Những giọng ca ngọt ngào của làng thể thao Việt
Ca hát là loại hình giải trí được nhiều cầu thủ hay VĐV yêu thích. Thậm chí, có VĐV chọn đây như con đường chuyên nghiệp.
Mới đây, cầu thủ Nguyễn Đức Linh của CLB Cần Thơ vừa chia sẻ video anh thể hiện bài hát mang phong cách bolero “Nhớ nhau hoài” khá mùi mẫn. Đức Linh thích ca hát và thường tự mình quay video để chia sẻ trên trang cá nhân. Với cựu cầu thủ Sài Gòn Xuân Thành, khen chê không quan trọng bằng thể hiện đam mê của mình.
Đức Linh gọi, Hoàng Danh Ngọc trả lời. Tiền vệ gốc Thái Bình vừa đăng tải lên trang cá nhân video anh trổ tài hát karaoke với dòng chú thích “hát hay không bằng hay hát”. Danh Ngọc thể hiện tình cảm da diết với bài hát đến mức vài bạn bè tỏ ra nghi ngờ “đây có phải giọng ca của Danh Ngọc”.
Lứa cầu thủ U19 thể hiện khiếu văn nghệ đáng nể. Ảnh: KL.
Đàn em Ksor Úc cũng không kém cạnh. Ở học viện cũng như U19 Việt Nam, anh này là “cây văn nghệ” của đội. Có vẻ nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, nhưng khi lên sân khấu, Ksor Úc lại như một người khác. Ngoài mê tốc độ, cầu thủ U19 này còn thích ca hát, như nhận xét của ca sĩ Cáp Anh Tài là “như ngấm vào máu và rất có chất giọng”. Ksor Úc cũng vừa tải lên Facebook video mới nhất và nhận nhiều lời khen “hay”.
Video đang HOT
Các thành viên học viện HAGL cũng như U19 cũng “quậy” đúng với lứa tuổi của mình khi có dịp. Trong các buổi giao lưu, toàn đội cũng góp vui bằng bài hát mang tính chính thống cho đến nghịch ngợm như phiên bản “Anh không đòi quà” từng gây sốt một thời gian. Trong U19 Việt Nam, theo Cáp Anh Tài, có lẽ chỉ Công Phượng ít “biểu diễn”, còn lại đều “hát khi được mời”.
Lê Hữu Phát của CLB Đồng Nai từng nhiều phen khiến các bạn đồng đội… “ngã ngửa” với tài hát nhép như thật trong các buổi tiệc. Vốn cũng thích ca hát, có giọng hát không tồi nhưng khả năng “diễn” với các bài hát do các giọng ca chuyên nghiệp thể hiện cũng là nghề của chàng
Rất nhiều cầu thủ, VĐV sở hữu “tài lẻ”. Để chọn ra người xuất sắc có lẽ cần tổ chức cuộc thi bởi mỗi người có một sở trường riêng như tiền vệ Quý Sửu với giọng ca mùi mẫn, HLV Đoàn Phùng hát trầm lắng, nhiều ưu tư…
Tay vợt số một Việt Nam Tiến Minh bận tập luyện, thi đấu liên tục. Thời gian thư giãn của anh rất hiếm hoi. Nhưng ít ai biết rằng, Minh có sở thích là ca hát. Ở nhà, anh có dàn karaoke khá hiện đại để thư giãn. Anh từng gây “sốt” khi có một video thể hiện tài ca hát được bạn bè ghi nhận lại và chia sẻ
Lực sĩ Phạm Văn Mách không chỉ là nhà vô địch thế giới mà còn là ca sĩ đi biểu diễn ở nhiều nơi, nổi lên từ chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”. Khởi đầu của anh với âm nhạc là niềm say mê, yêu thích như một loại hình giải trí và khi có cơ hội, anh có chút lấn sân sang showbiz.
VĐV bi sắt Phượng Em thể hiện tài ca hát trên sân khấu ‘Solo cùng bolero’. Ảnh: MH.
Mới nhất, VĐV Trần Thị Phượng Em từng bước tiến vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Phượng Em là VĐV bi sắt tỉnh Sóc Trăng, thành viên đội tuyển quốc gia giành nhiều thành tích. Vẻ ngoài có phần “thô ráp” không nói lên được tâm hồn rất có chiều sâu của cô. Phượng Em đang là hiện tượng thú vị ở cuộc thi “Solo cùng bolero” khi hiện đã lọt vào top 10 và đang tiếp tục tranh tài hàng tuần (Xem video). Phượng Em tâm sự, cô thường hát mỗi khi rảnh rỗi và đam mê dàng nhạc bolero vốn rất phổ biến ở phía Nam. Ngay khi có thông tin về chương trình, được sự động viên của bạn bè và quyết tâm của bản thân, chị đăng ký dự thi. Các giám khảo như Phương Dung, Lệ Thu, Phi Nhung… đều đánh giá cao giọng ca của cựu VĐV bi sắt này.
Theo VNE
Thưởng nóng cho tuyển thủ Việt: Tiền có làm 'hư người'
Các cầu thủ có vòi vĩnh, sinh hư khi bị bủa vây bởi những lời hứa thưởng tiền trước và trong mỗi giải đấu.
Hoàng Thịnh và các đồng đội được thưởng một tỷ đồng sau trận thắng Philippines. Ảnh: TTVH.
