Những game lạ nhưng thú vị bạn nên chơi thử
Mỗi tuần có khoảng trên dưới 100 game ra mắt trên các nền tảng. Do vậy, nhiều tựa game tiềm năng đã không đến được tay người chơi.
Welcome to Elk có trên nền tảng PC, Xbox One. Đến với hòn đảo Elk nhỏ bé vùng Scandinavia, người chơi vào vai cô gái trẻ tuổi Frigg, bắt đầu cuộc phiêu lưu nhẹ nhàng, kỳ thú qua lời kể của công dân tại đây. Đáng chú ý, tất cả câu chuyện trong game đều dựa trên sự kiện có thật. Với cốt truyện lôi cuốn, trò chơi xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn.
Wintermoor Tactics Club có trên nền tảng PS4, Xbox One, Switch, PC. Lấy bối cảnh năm 1981, Wintermoor Tactics Club là câu chuyện về các câu lạc bộ ngoại khóa trong một trường trung học. Một ngày nọ, thầy hiệu trưởng phát động cuộc thi ném banh tuyết, tất cả câu lạc bộ đều phải tham gia song chỉ có một cái tên thắng cuộc được phép tiếp tục hoạt động. Người chơi sẽ vào vai Alicia, tương tác với các sinh viên trong trường và tuyển thêm thành viên mới sau mỗi trận thắng. Với hệ thống chiến đấu theo lượt cùng phong cách kể chuyện hấp dẫn, dàn nhân vật thú vị, tờ Kotaku nhận định đây là game độc lập nổi bật của năm 2020.
The Last Survey có trên nền tảng PC . 2020 dường như là năm không may cho các tựa game có cốt tuyện tốt. The Last Survey là bài tiểu luận về lòng tham của một công ty chuyên khai thác tài nguyên. Xuyên suốt trò chơi là bài độc thoại của một nhà địa chất học đang báo tin xấu về cuộc khảo sát cho CEO công ty. Có thể nói, không một game nào truyền tải câu chuyện qua các văn bản được minh họa, kèm hoạt ảnh nghệ thuật với đường nét tuyệt vời như The Last Survey.
Space Court có trên nền tảng PC . Đây có thể là một trong những game vui nhất mà bạn có thể trải nghiệm. Người chơi vào vai thẩm phán không gian, đánh giá và phân xử tội trạng các chủng tộc ngoài hành tinh. Những quyết định của người chơi tác động lớn đến mạch game, đôi khi có thể làm diệt vong cả một chủng tộc. Tuy được thiết kế với đồ họa pixel và không lồng tiếng, đây vẫn là game rất đáng để trải nghiệm.
Barbearian có trên nền tảng Switch, iOS, PC . Dù được đánh giá tích cực với phiên bản iOS phát hành năm 2018, bản cho nền tảng PC năm nay của game lại không nhận được quá nhiều sự chú ý. Xuyên suốt trò chơi là việc giải cứu các minion, đồng thời cố gắng sống sót qua các đợt tấn công vũ bão từ kẻ thù. Điều thú vị ở trò chơi nằm ở tính chiến thuật diễn ra giữa tâm trận đấu. Người chơi giải cứu các minion, nâng cấp chúng giữa nhiệm vụ, hồi sinh liên tục trong các trận chiến.
Embracelet có trên nền tảng iOS, PC, Switch . Người chơi vào vai Jesper, thanh niên Na Uy 17 tuổi trong chuyến hành hương đến hòn đảo Slepp xa xôi để trả lại chiếc vòng cho người ông quá cố. Game bắt đầu bằng mối quan hệ giữa Jesper với mọi người xung quanh cùng chiếc vòng ma thuật, cho người đeo sức mạnh siêu phàm. Mỗi lựa chọn của người chơi sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cốt truyện, cho bạn những trải nghiệm chân thực và đầy tính chiêm nghiệm.
