Những F0 khỏi bệnh tình nguyện ‘bám trụ’ tuyến đầu – Bài cuối: Tiếp sức và lan tỏa tinh thần thiện nguyện
Tình nguyện để tri ân đội ngũ y bác sĩ, tình nguyện bằng cả cái tâm của mình đối với cộng đồng là mục đích chung của các F0 tình nguyện.
Nhưng bên cạnh “cái tâm” của mình, họ cũng cần được tiếp sức bằng những hành động thiết thực.
TP Hồ Chí Minh tri ân các tình nguyện viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch tại bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19, trưa 15/9. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
Cần thêm nhiều F0 tình nguyện
Trước sự quá tải của nhân viên y tế tại các bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung F0, cuối tháng 8/2021, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (thành phố Thủ Đức) đã đăng thông tin tuyển 100 tình nguyện viên là F0 đã âm tính để hỗ trợ điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19.
Cụ thể, bệnh viện cần 25 bác sĩ và điều dưỡng, 50 người chăm sóc bệnh nhân, hai lái xe chở F0 và các vị trí khác. Các tình nguyện viên sẽ làm việc trong các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung và điều trị COVID-19 do Bệnh viện Lê Văn Thịnh phụ trách.
Đến ngày 21/9, theo bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, đơn vị này đã tuyển đủ nhân sự tình nguyện. Đánh giá về các tình nguyện viên F0, bác sĩ Khanh cho hay, những trường hợp F0 đã được điều trị khỏi bệnh tại các bệnh viện đều ít nhiều có kinh nghiệm vượt qua bệnh tật, họ hiểu tâm lý, nhu cầu của người bệnh nên sẽ chăm sóc và tư vấn người bệnh tốt hơn tình nguyện viên bình thường. Bên cạnh đó, bản thân những F0 đã khỏi bệnh là một liều thuốc tinh thần giúp các F0 đang điều trị có niềm tin, lạc quan hơn, cố gắng hợp tác với y bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin, đã có gần 2.000 F0 tại TP Hồ Chí Minh khỏi bệnh tình nguyện đăng ký trở lại các cơ sở điều trị COVID-19 để trợ giúp nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân. Đây là lực lượng quan trọng, bởi các F0 khỏi bệnh có sẵn kháng thể hiệu quả với SARS-CoV-2, có thể tham gia nhiều phần việc trợ giúp nhân viên y tế chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhất là với các bệnh nhân có bệnh nền, bệnh nhân trở nặng…
Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh nhìn nhận, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới vẫn cao, số bệnh nhân nặng vẫn nhiều, ngành Y tế Thành phố đang cần hơn 3.000 nhân lực tình nguyện ở các vị trí để hỗ trợ cho lực lượng y tế tuyến đầu. Cụ thể, trong 3.000 vị trí việc làm mà ngành Y tế TP Hồ Chí Minh cần bổ sung cho các cơ sở điều trị COVID-19 có 558 bác sĩ, 4 dược sĩ, 987 điều dưỡng; 306 hộ lý, 733 hỗ trợ điều dưỡng… và các vị trí trợ lý nhập liệu khác.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh đã gửi thư ngỏ tới các F0 đã khỏi bệnh. Trong thư, Thứ trưởng Sơn chia sẻ, vẫn còn có quá nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự quyết liệt, nỗ lực hết sức của chính quyền địa phương, nhân dân thành phố và lực lượng y tế đến hỗ trợ. Chính vì thế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá sự chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết chiến thắng bệnh tật của những F0 đã khỏi COVID-19 là một phần trong các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở TP Hồ Chí Minh hiện nay. Ông khẳng định: “Tôi có niềm tin chắc chắn rằng, sự có mặt của các bạn trong thời điểm này sẽ đem lại nguồn năng lượng tích cực, cổ vũ cho lực lượng phòng, chống dịch, đặc biệt cho những bệnh nhân COVID-19. Chúng ta nhất định phải bước tiếp và chiến thắng”.
Video đang HOT
Cần “tiếp sức” cho F0 tình nguyện
“Làm tình nguyện viên không hề khó mà cũng không phải dễ”. Đây là nhận định của “F0 man” Nguyễn Hồng Kỳ sau hơn 1 tháng đảm nhận công việc tình nguyện viên tại Bệnh viện Dã chiến số 4.
Anh Kỳ chia sẻ, công việc của tình nguyện viên thật sự rất vất vả, đặc biệt nếu được phân công chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhân nặng. Đây cũng không phải là công việc chỉ để chụp ảnh khoe khoang lên mạng xã hội mà phải đặt trọn toàn bộ cái tâm của mình.
“Việc chăm sóc cho một bệnh nhân phải mất từ 30-45 phút chứ không phải qua loa, cho ăn phải kiên nhẫn từng chút một, lau người phải cẩn thận, kỹ càng không phải vài ba nhát là xong, thậm chí còn phải niềm nở, vui vẻ để động viên tinh thần họ, chăm sóc chu đáo y như người thân của mình”, anh Nguyễn Hồng Kỳ kể lại công việc của mình.
