Những giải pháp giúp bạn thân thiết hơn với anh chị em trong gia đình
Anh chị em trong nhà thường dành thời gian cho nhau nhiều hơn là cho bố mẹ của họ.
Anh chị em trong nhà thường dành thời gian cho nhau nhiều hơn là cho bố mẹ của họ. Dù nhiều người không nghĩ như vậy, nhưng một trong những mối quan hệ lâu dài nhất bạn có được, chính là với anh chị em ruột thịt của mình. Vì vậy, bạn nên dành thời gian và công sức để trở nên thân thiết hơn với họ ngay từ lúc này, và sau đây sẽ là những biện pháp cần thiết để giúp đỡ bạn trong quá trình “chinh phục” mối quan hệ ấy.
Nghĩ trước khi nói
Mặc dù đây không phải là một điều dễ dàng, nhưng nó lại vô cùng quan trọng trong việc cải thiện cách giao tiếp giữa hai anh em trong nhà. Việc suy nghĩ trước sẽ không chỉ giúp bạn tránh khỏi khả năng dẫn cuộc nói chuyện trở thành cãi vã, mà còn khiến bạn kiểm soát được từ ngữ mình chuẩn bị nói ra.
Khi bạn bắt đầu cảm thấy bực tức, hãy đếm từ 1 đến 10. Nếu bạn chưa thể bình tĩnh, hãy lịch sự, xin phép rời khỏi phòng.
Luôn nhớ rằng: ngôn từ phản ánh con người. Sẽ có nhiều khả năng, khi bạn nói mà không suy nghĩ, chính những câu từ ấy sẽ khiến cho đối phương có ấn tượng xấu về bạn. Cho dù bạn có thật sự chân thành đến đâu, nếu không biết cách, bạn sẽ không cho họ thấy được mặt tốt của mình.
Những gì bạn nói có thể gây ảnh hưởng lâu dài. Nếu bạn nói với anh trai hay em gái của mình những từ ngữ gây xúc phạm hay làm tổn thương họ, thì bạn nên biết rằng, họ sẽ chẳng bao giờ có thể quên chúng đâu.
Nếu bạn chưa sẵn sàng nói chuyện, hãy đợi đến khi bạn sẵn sàng. Đừng mở chuyện khi bạn vừa có một ngày đi làm về mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Hãy chọn đúng thời điểm, đúng vào những lúc mà cả hai cảm thấy thoải mái và hoàn toàn bình tĩnh, nhiều khi bạn sẽ vô tình mang những cơn bực bội ngoài cuộc sống vào trong cuộc nói chuyện với người khác, và điều đó chẳng hề tốt đẹp tẹo nào.
Xin lỗi
Đây luôn là một điều vô cùng khó, bởi ai trong chúng ta cũng đều phải học cách kiểm soát cái tôi và cảm xúc của mình.
Mặc dù đó là một thử thách, nhưng bạn có thể rèn luyện bằng cách cố gắng xin lỗi từ những xích mích nho nhỏ, thành lập thói quen và tư tưởng cho bản thân: luôn là người “lớn hơn”, biết và nhận lỗi để cả hai cùng sửa sai.
Chân thành trong lời xin lỗi. Bạn sẽ càng làm cho tình huống trở nên tồi tệ nếu bạn xin lỗi một cách hời hợt, bị ép buộc hoặc mang hơi hướng chế nhạo.
Video đang HOT
Xin lời khuyên từ cha mẹ
Mong rằng bạn có thể chia sẻ những xích mích này cho cha mẹ của mình, bởi lẽ, họ sẽ là người gần nhất hiểu được tính cách và suy nghĩ của anh chị em trong gia đình bạn. Vì vậy, nếu bạn có thể nhờ ba mẹ giúp đỡ, điều đó sẽ vô cùng tuyệt vời.