Family/Rivals có trên nền tảng PC . Nhà phát hành Owl Skip chỉ có một thành viên, song đã giới thiệu hơn 18 tựa game trong năm 2020. Family là minh chứng rõ nhất cho tài năng nhà phát triển này. Trò chơi thuộc thể loại trinh thám, người chơi sẽ hoàn thành sơ đồ gồm các nhạc sĩ hư cấu của âm nhạc London những năm 80, bằng cách nghe chương trình radio, đọc trích đoạn từ các tạp chí âm nhạc và nhật kí cũng là giả tưởng. Hai tháng sau, Rivals – phần tiếp theo ra mắt lấy bối cảnh âm nhạc Mỹ từ 1995-2010. Cả hai đều là những tựa game tuyệt vời được thực hiện bởi duy nhất một người.
The Heartbeat You Never Had có trên nền tảng Web . Dài khoảng một phút, trò chơi giống như một bài thơ. Nhiệm vụ của bạn là nhấp vào hình ảnh màu đỏ và đen để mở rộng bài thơ. Mỗi lần nhấn lại tạo ra nhịp tim cho những đứa trẻ bất hạnh. Tựa game không chỉ là tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn có thể đưa bạn vào những chiêm nghiệm đầy cảm động.
There Is No Game: Wrong Dimension có trên nền tảng PC . Trò chơi kiên trì thuyết phục bạn rằng đây không phải là game, từ sử dụng nhiều cách khác nhau cho tới lừa dối bạn bỏ cuộc trước những thử thách. Nhiệm vụ của bạn là chứng minh điều ngược lại. Bằng lối xây dựng lời thoại dí dỏm, dễ thương, đây chắc chắn là trò chơi bạn không thể bỏ qua.
Đánh giá hiệu năng gaming Intel Iris Xe trên Asus VivoBook S14 S433: Ultrabook nay đã có thể chơi game
Dù có thiết kế mỏng và nhẹ, tuy nhiên VivoBook S14 S433 vẫn sở hữu hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ, với vi xử lý Intel thế hệ 11 Tiger Lake và card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe.
ASUS đã mang dòng laptop VivoBook S thế hệ mới đến Việt Nam vào cuối tháng 6, bao gồm VivoBook S13 (S333), VivoBook S14 (S433) và VivoBook S15 (S533). Đây đều là những chiếc Ultrabook đầu tiên được trang bị vi xử lý Intel Tiger Lake thế hệ 11 mới nhất, sở hữu hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ trong phân khúc khoảng 20 triệu đồng.
Dù không được trang bị card đồ họa rời, tuy nhiên VivoBook S mới vẫn có card đồ họa Intel Iris Xe được tích hợp trên dòng chip Intel Core thế hệ 11. Thực tế mà nói, Intel Iris Xe cũng có khả năng xử lý đồ họa cực kỳ mạnh mẽ, được quảng cáo là ngang ngửa với card đồ họa rời MX350 của NVIDIA.
Video đang HOT
Để kiểm chứng điều đó, chúng tôi đã thực hiện một số thử nghiệm để đánh giá hiệu năng của VivoBook S14 S433. Phiên bản được dùng trong bài đánh giá sử dụng vi xử lý Intel Core i7 1165G7 (thế hệ 11), RAM DDR4 16GB, ổ cứng SSD Kingston 512GB NVMe và card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe.
VivoBook S14 S433 được dùng trong bài đánh giá là phiên bản Intel Core i7 1165G7, có RAM 16GB và chạy kênh đôi (Dual Channel).
Lưu ý: Để kích hoạt card đồ họa Intel Iris Xe, laptop phải sử dụng CPU Intel Core i5/i7 Tiger Lake và phải có bộ nhớ RAM chạy kênh đôi (Dual Channel). Đối với các model có 8GB RAM, Intel Iris Xe không thể phát huy hoàn toàn sức mạnh vì chúng chỉ được lắp (hoặc hàn chết) sẵn 1 khe RAM để chạy kênh đơn (Single Channel), trong khi 1 khe RAM còn lại bị để trống.
Thông số của card đồ họa Intel Iris Xe tích hợp trên VivoBook S14 S433.
Trước khi bắt đầu thử nghiệm, chúng tôi sẽ kết nối VivoBook S14 với nguồn điện để đảm bảo hiệu suất luôn duy trì ở mức ổn định. Đồng thời, thiết lập máy tính ở chế độ "Best performance" trong cài đặt của Windows và "Performance Mode" trong phần mềm MyASUS.
