Những đường lây truyền bệnh giang mai nên tránh xa
Theo Health Sina, bệnh giang mai thực sự không quá đáng sợ như mọi người thường nghĩ.
Ảnh minh họa: Menhealth.
Theo Health Sina, bệnh giang mai thực sự không quá đáng sợ như mọi người thường nghĩ. Ông Ye Xing Dong, Phó giảm đốc Sở Phòng chống bệnh da liễu Quảng Châu, cho biết nguyên nhân gây bệnh giang mai rất rõ ràng, đó là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Treponema pallidum không chịu được nhiệt độ cao, ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C, vi khuẩn này sẽ chết.
Đường lây của bệnh giang mai cũng được xác định rõ, chủ yếu qua quan hệ tình dục. Do vậy trong cuộc sống hằng ngày chỉ cần chú ý phòng ngừa thì sẽ tránh được. Các nghiên cứu khẳng định giang mai lây qua các đường sau:
- Quan hệ tình dục chiếm 95%. Chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai, lây lan khi niêm mạc da bị trầy xước. Tính truyền nhiễm của bệnh thời kỳ đầu khá mạnh nhưng sẽ giảm đi nếu bệnh nhân đã mắc quá 4 năm.
- Nhiễm trùng nhau thai: Giang mai có thể truyền nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ, gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
- Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ khi chui qua đường sinh nở tự nhiên.
- Lây truyền qua đường máu: Truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.
Video đang HOT
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc tiếp xúc hằng ngày với các đồ dùng của bệnh nhân như quần áo, khăn tắm, trang thiết bị y tế… có thể lây truyền bệnh giang mai.
Các chuyên gia nhấn mạnh cách tốt nhất để ngăn ngừa giang mai là ủng hộ quan hệ tình dục an toàn. Đối với các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, nên đến bệnh viện để tầm soát giang mai, hoa liễu. Nhóm này bao gồm người từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nam giới nhiều bạn tình, phụ nữ mang thai, phụ nữ bán dâm, người làm trong lĩnh vực giải trí, đồng tính nam và đối tượng sử dụng ma túy. Phần lớn bệnh giang mai tiềm ẩn không có triệu chứng nhưng có thể xét nghiệm máu để tìm ra vi khuẩn.
Nếu bị loét sinh dục nhưng không cảm thấy đau đớn, cần phải cảnh giác và xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Đặc biệt khi phát hiện loét, khó chịu ở bộ phận sinh dục, u không đau sau khi quan hệ tình dục không an toàn, cần kiểm tra trong thời gian sớm nhất.
Nếu nghi ngờ nhiễm giang mai, bạn cần đến bệnh viện đa khoa uy tín hoặc trung tâm da liễu, trung tâm khám bệnh lây truyền qua đường tình dục để kiểm tra và điều trị triệt để. Bác sĩ Yang Xing Dong cho biết giang mai có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh song bệnh có thể tái phát hoặc kháng thuốc.
Sau khi ngưng điều trị nên theo dõi thường xuyên, thường là trong 3 năm. Người bệnh cần ngưng quan hệ tình dục trong bệnh kỳ, cho đến khi chữa khỏi. Người bệnh giang mai nên kịp thời thông báo cho các đối tác tình dục để làm kiểm tra và điều trị nếu đã bị lây nhiễm.
Theo Health Sina
4 bệnh lây truyền qua đường tình dục các anh chồng dễ mắc nhất
BS Nguyễn Bá Hưng, Trưởng Khoa Nam học, BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cảnh báo, đối với quý ông, có 4 bệnh dễ lây truyền qua đường tình dục nhất.
Nhiễm khuẩn lậu cầu
Nhiễm lậu cầu vẫn là bệnh lây phổ biến trong các bệnh lây qua đường tình dục ở nam giới. Nhiễm lậu cầu có thể gây viêm mào tinh, làm tổn thương tinh hoàn, mào tinh gây tắc, bán tắc đường dẫn tinh và vô sinh. Nhiễm khuẩn lậu cầu thường có thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến 3 tuần, với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng theo giới.
Nhiễm lậu cầu vẫn là bệnh lây phổ biến trong các bệnh lây qua đường tình dục ở nam giới. (Ảnh minh họa)
Ở nam giới 80-90% nhiễm lậu có biểu hiện lâm sàng như đái buốt, ra mủ niệu đạo, sưng dương vật, nổi hạch bẹn, sốt và chỉ khoảng 10% không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện kín đáo.
