịch sử của Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại
Nhiều người cho rằng, có lẽ bi kịch của Nam Phương Hoàng hậu một phần do bà quá “tham vọng”…
Chuyện tình giữa Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại luôn là sự quan tâm chú ý của công chúng. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, cuộc hôn nhân nổi tiếng ấy có sự can thiệp của yếu tố chính trị.
Nam Phương hoàng hậu, tên húy Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân từ gia đình giàu có và là người con gái mang vẻ đẹp phương Đông và có trí tuệ uyên bác phương Tây.
Tình yêu sét đánh và quyết tâm của vị vua trẻ lấy bằng được người đẹp làm vợ
Trong một buổi dạ tiệc và một buổi nghỉ mát tại Đà Lạt vua Bảo Đại đã có cơ hội gặp Nguyễn Hữu Thị Lan.
Nhan sắc “vạn người mê” của Nam Phương Hoàng hậu tuổi đôi mươi
Nhận xét về nàng Nguyễn Hữu Thị Lan Bảo Đại từng nói: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”.
Cũng có tài liệu chép rằn g trước khi có sự hội ngộ ở Đà Lạt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã từng gặp nhau ở con tàu từ Pháp về Việt Nam. Tháng 8/1932, trên một chuyến tàu,như một sự sắp xếp sẵn từ trước, một bên do vợ chồng Khâm sứ Charles đại diện và một bên do vợ chồng Lê Phát An đại diện. Ở trên chuyến tàu đôi trai tài, gái sắc ắt hẳn đã có dịp chuyện trò và gặp gỡ.
Video đang HOT
Tháng 9/1932, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại tạm chia tay và hẹn ngày tái ngộ. Ông về Huế đảm nhận trọng trách mới. Bảo Đại được Toàn quyền Khâm sứ Pháp đưa đi thăm mấy tỉnh miền Trung, vùng Tây Nguyên… để “ra mắt” dân chúng. Sau khi trở về Huế được vài tháng, Bảo Đại thấy trong người mệt mỏi, nên được người Pháp đề nghị Bảo Đại vào Đà Lạt nghỉ ngơi. Và đó cũng là lần gặp thứ 2 với cô Nguyễn Hữu Thị Lan.
Bà thường tham gia các hoạt động chính sự của vua Bảo Đại
Những ngày nghỉ dưỡng ở Đà Lạt, vua Bảo Đại cùng Nguyễn Hữu Thị Lan cùng chơi quần vợt, cùng trò chuyện và chỉ một thời gian ngắn ngủi là họ đã cảm mến nhau. Như vậy, dù trong trường hợp nào thì người ta cũng vẫn nghi ngờ có sự sắp xếp rõ ràng 2 người này mới có thể gặp gỡ nhau. Và chuyện hôn nhân là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Nhưng mãi những ngày sau này, vua Bảo Đại vẫn khẳng định tình cảm của ông dành cho Nguyễn Hữu Thị Lan là chân thật, không có sự can thiệp của yếu tố nào khác. Dù mẫu thân của Bảo Đại là bà Từ Cung và triều đình nhà Nguyễn phản đối nhưng Bảo Đại vẫn khẳng định giữa ông và Thị Lan không phải là mối tình “chính trị” do Pháp sắp đặt.
Còn về Nam Phương Hoàng hậu, bà đã trả lời một bài phỏng vấn trên báo Sài Gòn vào năm 1933 rằng: “Cuộc hôn nhân giữa tôi và Hoàng thượng là một sự tình cờ. Vì hai người đã gặp nhau trong một bữa dạ hội ở Dinh Đốc lý Darles tại thị xã Đà Lạt vào năm 1933. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng đế, nhưng Hoàng đế đã chú ý đến tôi…”.
Những đặc cách chưa từng có trong lịch sử
Ngày 20 tháng 3 năm 1934, vua Bảo Đại tổ chức đám cưới với Bà Nguyễn Hữu Thị Lan tại điện Kiến Trung. Chỉ 4 ngày sau đó, bà Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong là Nam Phương Hoàng hậu. Khi Bảo Đại tới hỏi cưới Nguyễn Hữu Thị Lan, gia đình bà đã yêu cầu vị vua trẻ phải đáp ứng các điều kiện như: tấn phong Hoàng Hậu Chính Cung ngay trong ngày cưới. Được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo. Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Nhưng trước Hoàng tộc triều Nguyễn, Bảo Đại lại khẳng định: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình”.
Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các Chính cung trong triều Nguyễn.
Cuộc hôn nhân không như mơ và ám ảnh về những ngày cuối đời cô độc
Mặc dù làm vua nhưng Bảo Đại lại không mấy quan tâm đến việc triều chính. Trong khi đó Nam Phương Hoàng hậu là người phụ nữ thông minh, sâu sắc, cá tính, luôn ra mặt trong những sự kiện chính sự của chồng.
Nam Phương Hoàng hậu cùng 5 người con
Dù đã từng si mê Nam Phương Hoàng hậu và cưng chiều hết mức sau khi kết hôn nhưng với bản tính lười biếng, ham chơi, phóng đãng, trụy lạc, dễ dao động… Bảo Đại khiến vợ mình luôn đắm chìm trong cô đơn, u uất. Điển hình là sau thời gian Bảo Đại thoái vị.
Tháng 3/1946, cựu hoàng Bảo Đại bỏ đất nước vừa giành được độc lập, bỏ mẹ già, vợ trẻ, con dại, bỏ lăng tẩm tiên vương… trốn sang Hong Kong cùng kỹ nữ Lý Lệ Hà. Giữa tình hình chính trị và quân sự giữa Việt và Pháp rất căng thẳng, chiến tranh tới gần cựu hoàng hậu Nam Phương một nách chăm 5 con sống trong cung An Định trong khi mẹ chồng cũng đã tản cư. Thời gian ấy đối với bà rất khó khăn cùng cực.
Những ngày cuối đời, Hoàng hậu Nam Phương sống cô đơn sau khi di cư sang nước Pháp. Bệnh tim của bà ngày càng nặng, trong một lần lên cơn khó thở, Nam Phương Hoàng hậu đã ra đi mãi mãi ở tuổi 49. Lúc đó, không chỉ ông chồng bạc tình đang bận ăn chơi ở miền nam nước Pháp mà cả những đứa con cũng đều học và làm việc tại Paris. Vậy là người phụ nữ từng là bà hoàng một thời lại ra đi trong cô độc.
Nhiều người cho rằng, có lẽ bi kịch của Nam Phương Hoàng hậu một phần do bà quá “tham vọng”. Cái tham vọng để có một đất nước yên bình, thịnh vượng khiến Nam Phương Hoàng hậu là cái tên được dân chúng yêu mến và kính trọng. Nếu ngày ấy, bà không chọn làm vợ vua thì có lẽ cuộc đời Nam Phương đã không bất hạnh như vậy.
Theo afamily.vn
Chồng nói sẽ có cách khác nếu tôi không sinh được con trai
Tôi và anh đến với nhau bằng tình yêu sét đánh, khi tôi thi đại học vỏn vẹn có 7 ngày đã gặp anh và cả hai đều cảm thấy yêu nhau.
Sau 7 năm yêu sâu đậm, chúng tôi kết hôn, giờ có hai con gái, 7 tuổi và 4 tuổi, ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, trong nhà không ngớt tiếng cười. Chúng tôi đều chăm chỉ làm việc, tu chí, cuộc sống cứ tưởng ngập tràn trong niềm hạnh phúc, buổi tối cả nhà quây quần, chơi đùa cùng nhau, cùng nhau học bài, cuối tuần lại đi chơi ở khu vui chơi, ra vùng biển, về quê với ông bà nội ngoại.
Thế mà việc anh đòi sinh thêm một đứa con trai đã gây ra những áp lực, căng thẳng cho tôi, làm không khí trong gia đình không vui. Anh là cháu trưởng trong gia đình nhưng em trai anh đã có hai con trai, tức là ông bà đã có người nối dõi rồi. Trong suy nghĩ của tôi, chỉ cần có hai con gái là đủ, tập trung nuôi dạy các con và lo làm việc.
