Những gia đình thể thao nổi tiếng: Ba cha con ở hàng phòng ngự
Giã từ sân cỏ, ông Đỗ Cẩu vẫn tiếc vì chưa thể chạm đến chiếc HCV SEAP Games. Còn hai con của ông là trung vệ Đỗ Văn Khải và hậu vệ trái Đỗ Văn Hùng thật khó vơi hết nỗi buồn vì phải từ giã sân cỏ quá sớm.
Ông Đỗ Cẩu và gia đình nhỏ của Đỗ Khải – Ảnh: Nhựt Quang
Hụt huy chương vàng
Đỗ Cẩu không phải là cái tên xa lạ của làng bóng miền Nam trước 1975. Ông từng khoác áo đội tuyển Thanh Niên (cùng lứa với Quang Đức Vĩnh, Cù Hè…) năm 1971 và chỉ một năm sau trở thành hậu vệ chính thức cho đội tuyển miền Nam tham dự nhiều giải đấu quan trọng như Merdeka, SEAP Games, vòng loại giải thế giới…
Thời đó, Đỗ Cẩu luôn là khắc tinh của nhiều tiền đạo trong nước và quốc tế, với lối đá nhẹ nhàng nhưng dũng mãnh, có thể thi đấu nhiều vai ở hàng thủ, đặc biệt khả năng phán đoán bóng rất giỏi nên luôn kiểm soát tốt lối chơi, làm nản lòng chân sút đối phương. Sau năm 1975, ông thi đấu cho đội Công nghiệp thực phẩm và cùng với Dư Tân trở thành cặp trung vệ sánh ngang Tam Lang – Lê Đình Thăng bên Cảng Sài Gòn hay Phạm Văn Lắm – Trần Kim Sang (Sang hoàng đế) ở Hải Quan. Từ 1984 đến 1987, ông trở thành HLV cho đội An Giang II (hai lần vô địch miền Tây).
Kỷ niệm đẹp nhưng cũng đầy luyến tiếc nhất của Đỗ Cẩu chính là trận chung kết SEAP Games lần 7 – 1973 tại Singapore với Myanmar. Dù dẫn trước 1-0 nhưng do chủ quan thi đấu chùng xuống nên đội tuyển VN đã để đối thủ ghi liền 3 bàn và thua chung cuộc 2-3, mất cơ hội đăng quang.
Hổ phụ sinh hổ tử
Video đang HOT
Đam mê bóng đá, ông Đỗ Cẩu hướng cả hai con trai theo nghiệp của mình khi cả Đỗ Văn Khải (sinh 1974) và Đỗ Văn Hùng (sinh 1975) đều thi đấu cho đội Hải Quan đến đầu năm 2002. Đỗ Khải chính là trung vệ thép trong đội hình thế hệ vàng của bóng đá VN (cùng với Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh, Văn Sỹ, Hữu Đang…). Anh trưởng thành từ lò đào tạo trường năng khiếu nghiệp vụ và gia nhập Hải Quan lúc mới 19 tuổi, nhưng đã sớm khẳng định tài năng và nhanh chóng được gọi vào đội tuyển quốc gia từ SEA Games 18 tại Chiangmai liên tục cho đến khi nghỉ thi đấu.
Trong vai trò một libero, Đỗ Khải thừa hưởng tố chất khôn khéo của cha mình, luôn chơi với tâm lý vững vàng và ít phạm lỗi với đối thủ. Nhờ có tầm nhìn bao quát, xử lý bóng khéo léo, Đỗ Khải tổ chức được hàng phòng ngự rất tốt. Ngoài ra, anh còn có khả năng lấy bóng trong chân đối thủ để chuyền cho đồng đội tổ chức phản công hiệu quả. Tại trận mở màn Tiger Cup năm 2000 tại Songkla gặp Malaysia hòa 0-0, Đỗ Khải đã chơi tuyệt hay và anh được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu.
Cùng với đội tuyển quốc gia đoạt HCB SEA Games 1995, Tiger Cup 1998 và SEA Games 1999, cá nhân Đỗ Khải còn được nhận danh hiệu Quả bóng bạc VN năm 2001 và Quả bóng đồng VN năm 2000. Tiếc là khi đang ở thời điểm đỉnh cao phong độ, anh lại phải sớm giã từ sân cỏ vào đầu năm 2002 vì bị chấn thương nặng ở đầu gối. Hiện nay, Khải vẫn là nhân viên của Hải quan TP.HCM, những ngày cuối tuần tham gia bóng đá phong trào và cùng các đồng đội cũ ở Hải Quan tổ chức lớp huấn luyện bóng đá cộng đồng cho các em thiếu nhi.