F0 tình nguyện Huỳnh Khang cũng từng “choáng” khi bắt tay vào việc làm tình nguyện viên. “Thật sự ban đầu, em gặp khó khăn trong việc chăm sóc, làm vệ sinh cho bệnh nhân nặng bởi vì trước nay em chưa làm bao giờ. Sau một thời gian, em đã quen hơn và có thể nói đây là trải nghiệm quý giá trong cuộc đời mình”, Khang tâm sự. Điều mà Khang mong mỏi nhất sau khi làm tình nguyện viên là 6 tháng sau được hỗ trợ tiêm vaccine để em có thể tiếp tục được tham gia các hoạt động bình thường khi Thành phố mở cửa trở lại bình thường.
“Ở đây, chúng tôi cũng được lo nơi ăn, chốn ở như lực lượng y bác sĩ tuyến đầu nên không có điều gì phải phàn nàn cả” – F0 tình nguyện Minh Khôi (Bệnh viện Dã chiến số 3) chia sẻ. Về chế độ đối với các tình nguyện viên F0, cả Hồng Kỳ và Huỳnh Khang, Minh Khôi đều đã nghe nói đến khoản hỗ trợ này nhưng tất cả đều không quan tâm và sẵn sàng nhường “suất” của mình cho các F0 tình nguyện khó khăn hơn. “Mình làm tình nguyện vì cái tâm của mình muốn như thế chứ không phải là để nhận được tiền hỗ trợ”, các F0 tình nguyện cùng cho hay.
Trước nhu cầu cần thêm nhiều F0 tình nguyện, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản vận động, tuyên truyền và tiếp nhận tình nguyện viên là F0 đã khỏi bệnh tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố. Đối tượng là các F0 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày tại nhà theo quy định của Bộ Y tế, tự nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch.
Để hỗ trợ các F0 tình nguyện, UBND TP Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch cụ thể về các chế độ cho các tình nguyện viên F0 tham gia chống dịch. Cụ thể, tình nguyện viên tham gia chống dịch sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng chống dịch, được hỗ trợ tiền ăn, chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện theo quy định tại Nghị quyết 16/NQ-CP và Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 của Chính phủ và các quy định khác.
Theo đó, F0 tình nguyện sẽ được hỗ trợ từ 200.000-300.000 đồng/ngày/người khi thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Bên cạnh đó, tình nguyện viên F0 được trang bị các vật dụng bảo hộ để đảm bảo an toàn khi tham gia phòng, chống dịch. Các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19, khu cách ly F0 thực hiện ký hợp đồng thỏa thuận làm việc đối với tình nguyện viên là người F0 khỏi bệnh tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch và thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ đối với các tình nguyện viên theo quy định. Trước khi bố trí công việc hỗ trợ người bệnh tại các đơn vị, tình nguyện viên F0 khỏi bệnh phải được thực hiện xét nghiệm kháng thể có kết quả âm tính. Các bệnh viện chịu trách nhiệm tập huấn công tác chuyên môn hoặc hướng dẫn người tình nguyện, phân công tình nguyện viên là người F0 khỏi bệnh phù hợp với năng lực cho hoạt động hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Song, có nhiều ý kiến cho rằng, Thành phố cần có thêm chính sách hỗ trợ cho F0 tình nguyện như được tiêm vaccine phòng COVID-19 sau 6 tháng, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho những người mất việc hoặc hỗ trợ con cái của họ trong học tập, đời sống… để từ đó càng nhân thêm nhiều F0 sẵn sàng tình nguyện vì cộng đồng.
Người 'mẹ' đặc biệt của 250 sinh viên trong tâm dịch 'nóng' nhất cả nước
PGS.TS Phạm Thị Dung - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (ĐH Y Dược Thái Bình) - là người phụ nữ đặc biệt mà hàng trăm sinh viên trường ĐH Y Dược Thái Bình gọi bằng 'Mẹ'.
Năn nỉ 'mẹ' đi cùng
Những ngày dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh, không ít sinh viên của trường ĐH Y dược Thái Bình đã xung phong lên đường vì miền Nam ruột thịt.
Giữa đêm khuya, PGS.TS Phạm Thị Dung vẫn nhận được những tin nhắn nài nỉ như: "Con biết mẹ rất nhiều trọng trách nhà trường giao phó, nhưng con xin được ích kỷ một lần, mong mẹ cùng chúng con lên đường, cùng tham gia chống dịch", "Nếu cô là trưởng đoàn lần này, em nhất định sẽ xin bằng được vào trong đó để đi tình nguyện cùng cô"...
PGS.TS Phạm Thị Dung cùng 250 tình nguyện viên đã lên đường sau khoảng thời gian ngắn ngủi trở về từ tâm dịch Bắc Giang.
