Những giây phút thú vị tại buổi giao lưu trực tuyến của nhà nghiên cứu 99 tuổi
Mặc dù ở tuổi 99, nhưng tác giả – nhà nghiên cứu Nguyễn Đình tư vẫn giao lưu trực tuyến sôi nổi, mang đến cho bạn đọc những giây phút thú vị tại Hội sách Online.
Nguyễn Đình Tư là tác giả quen thuộc của Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Năm 2018, ông được đông đảo bạn đọc biết tới khi được trao giải A giải thưởng Sách Quốc gia lần đầu tiên.
Tại buổi giao lưu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư đã chia sẻ về chủ đề “Vùng đất Nam Bộ qua các tác phẩm đã xuất bản của ông, từ lịch sử đến đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa…
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư thì nét đặc trưng văn hóa của người dân Nam Bộ chính là lòng nhân ái và tinh thần đoàn kết đã ăn vào máu thịt của mỗi người dân Nam bộ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư giao lưu sôi nổi với bạn đọc
Ông cho biết, ngày xưa Nam Bộ là vùng đất sình lầy, hoang vu, khó mà sinh sống. Đa số người dân Nam bộ là người di cư từ các vùng khác. Nên để vượt qua những khốn khó ấy, người dân phải yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau thì mới tồn tại được. Từ đó tạo nên một tinh thần đoàn kết để sống, chiến đấu bảo vệ từng tấc đất đó.
Ông nói về những chính sách mà thực dân Pháp đã áp dụng trên vùng đất Nam Bộ, rồi những tên đường, tên phố, những danh nhân văn hóa như Nguyễn Đình Chiểu… và nhiều vấn đề khác của Nam Bộ trước và sau năm 1975.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư cũng sẻ chia quá trình làm việc miệt mài suốt 10 năm ròng rã của mình để thực hiện bộ sách về Nam Bộ này. Ông đã phải đạp xe rất sớm từ nhà đến Trung tâm lưu trữ 2 để đọc và nghiên cứu các tư liệu gốc, nguyên bản để rồi sau chắp bút thành bộ sách khảo cứu giá trị như hiện nay.
Một bộ sách của Nguyễn Đình Tư
Ông đã xuất bản khoảng 60 tác phẩm. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu được Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản như: Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954), Nam Kỳ địa hạt tổng thôn danh hiệu mục lục, Địa chí hành chính các tỉnh Nam Kỳ, Tiểu sử và hành trang các nhà khoa bảng Hán học Nam Bộ, Đường phố nội thành TP. Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nhận Giải thưởng Sách quốc gia 2018
Qua những công trình biên khảo này, tác giả Nguyễn Đình Tư đã bổ sung mảng khuyết tư liệu rất đáng kể lâu nay cho lịch sử vùng đất Nam Bộ.
Tác giả Nguyễn Đình Tư được Hội Sử học trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sử học Việt Nam” (năm 2017); giải A Sách hay; giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất với hai tập Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954) và (2018).
Hiền Anh
Gặp bà mẹ 3 con có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn tự nấu 120 suất cơm ngon gửi tặng các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch corona ở Hà Nội
Hành động đẹp và ý nghĩa của chị Thanh Thủy (Đống Đa, Hà Nội) đã khiến các y bác sĩ lẫn nhiều người khác xúc động vô cùng, bởi những suất cơm do đích thân chị nấu đều rất ngon và truyền cảm hứng cho cả cộng đồng.
14 năm đi thuê nhà, kẹp nách 3 con nhỏ, bố mắc ung thư, phải làm đủ nghề để kiếm sống nuôi gia đình, song chị Thủy lúc nào cũng lạc quan và rất chăm chỉ làm từ thiện. Cứ thấy ở đâu có người khó khăn, trẻ em thiệt thòi, hoặc đồng bào gặp thiên tai, dù xa xôi đến mấy chị Thủy cũng một mình tự lái xe đến tận nơi gửi đồ tiếp tế, khi thì tấn rưỡi gạo, khi thì 30 tấn dưa, rồi 100 thùng mì tôm, quần áo, bột canh, thuốc men...
Bà mẹ 3 con Nguyễn Thanh Thủy, 35 tuổi, Hà Nội.
Là một người phụ nữ cá tính mạnh mẽ, độc lập, không giàu vật chất nhưng giàu lòng nhân ái, hơn 30 năm qua chị Thủy vẫn âm thầm làm việc tốt cho cộng đồng và chưa từng khoe với ai, bởi chị luôn nghĩ đó là việc nên làm. Tuy nhiên, khi dịch corona bùng phát tại Hà Nội, bà mẹ trẻ cảm thấy mình quá nhỏ bé, muốn kêu gọi nhiều người cùng chung tay nên chị đã chia sẻ ý tưởng vừa mới nghĩ ra, đó là nấu những suất cơm nóng gửi trực tiếp đến bệnh viện Nhiệt đới TW cơ sở 2 ở Đông Anh - nơi tiền tuyến có nhiều y bác sĩ đang ngày đêm căng mình làm việc cứu giúp cộng đồng, đẩy lùi corona.