Con số một tỷ đồng thưởng cho tuyển Việt Nam sau thành tích lọt vào bán kết AFF Cup 2014 chẳng thấm vào đâu so với 22 tỷ đồng các nhà tài trợ treo thưởng cho mục tiêu vô địch SEA Games 26 cách đây ba năm, hay 10 tỷ đồng được trao cho những nhà vô địch AFF Cup 2008. Nhưng chuyện thưởng tiền trong bóng đá Việt Nam vẫn thường xuyên bị xếp vào dạng "nhạy cảm", dù tiền thưởng và bản thân việc treo thưởng thật ra vốn chẳng có tội tình gì.
Việc treo thưởng vô tội vạ của các ông bầu làm bóng đá cũng thường được xem như nguyên nhân đẩy thái độ và tư cách các cầu thủ xuống dốc. Dần dà, đồng tiền bị "kết tội" quá dễ dàng và nó được xem như hiện thân của quỷ dữ.
Sau khi tuyển Việt Nam nhận một tỷ đồng nhờ thành tích lọt vào bán kết AFF Cup 2014, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng có giải thích rằng sẽ thưởng khi xứng đáng, chứ không treo thưởng như "mồi câu" như trước đây, vì điều đó có thể khiến cầu thủ "sinh hư" và vòi vĩnh. Cách đây hai tháng, cũng chính ông Dũng tuyên bố rằng VFF sẽ không trao số tiền thưởng một tỷ đồng nhờ thành tích lọt vào giải U19 Đông Nam Á cho các cầu thủ U19 Việt Nam, mà làm thành sổ tiết kiệm rồi gửi về cho gia đình.
Có lẽ ông Lê Hùng Dũng vẫn còn nhớ vụ lùm xùm tại Bacolod, Philippines cách đây 9 năm. Ông Dũng, với tư cách là Phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF khi đó, đã bị nhóm cầu thủ U23 Việt Nam (gồm Hải Lâm, Văn Quyến, Bật Hiếu và Văn Trương) căn vặn ngay trong phòng thay đồ về chuyện tiền thưởng sau trận thắng Malaysia ở bán kết môn bóng đá nam tại SEA Games 23. Hậu vệ Lê Văn Trương thậm chí đặt vấn đề thẳng trong những lần nói chuyện với các quan chức VFF. Nhóm cầu thủ này sau đó dính vào vụ án tiêu cực gây rúng động và điều đó càng củng cố thêm lập luận rằng đồng tiền đã đẩy họ vào tội lỗi.
Có thể hiểu được tâm lý của những người đứng đầu bóng đá Việt Nam. Chuyện này cũng tương tự việc sai lầm của cầu thủ bất kỳ có thể bị quy kết thành nghi án tiêu cực hay một vài những phản ứng khi bị thay ra có thể bị thổi phồng thành một "quyền lực đen". Nó cho thấy rằng bóng đá Việt Nam giống như một chú chim sợ cành cong, hay một vết thương còn hở miệng mà không có đủ niềm tin để hàn gắn.
Nửa năm trước, đội tuyển Đức đã từng được LĐBĐ Đức (DFB) treo thưởng gần 7 triệu euro trước trận chung kết gặp Argentina, tức mỗi cầu thủ nhận được 300 nghìn euro. Sau trận bán kết thắng 7-1 trước Brazil, họ cũng được "thưởng nóng" 150 nghìn euro. Không ai "hỏng" vì tiền thưởng cả. Cũng tại World Cup 2014, có câu chuyện khác khi LĐBĐ Ghana phải cho chuyên cơ chở ba triệu USD đến Brazil để đáp ứng các cầu thủ, những người đã định tẩy chay thi đấu nếu không được thỏa mãn yêu sách về tiền thưởng. Nhưng rốt cục, vài triệu USD cũng không làm mọi chuyện trở nên dễ chịu hơn. Ghana sau đó đã tống cổ hai ngôi sao Sulley Muntari và Kevin-Prince Boateng về nước vì những lời lẽ thô tục của hai cầu thủ này với HLV trưởng Kwasi Appiah.
Đồng tiền không có tội lỗi, chỉ là một trong nhiều cách khích lệ và tạo động lực, và không chỉ bóng đá nói riêng hay thể thao nói chung từng sử dụng nó như một công cụ. Nếu đồng tiền trở thành rắc rối, thì vấn đề nằm ở nền bóng đá, chứ không phải tự thân nó. Tất nhiên, vẫn sẽ có những tranh cãi về chuyện cách cho như thế nào mới đúng, nhưng không thể coi đồng tiền như bệnh dịch. Nó không thể tạo ra những chiến thắng phi thường trong thể thao, vốn phải đòi hỏi nỗ lực, ý chí và những phẩm chất thực sự, nhưng nó cũng không thể dìm ai xuống bùn.
Theo VNE
Bí mật thú vị về số áo cầu thủ Việt Công Phượng chọn số 44 trong khi Văn Quyến từng khoác áo 76. Công Vinh từng mặc áo số 9 hay 89. Công Phượng mới chọn áo số 44. Ảnh: MT. Số áo "định vị thương hiệu" mỗi cầu thủ trên sân. Khi chọn "số đẹp", thông thường giới quần đùi áo số muốn truyền tải những thông điệp riêng, đó có thể...