Chế độ "Best performance" trong mục cài đặt nguồn điện của Windows.
Chế độ "Performance mode" trong phần mềm MyASUS.
Vi xử lý Intel Core i7-1165G7 được trang bị trên VivoBook S14 S433 có tổng cộng 4 nhân và 8 luồng, xung nhịp cơ bản 2.80 GHz và xung nhịp tối đa 4.69 GHz.
Bắt đầu với Geekbench, chiếc VivoBook S14 mà chúng tôi sử dụng ghi được 1355 điểm đơn nhân và 4304 điểm đa nhân. Về khả năng xử lý đồ họa, máy đạt được 14002 điểm OpenCL và 13616 điểm Vulkan.
VivoBook S14 S433 bản chạy chip Intel Core i7-1165G7 ghi được 1355 điểm đơn nhân, 4304 điểm đa nhân trong bài test hiệu năng của Geekbench.
Máy sử dụng card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe, có điểm OpenCL là 14002 và điểm Vulkan là 13616.
Ổ cứng đi kèm VivoBook S14 S433 là ổ SSD Kingston có dung lượng 512GB, sử dụng chuẩn M2 NMVe giao tiếp qua PCI Express với băng thông lớn nên tốc độ đọc / ghi cũng khá cao.
Thử nghiệm nhỏ với phần mềm CrystalDiskMark, chúng tôi nhận thấy tốc độ đọc tối đa khoảng 1700 MB/s, trong khi đó tốc độ ghi tối đa khoảng 980 MB/s. Trên thực tế, đây là mức trung bình so với các ổ SSD NVMe hiện có trên thị trường, nhưng nhanh hơn rất nhiều so với SSD SATA 3.
Tốc độ đọc/ghi của ổ cứng SSD Kingston NVMe 512GB có sẵn trên VivoBook S14 S433.
Với tốc độ SSD nói trên, VivoBook S14 S433 hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dùng, với khả năng đọc / ghi file và load ứng dụng nhanh, không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi.
Đối với phần mềm Cinebench R23, điểm số mà VivoBook S433 ghi được cũng rất ấn tượng. Máy đạt được điểm đơn nhân là 1451 (TDP trung bình khoảng 19W), trong khi điểm đa nhân ở mức 4686 (TDP trung bình lên tới 28W - đúng như thông số mà ASUS đã công bố).
Thử nghiệm Cinebench R23 với VivoBook S14 S433.
Máy ghi được 4686 điểm đa nhân, 1451 điểm đơn nhân trong bài test của Cinebench R23.
Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ thử nghiệm hiệu năng thực tế của VivoBook S14 S433 nói riêng, cũng như các mẫu laptop sử dụng vi xử lý Intel Tiger Lake thế hệ 11 với card đồ họa Intel Iris Xe được tích hợp sẵn, bằng cách chơi một số tựa game phổ biến hiện nay như Liên Minh Huyền Thoại, CS:GO và GTA V.
Liên Minh Huyền Thoại
Với vi xử lý Intel Core i7-1165G7 và card đồ họa Intel Iris Xe, VivoBook S14 S433 hoàn toàn có thể chơi tựa game Liên Minh Huyền Thoại ở mức max setting, ngay cả khi bật Khử răng cưa. Độ phân giải được sử dụng là Full HD (1920 x 1080), cũng chính là độ phân giải tối đa mà màn hình của mẫu laptop này hỗ trợ.
Thông số thiết lập đồ họa của tựa game Liên Minh Huyền Thoại được sử dụng trong bài test.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tắt V-Sync (Chờ đồng bộ dọc) để tránh việc bị giới hạn ở mức 60 khung hình / giây, nhờ đó thu được chỉ số FPS cao nhất.
Trong suốt quá trình chơi game, VivoBook S14 S433 xử lý cực kỳ mượt mà với tốc độ khung hình dao động từ 100 - 150 FPS. Khi xảy ra giao tranh diện rộng, FPS đôi khi tụt xuống khoảng 98 nhưng không hề xảy ra hiện tượng giật lag hay ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi.