Tuy nhiên, đừng dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ, hãy để họ là lựa chọn cuối cùng của bạn. Bởi cha mẹ thường sẽ có xu hướng “làm hộ bạn”, nếu xích mích, cha mẹ sẽ trao đổi, hay thậm chí là mắng mỏ người anh chị em còn lại hộ bạn. Đừng để điều này xảy ra.
Hãy xin lời khuyên hoặc nhờ họ làm người hòa giải. Bạn nên nhờ cha mẹ là người khách quan, cùng tham gia vào cuộc nói chuyện với hai bạn, và điều chỉnh cuộc nói chuyện đó sao cho công bằng nhất.
Chia sẻ đồ dùng
Đa số chúng ta đều không hề cảm thấy thoải mái khi phải chia sẻ đồ cá nhân của mình cho anh chị em, đặc biệt là khi họ đã đang sống chung phòng cùng với mình.
Bạn nên đặt một số luật lệ khi cho mượn hoặc sử dụng chung đồ. Ví dụ như anh chị em bạn phải hỏi bạn đàng hoàng trước khi lấy và mượn đồ của bạn.
Thông báo trước về những đồ dùng bạn không thể chia sẻ.
Đừng vội cáu giận nếu họ có mượn đồ mà quên không hỏi bạn trong vài lần đầu tiên, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở, sau đó mới tính đến các biện pháp cứng rắn.
Đưa cho họ những lời khuyên, an ủi và ủng hộ khi cần thiết
Không cần phải rõ ràng rành mạch như việc bạn đang cho anh chị em mình mượn xe, mượn đồ, thì mới được gọi là chia sẻ, mà đưa ra những lời khuyên, những lời giảng dạy cho bài tập về nhà của họ cũng là một trong những cách chia sẻ hữu hiệu nhất.
Ở bất kì độ tuổi nào, anh chị em trong gia đình luôn cần đưa ra những lời khuyên cho nhau. Anh trai và chị gái có thể là những người đồng nghiệp hay cũng có thể là những hình mẫu lý tưởng cho bạn noi theo. Nhưng không cần họ phải lớn tuổi hơn bạn, chỉ cần họ có kiến thức và kinh nghiệm, mọi thứ đều đáng để chia sẻ.
Đừng khuyên nhủ, ủng hộ hay an ủi vào những thời điểm không đúng đắn. Hãy xem xem người anh người chị ấy có đang cần đến mình hay không, đừng vội vàng áp đặt những suy nghĩ của mình lên họ, mà chỉ cần cho họ biết, bạn vẫn luôn ở đây để lắng nghe và trao đổi với họ. Nếu họ tỏ ra không thoải mái, thì đừng tiếp tục.
Làm điều họ thích
Dù bạn không thích chạy nhảy hay chơi điện tử, nhưng hãy cố gắng dành một phần nhỏ thời gian để làm những điều em trai em gái mình đang yêu thích. Họ sẽ vô cùng trân trọng sự cố gắng và thời gian vui vẻ ở bên cạnh bạn, cũng như rất hạnh phúc khi bạn có thể hiểu được thêm một phần về con người của họ.
Hãy nắm bắt cơ hội để hỏi thêm về những hoạt động mà họ yêu thích. Điều này sẽ giúp hai bạn nói chuyện được nhiều hơn.
Xem lại ảnh gia đình cùng nhau
Cùng nhau sống lại những khoảnh khắc vui vẻ khi xem tấm album ảnh gia đình. Điều này sẽ giúp hai bạn gợi nhớ lại được những khoảng thời gian hai người thật sự hiểu và thân thiết với nhau, khiến hai bạn có thêm động lực để thực hiên lại điều đó một lần nữa.
Tạo truyền thống
Hãy tạo một cuộc thi hoặc một chuyến du lịch vào mỗi cuối tuần, luôn để dành khoảng thời gian đó cho anh chị em của mình và lặp lại vào tất cả các tuần.
Hoặc không, chỉ cần là mỗi tháng hoặc mỗi năm, tùy thuộc vào bạn và lựa chọn cách thức truyền thống của bạn.