Nghĩ là làm, Thanh Thủy tự bỏ tiền túi ra chợ mua thức ăn về để nấu cơm tặng các y bác sĩ.
Bà mẹ 3 con tâm sự: "Đó là ý tưởng mình bột phát nghĩ ra thôi, không hề có kế hoạch từ trước. Hôm qua là lần đầu tiên mình nấu, 5h sáng ra chợ đầu mối mua 100kg tôm, chuối, ốc, đậu, đêm trước đó đã nhờ bạn bè mỗi người cắm giúp 1 nồi cơm, sau đó mình tự chế biến rồi có thêm vài người phụ gói đồ, xong xuôi mình tự lái xe chở đến bệnh viện.
Mình đọc tin tức và biết là các bác sĩ ở BV Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh đang là tuyến đầu chiến đấu với dịch căng thẳng nhất, có cả cán bộ bị lây nhiễm rồi, nên mình rất muốn đóng góp chút gì đó để họ được động viên tinh thần, bồi bổ sức khỏe. Các y bác sĩ cũng mệt mỏi vì quá tải chứ, họ cũng cần được chăm sóc thì mới có sức để điều trị cho bệnh nhân.
Mình chỉ nấu được 120 suất cơm gửi tặng 5 khoa, vẫn sẽ tiếp tục nấu thêm và đổi món liên tục để các y bác sĩ có thêm những bữa ăn ngon. Toàn dân Việt Nam cảm ơn tất cả mọi người!".
Thanh Thủy mang đồ ăn đến tận tay các y bác sĩ ở BV Nhiệt đới TW cơ sở 2.
Các y bác sĩ tại BV vui vẻ nhận đồ ăn tiếp tế.
Một suất cơm có tôm rang, canh ốc chuối đậu, nước ép trái cây, sinh tố bơ.
Tất cả đều được gói ghém chu đáo, sạch sẽ.
Hành động của chị Thủy đã khiến hàng chục nghìn người xúc động, cùng chia sẻ thông tin lên MXH và ủng hộ chị rất nhiều. Một cây làm chẳng nên non, đã có thêm các nhà hảo tâm tìm đến và giúp đỡ chị Thủy nấu bữa trưa, còn bữa tối tại khoa Cấp cứu với nhiều y bác sĩ trực thường xuyên thì bà mẹ trẻ vẫn đang cần hỗ trợ, để các bác sĩ không phải ăn mì tôm hoặc nhịn qua bữa.
Ngắm những bức ảnh chụp cơm canh hết sạch, cùng lời cảm ơn của các cán bộ tại bệnh viện, chị Thủy cảm thấy rất hạnh phúc. Một buổi nấu cơm ấy có giá trị bằng tiền gốc lẫn lãi bán hàng trong 3 ngày, rồi phải lái xe đi hơn 30km tới bệnh viện, song Thanh Thủy chẳng hề phàn nàn hay mong muốn gì hơn, chị tin rằng chút ít đó không bằng với sự hi sinh tận tụy của các y bác sĩ ở bệnh viện trong thời điểm này.
Ít ai biết rằng, Thanh Thủy cũng chính là "bà chủ" của những chuyến xe 0 đồng đưa bệnh nhân ung thư về quê ăn Tết mỗi năm, nhưng do bản thân kinh tế ngày càng khó khăn nên giờ đây chị không còn đủ khả năng duy trì những chuyến xe ấy nữa. Tuy nhiên, chị vẫn làm từ thiện như bản năng của một người phụ nữ giàu đức hi sinh, những suất cơm nghĩa tình mùa corona chính là minh chứng cho tấm lòng của chị.
Ước mong của Thanh Thủy chỉ đơn giản là thực hiện những điều trong tầm tay của mình, và chị không bao giờ nói suông, chỉ xắn tay áo lên làm, chẳng cần biết bản thân được gì nhưng người khác có cơm no áo ấm là bà mẹ trẻ luôn thấy vui. Đó là món "lãi" hời nhất mà Thủy nhận được suốt 35 năm qua.
Lynk
Lan tỏa tình yêu đọc sách qua cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Khơi dậy niềm đam mê đọc sách, truyền cảm hứng và lan tỏa tình yêu đọc sách để nâng cao văn hóa đọc, thúc đẩy lòng nhân ái trong cộng đồng, đặc biệt là với các em học sinh, sinh viên... là hiệu quả tích cực mà Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc mang lại. Bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng...