Những giọng hát đặc biệt của làng nhạc Việt
Ca sĩ Việt đôi khi làm được những điều kỳ dị trong giọng hát khiến người khác phải nể phục.
Mỹ Hạnh và giọng hát đàn ông
Giọng nữ trầm (contralto) là một loại giọng hiếm ở Việt Nam, và Mỹ Hạnh là một trong số đó. Với khả năng đặc biệt trong giọng hát, Mỹ Hạnh có thể xuống những quãng trầm với âm sắc của giọng nam trung (baritone) một cách dễ dàng, thoải mái, không có sự cản trở nào hết.
Ca sĩ Mỹ Hạnh.
Quãng trầm của cô vô cùng nặng, tối, dày và chắc chắn, lại có thể điều khiển tốt với ngân rung. Trong màn trình diễn sau, cô đã xuống hẳn B2, một note rất trầm mà ít thấy giọng nữ nào ở Việt Nam chạm xuống được, chứ đừng nói kiểm soát tốt như cô.
Carol Kim và giọng hát da màu
Là người Việt thuần chủng, lại sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và mãi sau này mới sang Mỹ, nhưng Carol Kim lại có tiếng hát thuần chất da màu.
Carol Kim.
Chất da màu trong giọng hát của Carol Kim thể hiện rõ ở chất khè, đặc quánh, smoky đặc trưng của các giọng nữ trung trầm da màu, nên vô cùng man dại, nội lực, dữ dội, hệt một người đàn ông.
Ở Việt Nam hiện nay gần như chưa thấy ca sĩ nào như Carol Kim, từ giọng hát, cách hát lẫn phong cách, ngoại hình đều đậm chất da màu thập niên 70, thấm nhuần chất Soul/R&B/Gospel đến từng note nhạc.
Thu Minh và whistle C7
Whistle là kĩ thuật mới ở Việt Nam nên rất ít ca sĩ sử dụng. Tuy nhiên, ca sĩ Thu Minh có thể whistle tới C7, một note rất cao trong quãng giọng thông thường, mà hiện nay chưa có ca sĩ Việt nào chạm tới.
Thu Minh.
Ngoài ra, Thu Minh còn có khả năng gằn giọng trên B5. Đây là một note rất cao mà ít ca sĩ Việt chạm tới, nhưng Thu Minh lại có thể dùng gằn giọng để đẩy giọng lên note nhạc đó. Thông thường, ca sĩ Việt chỉ có thể gằn giọng trong khoảng từ A4 tới F5.
Quách Thị Hồ và đổ hột con kiến
Đổ hột hay còn gọi là hát nảy hạt, cũng có thể coi là một dạng trillo, là một kĩ thuật khó, đặc trưng riêng của dân ca Việt Nam, trong đó sử dụng yếu tố rung của thanh hầu. Sử dụng đổ hột rất khó, ca sĩ phải biết cách ém hơi điêu luyện, sau khi xuống hết lại đẩy ra ngoài, sao cho vẫn tròn vành, rõ chữ.
Video đang HOT
Nghệ nhân Quách Thị Hồ.
Nếu đổ hột đã khó, thì đổ hột con kiến còn khó hơn gấp bội, phải làm sao để vừa đẩy hơi ra ngoài, vừa lấy hơi vào trong.
Người thực hiện kĩ thuật này điêu luyện nhất có lẽ nghệ sĩ nhân dân – nghệ nhân ca trù Quách Thị Hồ.
Trần Quang Hải và đồng song thanh
Đồng song thanh hay còn gọi là khoomei, là một loại kỹ thuật rất khó của các thiền sư Tây Tạng.
Trần Quang Hải.
Khi hát đồng song thanh, người hát sẽ tạo ra hai tần số âm thanh chạy song song với nhau trong cùng một lần hát. Hai tần số âm thanh này sẽ đối lập nhau, một cao một thấp, và thường phải dùng máy đo tần số mới đo được.
Giáo sư Trần Quang Hải là người Việt Nam đầu tiên tìm ra kỹthuật đồng song thanh và thể hiện nó.
Phương Thanh và khả năng hát xa mic
Giọng hát Phương Thanh còn có nội lực và độ vang rất lớn, giúp cô có thể kéo mic ra xa hàng mét mà vẫn rõ tiếng.
Phương Thanh.
Chính Phương Thanh từng chia sẻ, trong một chương trình, cô có thể kéo mic xuống tận thắt lưng, trong khi các ca sĩ khác lại không thể làm được điều đó.
Châu Thanh và làn hơi bất tận
Châu Thanh.
Nghệ sĩ cải lương Châu Thanh trong một chương trình từng hát liền mạch không nghỉ, không lấy hơi trong 1 phút 10 giây.
Khánh Bình và khả năng hát giọng nữ
Khánh Bình.