Ví dụ với việc truyền thống xem phim, bạn hoàn toàn có thể tạo nó theo tuần hoặc tháng, ghi nhớ rằng hãy để cho mọi người đều có cơ hội chọn phim công bằng./.
Chồng ví vợ như "giẻ lau nhà" rồi ném đơn ly hôn để chạy theo "bông hồng ngát hương", vỏn vẹn 1 năm sau gặp lại, anh ta chết đứng vì câu nói của vợ cũ
Luyến chỉ cười nhạt: "Trước đây tôi ngu chứ bây giờ tôi không ngu nữa đâu" khiến Đăng phải muối mặt, chẳng dám ngẩng đầu lên.
Phụ nữ thường có một cái tật, đó là không ngại ngần hy sinh bản thân vì gia đình. Với suy nghĩ chỉ cần chồng con được ấm êm, gia đình được hạnh phúc thì đó chính là niềm vui và niềm hạnh phúc của họ.
Thế nhưng có một sự thật là hạnh phúc trong hôn nhân chưa bao giờ được xây dựng trên nền tảng của sự hy sinh. Phụ nữ càng hy sinh nhiều vì đàn ông, đến mức quên bẵng cả bản thân mình thì thứ nhận về chỉ là cay đắng mà thôi.
Luyến (33 tuổi, Hà Nội) chia sẻ khi cô không chấp nhận chuyện chung chồng thì Đăng - chồng cũ của cô đã ném vào mặt vợ lá đơn ly hôn. Bởi lúc ấy trong lòng anh, vị trí của người tình quan trọng hơn hẳn vợ con, gia đình.
"Anh ta bảo anh ta cần một người vợ chứ không cần một cái giẻ lau nhà trong cuộc đời mình. Mà tôi thì chẳng khác gì cái giẻ lau nhà, hôi hám, bẩn thỉu, xấu xí, chẳng có giá trị gì...", Luyến nói.
Luyến kể trong những năm đầu sau đám cưới, cuộc sống của vợ chồng cô chẳng khấm khá gì. Chưa nói vợ chồng cô còn nặng gánh bố mẹ chồng, ông bà đã già cả lại đau ốm liên miên và không có thu nhập. Những lúc trong nhà không còn tiền gửi về cho bố mẹ chồng chữa bệnh, người phải chạy vạy xoay xở khắp nơi chính là Luyến chứ không phải ai khác.
Luyến cứ giữ mãi suy nghĩ đàn bà thì phải tiết kiệm và chịu thiệt thòi, miễn là chồng con được hạnh phúc, gia đình được yên bình. Cũng chính vì sự chịu thương chịu khó, không ngại khó khăn và hết lòng đối đãi với bố mẹ chồng mà Luyến luôn được khen ngợi là một người vợ tốt, là cô con dâu hiền thảo. Chính Đăng cũng không ít lần bày tỏ sự cảm kích với vợ, khẳng định cuộc đời này cưới được cô là niềm may mắn lớn của anh.
Cho đến cái ngày phát hiện Đăng ngoại tình, Luyến vẫn không thể nào tin nổi. Nhưng thời điểm nhìn thấy bức ảnh người tình của Đăng trên facebook thì cô đã hiểu lý do tại sao. Soi bản thân vào gương, Luyến nhận ra 2 người thật sự khác nhau một trời một vực về ngoại hình. Đăng rơi vào lưới tình của cô nàng kia đã lập tức quên hết mọi công lao và sự hi sinh của Luyến.
"Nghĩ đến con và nghĩ đến cuộc hôn nhân mình dày công vun đắp bao lâu nay, tôi đã cho chồng một cơ hội quay đầu là bờ. Nhưng anh ta lại không cần. Thậm chí còn ví tôi như cái giẻ lau nhà, còn cô người tình thì chẳng khác gì một bông hồng ngát hương. Anh ta bảo đến một gã mù điếc, ngớ ngẩn cũng biết phải chọn người phụ nữ nào...", Luyến tâm sự.