Tại TP Hồ Chí Minh, PGS.TS Phạm Thị Dung là Trưởng Đoàn công tác số 2 của trường ĐH Y dược Thái Bình với 250 tình nguyện viên của trường. Đoàn công tác được chia làm 2 nhóm.
PGS.TS Phạm Thị Dung - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (ĐH Y Dược Thái Bình).
Nhóm 1 bao gồm 150 thành viên do PGS.TS Phạm Thị Dung phụ trách, hỗ trợ huyện Nhà Bè lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc F0 tại khu cách ly trường THPT Phước Kiển với gần 400 F0, trong đó có gần 100 F0 là em nhỏ. Nhóm 2 với 100 tình nguyện viên hỗ trợ quận Bình Tân chống dịch.
PGS.TS Phạm Thị Dung chia sẻ trong niềm xúc động: "Tôi thật sự cảm ơn những tình cảm của các bạn sinh viên dành cho mình. Tại tâm dịch Bắc Giang cô và trò chúng tôi đã luôn nỗ lực, sát cánh cùng nhau. Vì vậy khi đăng ký tình nguyện vào TP Hồ Chí Minh chống dịch, nhiều em đã nhắn tin, gọi điện mong muốn có cô đi cùng khiến tôi rất xúc động và quyết định cùng các bạn sinh viên lên đường vào TP HCM".
Nơi chăm sóc hàng trăm trường hợp F0 đặc biệt
Đến với tâm dịch TP Hồ Chí Minh, đoàn công tác đã nhận nhiệm vụ ngay lập tức cùng với huyện Nhà Bè thành lập các khu cách ly tập trung với chức năng là thu dung, chăm sóc những đối tượng F0 từ cộng đồng.
PGS.TS Phạm Thị Dung cho hay: "Với những khu cách ly thông thường, chúng tôi chỉ nhận nhiệm vụ lựa chọn những F0 không triệu chứng, không bệnh nền và dưới 65 tuổi để thực hiện công tác theo dõi, quản lý, thu dung. Tuy nhiên, trước thực tế của dịch bệnh và gánh nặng điều trị của tầng 2, tầng 3 rất nặng nề, chúng tôi đã hỗ trợ Bệnh viện Nhà Bè nhận nhiệm vụ, thu dung cả những trường hợp đặc biệt".
PGS.TS Phạm Thị Dung cho biết, các trường hợp đặc biệt này là trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ nhỏ nhất là 45 ngày tuổi, cùng với người trên 65 tuổi, có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, một số bệnh lý tim mạch đã điều trị ổn định, thậm chí có cả những trường hợp rối loạn tâm thần.
Với kinh nghiệm chống dịch dài ngày tại Bắc Giang trước đó, PGS.TS Phạm Thị Dung khẳng định, đoàn công tác đã và đang tổ chức quản lý khu cách ly điều trị F0 này rất tốt. Đặc biệt là những trường hợp có bệnh lý và trẻ em sẽ có chế độ ăn riêng biệt, được bổ sung trái cây, sữa để tăng cường hệ miễn dịch, phòng trách bệnh tật một cách tối đa.
Ngoài ra, với người lớn tuổi có nhiều bệnh lý nền với tâm lý không muốn xa gia đình để chuyển tuyến và xin được ở lại, đoàn công tác đã có những biện pháp hỗ trợ nguời bệnh bằng cách bố trí số điện thoại hotline của bác sĩ chuyên môn để khi cần, họ có thể được tư vấn bất cứ lúc nào.
Hơn nữa, UBND huyện Nhà Bè dành riêng 1 xe cấp cứu, hỗ trợ chuyển tuyến bệnh nhân bất cứ lúc nào. Ngoài ra, trong tất cả các khu, các phòng bệnh đều được đặt 1 máy tạo oxy cùng với việc thành lập "trưởng phòng" có trách nhiệm bao quát, chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 trong phòng... đây cũng là những liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân cảm thấy được yên tâm hơn khi vào đây, có trang thiết bị hỗ trợ điều trị bất kể ngày đêm.
PGS.TS Phạm Thị Dung nhấn mạnh: "Là bác sĩ dinh dưỡng nên tôi rất quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng người bệnh. Riêng trẻ nhỏ cần một chế độ dinh dưỡng đặc thù, chúng tôi bổ sung thêm sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Riêng với người lớn, chúng tôi vận động và có sự tài trợ, hỗ trợ từ UBND huyện bổ sung 3-4 quả trứng/tuần vào suất ăn bình thường. Ngoài ra có trái cây phổ biến ở miền Nam để bệnh nhân tăng cường vi chất" .
Bí thư TPHCM: Mở cửa trở lại không quá chậm, nhưng không chủ quan, nôn nóng Bí thư Thành ủy TPHCM nhận định, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, mọi quyết định cho hướng đi, phương pháp của thành phố đều khó khăn và cần thận trọng. Kết luận tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 vào chiều 14/9, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM,...