Là giọng phản nam (countertenor) nên nam ca sĩ Khánh Bình có thể hát bằng hai giọng nam nữ khác nhau trong cùng lúc.
Mai Quốc Việt và khả năng giả giọng hàng chục ca sĩ
Ca sĩ Mai Quốc Việt có một khả năng đặc biệt, anh có thể giả giọng khá giống các ca sĩ khác.
Mai Quốc Việt.
Những ca sĩ anh có thể giả giọng được là: Trần Tiến, Đàm Vĩnh Hưng, Ưng Hoàng Phúc, Lam Trường, Khánh Phương, Chế Linh, Duy Mạnh, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Trần Mạnh Tuấn, Phương Thanh, Phan Đình Tùng, NSND Thu Hiền và Jimmy Nguyễn, Sơn Tùng, Bảo Yến…
Bảo Yến và gằn giọng đàn ông
Bảo Yến.
Chất giọng trầm, đặc, hơi thô của Bảo Yến giúp cô có thể gằn giọng như một người đàn ông.
Theo Đức Long/ Vietnamnet
Con trai Bảo Yến: 'Mẹ hay trách bố lăng nhăng'
Khải Ca, con trai đầu của vợ chồng Bảo Yến - Quốc Dũng, phủ nhận những rạn nứt của bố mẹ và khẳng định bố anh chỉ "đi tìm cảm hứng sáng tác".
Sống trong sự bảo bọc của mẹ
Từ nhỏ, tôi sống rất gần gũi với mẹ. Lúc đó tôi cũng ý thức được mẹ là ca sĩ nổi tiếng. Năm tôi lên 5 tuổi, ông ngoại lái xe chở mẹ đi diễn khắp nơi và thường dẫn tôi theo. Có khoảng thời gian mẹ đi hát nhiều nên gởi tôi cho ông bà ngoại nuôi. Thỉnh thoảng mẹ tạt về nhà thăm con. Nhưng không lâu sau mẹ lại đón tôi về ở. Mẹ tôi nóng tính nhưng sống tình cảm và đặc biệt rất nhạy cảm. Trong gia đình, mẹ rất tháo vát, một tay mẹ lo hết tất cả.
Hai con trai của Bảo Yến trong chương trình Sol Vàng tháng 12. Đây là đêm nhạc tôn vinh sự nghiệp của Quốc Dũng và Bảo Yến, sẽ phát sóng vào 13/12 trên VTV9.
Cả 2 anh em tôi đều sống trong sự bảo bọc của mẹ. Tính mẹ rất kỹ lưỡng. Mẹ sợ chúng tôi hư hỏng, người đời gièm pha, chê trách. Nhiều người bảo, nếu không có mẹ, một mình tôi sẽ không bơi được trong cuộc đời này. Đôi khi tôi cũng ái ngại vì sống trong vỏ bọc của mẹ. Tôi có nói, mẹ cứ để con tự nhiên, con lớn rồi, chẳng mất mát gì đâu. Nhưng mẹ lại sợ tôi bước ra ngoài và bị ảnh hưởng những thói xấu, nên thôi.
Giờ tôi cũng đã lớn, đến tuổi lập gia đình nên có thể xem là tạm thoát khỏi vòng tay của mẹ. Tôi ra ở riêng nhưng ngày nào cũng về ăn cơm cùng gia đình. Từ nhỏ đến lớn tôi có thói quen ngủ với mẹ, thường hay tâm sự mọi chuyện nên 2 mẹ con rất thân thiết.
Mẹ sợ con trai hiền quá không hợp với showbiz
Từ nhỏ tôi đã tập tành học nhạc nhưng đến năm 18 tuổi mới bước vào con đường ca hát. Ban đầu tôi chịu nhiều áp lực khi làm con trai của Bảo Yến và Quốc Dũng. Nhưng mẹ giải thoát cho tôi gánh nặng đó.
Mẹ bảo, showbiz phức tạp, tính tôi lại hiền lành quá, rất dễ bị người khác ăn hiếp. Mẹ đã trải qua nhiều gian khó mới có tên tuổi như ngày hôm nay nên không muốn con trai đi lại con đường ấy. Mẹ không thích tôi trở thành ca sĩ, nhưng vì con nên chiều theo. Hơn ai hết, mẹ biết rõ thực lực của con mình nên không gây áp lực.
Ngay từ đầu mẹ đã nói tôi "amater", nên tôi không quá lo sợ khi bước trên con đường ca hát. Mẹ bảo tôi cứ chọn dòng nhạc trẻ, lựa chọn ca khúc phù hợp với chất giọng, không nhất thiết phải đi con đường của mẹ. Ban đầu tôi buồn vì không sở hữu giọng hát nội lực như mẹ, nhưng biết đâu tôi giống ba lại hay hơn. Ông sáng tác từ khi còn trẻ. Những ca khúc như Em đã thấy mùa xuân chưa, Đường xưa... bố tôi viết năm mười mấy tuổi. Tôi hy vọng, một ngày nào đó những ca khúc của mình sẽ có mặt trong nền âm nhạc Việt Nam.