Hôn nhân tan vỡ khiến Luyến nhận ra một điều, phụ nữ chỉ cắm đầu vào hy sinh là phụ nữ dại. Sự cảm kích của người đàn ông chẳng thể kéo dài được lâu. Khi cuộc sống khấm khá hơn và có cơ hội tìm đến những người phụ nữ khác, anh ta sẽ lập tức trở mặt quay lưng. Như việc Đăng đã làm vậy.
Luyến nhận ra ly hôn không phải điều gì tồi tệ nếu như cuộc hôn nhân ấy đã mục nát. Rời bỏ người chồng phản bội và cuộc hôn nhân chỉ biết đến hy sinh, trái lại Luyến như trút được gánh nặng. Cô có thời gian dành cho công việc, cho bản thân, cho bạn bè và cho bố mẹ đẻ. Rút ra bài học xương máu từ sự đối xử tệ bạc của Đăng, Luyến đã biết yêu bản thân hơn. Cô sẽ không bao giờ tự biến mình thành một chiếc giẻ lau nhà, dù phải chịu đựng hết vất vả nhọc nhằn nhưng trong mắt người khác vẫn là một đồ vật đáng ghét, vô dụng.
"Một năm sau ly hôn, tôi tình cờ gặp lại chồng cũ trên phố. Anh ta níu tay tôi lại, lắp bắp xác nhận xem có đúng là tôi hay không. Quả thực tôi đã thay đổi rất nhiều trong 1 năm qua, chồng cũ không nhận ra ngay cũng là điều dễ hiểu", Luyến nói.
Một năm qua, Đăng đã kịp chia tay cô người tình ngày nào và yêu thêm một cô bạn gái khác. Đăng mê đắm vẻ đẹp của họ, thế nhưng anh lại đòi hỏi họ phải làm được như những gì Luyến đã làm, đó là hết lòng hy sinh vì anh và gia đình anh. Tất nhiên Đăng thất bại ê chề trong sự đòi hỏi vô lý ấy. Chẳng những thế Đăng còn bị bạn gái "vỗ" thẳng mặt bằng những từ ngữ đanh thép nhất. Họ mắng anh là loại đàn ông kém cỏi, tham lam, ích kỷ, bảo sao vợ cũ chẳng buồn níu giữ.
Đến lúc đó Đăng mới nhận ra Luyến tốt thế nào. Nhiều lần Đăng muốn tìm cô xin đoàn tụ song vẫn ngại ngần vì lỗi lầm khi trước của bản thân. Lần tình cờ gặp vợ cũ trên phố, Đăng lập tức nắm giữ cơ hội xin lỗi cô, mong cô cho anh được chuộc tội. Nhưng Luyến chỉ cười nhạt: "Trước đây tôi ngu chứ bây giờ tôi không ngu nữa đâu" khiến Đăng phải muối mặt, chẳng dám ngẩng đầu lên.
Thiết nghĩ mỗi người phụ nữ cần nhớ rõ một điều, rằng tình yêu của đàn ông và hạnh phúc trong hôn nhân không bao giờ được duy trì dựa trên sự hy sinh và lòng biết ơn. Hãy sống sao để bản thân cảm thấy hạnh phúc đầu tiên, từ đó mới có thể khiến người khác hạnh phúc và trân trọng bạn.
'Tôi phải làm việc thay đồng nghiệp vì họ có con, tôi thì không' Những người không lập gia đình, đặc biệt là phụ nữ, thường được cho là rảnh rỗi. Vì vậy, nhiều lúc họ phải làm hộ phần việc của đồng nghiệp đang bận bịu con cái. Zing trích dịch bài đăng từ New York Post và Quartz, đề cập đến những bất cập giữa nhóm nhân viên chưa lập gia đình, không có con...