Trong suốt trận đấu, tốc độ khung hình dao động từ 110 - 150 ở mức đồ họa cao nhất (bật khử răng cưa).
Khi giao tranh, FPS tụt xuống khoảng 98 nhưng không ảnh hưởng đến trải nghiệm.
Nhiệt độ CPU trung bình khi chơi LMHT khoảng 75C, tuy nhiên bề mặt máy chỉ hơi ấm.
Counter-Strike: Global Offensive (CS-GO)
Đối với CS:GO, chúng tôi sử dụng thiết lập đồ họa mặc định do trò chơi tự đề xuất (Auto: High), chỉ tắt khử răng cưa (FXAA Anti-Aliasing). Khi bắt đầu trận đấu, máy có đôi chút giật lag trong quá trình tải trận, nhưng sau đó lại duy trì ổn định ở mức 55 - 90 FPS.
Thông số thiết lập đồ họa của tựa game CS:GO được sử dụng trong bài test.
Trong suốt trận đấu, tốc độ khung hình dao động từ 55 - 90 FPS.
GPU hoạt động gần như ở mức tối đa, trong khi CPU chỉ rơi vào khoảng 80 - 85%.
Nhiệt độ CPU trung bình khi chơi CS:GO khoảng 80C, bền mặt máy không quá nóng nhưng quạt tản nhiệt chạy gần như hết công suất, khá ồn.
Grand Theft Auto V (GTA V)
Chuyển qua GTA V, tựa game này yêu cầu cấu hình khá cao và rất "ngốn" phần cứng. Để có chỉ số FPS cao nhất và trải nghiệm chơi game tốt nhất, chúng tôi sẽ thiết lập độ phân giải ở mức Full HD (1920 x 1080p) nhưng giảm đồ họa xuống mức thấp nhất là Normal, đồng thời tắt V-Sync.
Thông số thiết lập đồ họa của tựa game GTA V được sử dụng trong bài test.
Tốc độ khung hình dao động từ 30 - 40 FPS.
Ngay cả khi xảy ra hiệu ứng cháy nổ, FPS vẫn duy trì ổn định và không hề bị drop xuống dưới 30.
Nhiệt độ CPU trung bình khi chơi CS:GO khoảng 81C, bền mặt máy nóng lên khá nhanh, quạt tản nhiệt cũng hoạt động hết công suất và khá ồn.
VivoBook S14 được trang bị vi xử lý Intel Tiger Lake thế hệ 11, tích hợp card đồ họa Intel Iris Xe.
Tạm kết
Sự ra đời của Intel Iris Xe đã làm đảo lộn hoàn toàn những định kiến bấy lâu nay của người dùng về card đồ họa tích hợp của Intel. Kết hợp với vi xử lý Intel thế hệ 11 (Tiger Lake), VivoBook S14 S433 có thể dễ dàng chiến tốt các tựa game phổ thông như Liên Minh Huyền Thoại và CS:GO.
Tuy nhiên, đây là một chiếc Ultrabook với thiết kế mỏng nhẹ dành cho công việc chứ không phải laptop gaming, do đó cũng không có gì quá ngạc nhiên khi VivoBook S14 thể hiện chưa thực sự "xuất sắc" với một tựa game nặng như GTA V.
Nhìn chung, thế hệ chip thứ 11 của Intel năm nay đã làm rất tốt, đặc biệt là với card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe. Về dòng VivoBook S mới của ASUS, có thể nói rằng đây là những chiếc Ultrabook mạnh mẽ nhất trong phân khúc khoảng 20 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu làm việc mà còn có khả năng "chiến" game cực kỳ ấn tượng.
Những game siêu hay đang được miễn phí trên Steam Anh em còn chờ gì nữa mà chưa vào "quẩy" nhỉ? Hide and Shriek Đang tìm kiếm một tựa game kinh dị để chơi với bạn bè? Đó phải là một tựa game nhẹ nhàng, dễ chơi co-op và đặc biệt là miễn phí? Hide and Shriek là tất cả những gì bạn đang cần. Với Hide and Shriek, mỗi cuộc chơi trong...