Tôi lớn lên trong một gia đình có 3 con gái (mẹ tôi hai lần sinh) nhưng bố mẹ tôi không bao giờ buồn lòng về điều đó. Còn bên cạnh nhà tôi, cậu tôi, bác tôi cũng có 3 người con gái nhưng lại đổ lên đầu vợ con họ sự buồn phiền vì không có con trai, tạo nên hai thảm kịch cho hai nhà. Hai người họ suốt ngày rượu chè, không lo làm ăn, chăm lo cho con cái, để mấy người con không biết bao nhiêu lần đau lòng, khóc về việc đó.
Nhiều lúc tôi tự nghĩ: Sao không thay vì đuổi theo ước mơ có con trai để chống gậy lúc chết, cậu và bác hãy chăm chỉ làm việc, sống hiền hòa, yêu thương các con, như thế cuộc sống của họ sẽ tốt hơn không? Người ta bảo: "Có con gái sướng đến lúc chết, có con trai đến lúc chết mới sướng" tôi thấy đúng quá. Ví như ông tôi sinh được 3 người con trai và một người con gái là mẹ tôi. Ba cậu của tôi không ai hợp với ông, ông đã rất nhiều lần khổ sở vất vả lên quán rượu kéo cậu hai tôi về. Ông cũng không biết bao nhiêu lần đến tận cơ quan của con trai lớn để lôi cậu khỏi đám đánh bạc. Riêng mẹ tôi, người con gái mà khi bà sinh mẹ, ông không thèm vào thăm, không thèm nhìn mặt con, giờ lại là người ông yêu nhất, là người quan tâm đến ông nhất, hay mua quà và sang chơi với ông nhất.
Không khí gia đình tôi giờ căng như dây đàn, một bên muốn sinh con trai, một bên muốn dừng lại. Anh tuyên bố: "Nếu không đẻ thì anh có cách khác". Con trai với anh quan trọng thế sao? Quan trọng hơn hạnh phúc gia đình, một người vợ đã cùng anh vượt qua bao gian khó vất vả xây dựng từ hai bàn tay trắng đến khi có cơ sở vật chất đầy đủ? Quan trong hơn hai đứa con xinh xắn, lúc nào cũng bố bố, lúc nào cũng muốn rúc vào nách bố ngủ? Cách khác của anh chắc chắn sẽ làm gia đình không còn vẹn nguyên nữa. Tôi đã chiều chồng, đi thụ tinh ống nghiệm một lần để có con trai, chi phí cũng cao, tầm khoảng 100 triệu, nhưng không may lại chưa thành công. Tôi sợ những lần đến bệnh viện, những lần chọc kim tiêm hàng ngày, những lần thăm khám buồng trứng, sợ những giây phút phải chờ đợi đến lượt ở bệnh viện, sợ cả những áp lực tâm lý khi làm thụ tinh ống nghiệm, sợ cái thời gian 14 ngày thấp thỏm lo âu đợi chờ. Quan trọng là có cần thiết phải như thế không?
Nếu tôi làm thêm một lần nữa vẫn không thành công, không có con trai cho anh thì sao? Anh có đi kiếm con ở ngoài không? Tại sao đàn ông Việt Nam cứ cần phải có con trai? Tại sao không sống cuộc sống hiện tại của mình, chăm lo cho bố mẹ, vợ con mà lại phải đi tìm kiếm cuộc sống sau khi chết? Trong tình huống của tôi, rất mong độc giả cho một lời khuyên để giảm bớt áp lực tâm lý, căng thẳng trong đầu. Chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Vợ ngủ với sếp, chồng còn hào hứng quay lại clip để ép không cho ly hôn và sự thật bất ngờ phía sau Tôi và Hải lấy nhau cũng được hơn 2 năm. Trước khi lấy nhau, hai chúng tôi đã có một mối tình đẹp như mơ từ thuở cấp ba, rồi lên đại học. Tôi vốn là hoa khôi của trường cấp 3 năm đó, Hải thì luôn đứng đầu trong bất kì cuộc thi nào, luôn luôn. Một người xinh đẹp, một người...