Không chói sáng như anh mình, nhưng Đỗ Văn Hùng là một trung vệ có tài “bắt bài” các tiền đạo đối thủ rất giỏi, từng được chọn vào đội U.22 quốc gia thi đấu ở Malaysia. Hùng cũng chính là lứa cầu thủ từng giành á quân giải U.21 Báo Thanh Niên lần đầu năm 1997 (cùng với Kim Phụng, Dương Minh Cường…). Hùng cũng góp công lớn cùng đội Hải Quan đoạt Cúp quốc gia năm 1996 và 1997. Khi đội bóng giải thể, Hùng tiếp tục thi đấu cho đội Ngân hàng Đông Á đến năm 2004 thì nghỉ hẳn vì chấn thương.
3 cha con, 3 hậu vệ đã cùng nhau tạo nên nhiều kỳ tích trên sân cỏ. Dẫu biết bóng đá là trò chơi khắc nghiệt, tuổi thọ ngắn vì dễ gặp chấn thương nhưng các con ông Đỗ Cẩu lại quá đam mê nên dù đã cân lên đặt xuống nhiều lần rồi cũng theo nghiệp bóng đá. Đến giờ, gia đình họ Đỗ này mỗi khi nói về bóng đá vẫn cháy hết mình với niềm đam mê bất tận.
Theo TNO
Một vụ cháy, ba cha con mất nhà
Rạng sáng 24.3, một đám cháy lớn đã xảy ra tại ấp Mỹ Thới, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn (An Giang) thiêu rụi hoàn toàn 2 căn nhà.
Hai căn nhà của ông Mạnh và anh Tâm chỉ còn lại đống tro tàn
Do nơi xảy ra hỏa hoạn là các căn nhà cấp bốn, nằm kề nhau, nên người dân địa phương, lực lượng công an xã và dân quân đã tích cực bơm nước từ dưới kênh lên dập lửa, ngăn ngừa đám cháy có khả năng lan rộng.
Nhận được tin báo, Công an tỉnh An Giang đã huy động 3 xe chữa cháy tới hiện trường cứu hỏa nhưng do điểm xảy cháy nằm trong hẻm nhỏ nên công tác cứu hỏa gặp nhiều khó khăn.
Đám cháy đã bị khống chế khoảng một giờ sau đó. Tuy nhiên, căn nhà của ông Lưu Văn Mạnh đã bị cháy rụi hoàn toàn. Kế bên nhà ông Mạnh là nhà anh Lưu Hồng Tâm, con ruột ông, cũng gặp thảm cảnh tương tự. Lúc xảy ra vụ cháy, trong nhà anh Tâm có 2 xe gắn máy, 1 chiếc của anh và 1 chiếc của hàng xóm gửi, cả hai phương tiện đều bị hỏa hoạn thiêu rụi.
Anh Lưu Văn Huy, một người con khác của ông Mạnh ở gần kề đó, may mắn hơn khi căn nhà mà anh cư trú chỉ bị lửa thiêu khoảng 30% diện tích.
"Chỉ trong có một ngày mà cả ba gia đình cha con chúng tôi gặp thảm cảnh này" - anh Huy than thở.
Anh Huy cho biết, đám cháy xuất phát từ căn nhà anh Tâm sau đó lan rộng qua nhà ông Mạnh. Thời điểm này, hai căn nhà nói trên đóng cửa, không có người ở bên trong do buổi sáng chủ nhân 2 căn nhà này bận đi buôn bán.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Nhà của anh Huy "may mắn" hơn khi chỉ cháy sém phần vách và khung
Người thân anh Tâm nhặt nhạnh vài thứ còn lại sau đám cháy
Cả 2 chiếc xe trong nhà anh Tâm đều bị lửa thiêu rụi
Tin, ảnh: Thanh Dũng
Theo Thanhnien
Truyện bựa"Ba cha con" phần 181 Định mệnh đưa đẩy chùng ta..có nạn cùng chia.. Nguồn tổng hợp internet