Khải Ca năm nay 30 tuổi còn cậu em út Bảo Châu 23 tuổi.
Tôi biết, sống trong sự bảo bọc của mẹ, con đường tôi đi cũng êm ái, nhẹ nhàng hơn nhiều người. Điều đó cũng trở thành rào cản bởi tôi không có khát khao, nỗ lực để vươn đến vị trí cao hơn. Song, bố mẹ tôi lại muốn vậy, họ chỉ mong con trai có cuộc sống êm đềm vì thế giới bên ngoài phức tạp và tranh đấu ghê gớm.
Giờ tôi đi hát chỉ để thỏa mãn sở thích và viết nhạc theo đam mê. Nghề ca hát cũng kiếm được tiền nhưng thu nhập của tôi chủ yếu đến từ việc kinh doanh lẻ. Em trai tôi có năng khiếu và đam mê hơn. Có lẽ em ấy sẽ tiếp tục theo đuổi con đường của bố mẹ. Còn bản thân, tôi hy vọng, con cháu mình sẽ nối nghiệp ca hát của mẹ.
Bố chỉ đi tìm cảm hứng sáng tác
Mẹ tôi tính quá thẳng thắn nên dễ mích lòng nhiều người. Thỉnh thoảng tôi cũng có nói mẹ nhưng tính bà vậy rồi. Thời gian qua, có nhiều tin đồn không đúng về gia đình tôi. Những người làm nghệ thuật, đôi lúc họ đánh mất cảm xúc và điều này khiến họ gặp nhiều khó khăn trong công việc.
Bố tôi cũng vậy. Vợ chồng mà, ai cũng có những lúc cãi nhau. Nhưng "giận thì giận mà thương thì thương". Hai người không sống xa nhau như báo chí đồn thổi. Mẹ hay trách bố lăng nhăng nhưng đó chỉ là những phút bồng bột. Tôi nói mẹ phải thông cảm cho bố, ông chỉ đi tìm cảm hứng sáng tác. Rồi bố lại về với mẹ thôi, không đi đâu được cả. Nếu mẹ không thông cảm cho bố, cuộc đời ông sẽ thiếu đi những hương vị để viết nên những ca khúc hay. Có những lúc mẹ buồn, tôi tìm cách an ủi bà. Khi mẹ có ý định đi tu, tôi nói, mẹ cứ tu tại gia cho tâm hồn thanh thản.
5 năm trước, bố tôi bị tai nạn xe, mẹ là người tức trực ở bên ông từ bệnh viện đến khi về nhà. Mẹ sợ không còn nhiều cơ hội để hát nhạc của bố nên trở lại với âm nhạc. Mẹ đi hát trở lại, anh em chúng tôi có nhiều cơ hội để khán giả biết đến. Tôi rất vui vì điều đó. Thỉnh thoảng, mẹ đi hát ở xa, bố không tham gia chương trình đó nhưng cũng đi cùng mẹ để bà vui. Mẹ chỉ mong cả gia đình có thể đứng chung trên một sân khấu.
Quốc Dũng và Bảo Yến mong mỏi con trai họ sống hạnh phúc hơn danh tiếng.
So với bố, tôi gần gũi với mẹ hơn. Nhưng tôi rất thương bố bởi ông rất hiền lành và sống đạo đức. Hơn nữa, bố tôi có nhiều kiến thức trong cuộc sống. Sau này lấy vợ, tôi chỉ mong mình được một phần nào kinh nghiệm của bố để làm vốn sống. Ông là kim chỉ nam cho 2 anh em chúng tôi phấn đấu.
Tính mẹ tôi cầu toàn lắm. Mẹ sợ lớn tuổi, nhan sắc không còn như xưa, giọng hát cũng không như thời đỉnh cao. Mẹ rất sợ để khán giả chứng kiến những điều không đẹp của người nghệ sĩ. Thế nên mẹ rất chú trọng đến sức khỏe để có thể đứng trên sân khấu và bà trân trọng từng phút giây ấy.
Theo Zing
57 tuổi, Bảo Yến mặc sexy, nhảy sung bên con trai Mặc dù đã gần 60 tuổi nhưng nữ danh ca vẫn giữ phong cách biểu diễn bốc lửa như ngày trẻ. Trong liveshow 'Đường xưa' vào tối 20/9, Bảo Yến đã giới thiệu hai người con trai của mình đến khán giả thủ đô. Chị từng không muốn hai con nối nghiệp bố mẹ và có cuộc sống bình thường, tuy nhiên, cả...