Về cách điều trị, vi khuẩn lậu đáp ứng với rất nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, nếu bị lậu cầu mà sử dụng kháng sinh thông thường thì phần lớn được cải thiện các triệu chứng khá tốt nhưng kháng sinh đó lại không diệt nổi hoàn toàn vi khuẩn lậu. Chính vì vậy, tuy hết dịch mủ những vẫn còn tiết ít dịch nhầy và tình trạng đau buốt gần như không còn nên bác sĩ lầm tưởng là đã khỏi.
Những trường hợp này chưa cần khỏi hẳn và chỉ một vài tuần sau các dấu hiệu đái buốt, nóng rát ở dọc niệu đạo lại tái phát, tiết dịch mủ vào buổi sáng lại xuất hiện. Do đó, bệnh nhân phải được dùng kháng sinh liều cao.
Virus HPV
Virus HPV là virus gây bệnh sùi mào gà. Quá trình viêm và những độc tố của vi khuẩn làm tổn thương đến tuyến sinh dục, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng.
Đặc biệt khi tổn thương hàng rào máu tinh hoàn sẽ làm giảm hoặc mất chức năng sinh tinh, giảm khả năng hoạt động tinh trùng.
HPV không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng. Do đó, để phòng bệnh, tốt nhất, nam giới đi tiêm văcxin khi vừa tròn 21 tuổi hoặc dùng bao cao su khi quan hệ.
Giang mai
Là một bệnh lây nhiễm với tần suất thấp so với khuẩn lậu cầu và chlamydia. Giang mai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi, sức khỏe của bà mẹ cũng như gia tăng tỷ lệ tử vong của em bé trong thai kỳ và sơ sinh.
Giang mai lây truyền khi tiếp xúc với vết loét trên bộ phận sinh dục , hậu môn, trực tràng, môi hoặc miệng hoặc lây từ mẹ sang con trong khi mang thai.
Sau khi bị nhiễm bệnh giang mai, có một thời gian ủ bệnh từ 9 đến 90 ngày (trung bình là khoảng 21 ngày) trước khi những dấu hiệu đầu tiên và triệu chứng của bệnh xuất hiện. Từng giai đoạn của bệnh giang mai có dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng ban đầu, sau khi mắc bệnh được 3-90 ngày bệnh mới biểu hiện ra ngoài bằng các vết loét trên da, thường là tại bộ phận sinh dục như ở dương vật, quy đầu. Đặc điểm vết loét: nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng, không đau và vùng bẹn bị nổi hạch ở 2 bên.
Tuy nhiên, một số người mắc bệnh giang mai không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Ở những người khác, những dấu hiệu có thể là rất nhẹ. Họ thậm chí còn không thể phát hiện ra mình nhiễm bệnh. Điều trị giang mai cần làm đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán giang mai.
Nấm chlamydia
Chlamydia là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Biểu hiện điển hình của bệnh là tình trạng viêm niệu đạo với các dấu hiệu đi tiểu buốt, có cảm giác rát bỏng trong niệu đạo, tiết dịch niệu đạo, nhưng phần lớn người mắc bệnh không có biểu hiện. Mặc dù không có biểu hiện nhưng vi khuẩn này âm thầm gây tổn hại tới được sinh dục, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.
Để phòng ngừa các bệnh tình dục ở nam giới, BS Hưng khuyến cáo, với những hành vi tình dục qua đường miệng, hậu môn cần chuẩn bị kỹ lưỡng như vệ sinh răng miệng, vệ sinh hậu môn, thụt rửa, đi bao cao su.
Những trường hợp dùng các chất bôi trơn, các dung môi cần được sử dụng đúng cách, đảm bảo vấn đề vệ sinh để tránh viêm nhiễm hay sang chấn cho cơ quan sinh dục; Cần thông báo cho bạn tình biết về tình trạng bệnh và các bệnh lý lây truyền và yêu cầu bạn tình đến khám và điều trị.
Theo Dân Việt
Vì sao nhiều cặp vợ chồng yêu nhau nhưng không cùng "lên đỉnh"? Không chỉ có đáp ứng nhu cầu về sinh lý, chuyện phòng the ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, hạnh phúc lứa đôi. Do đâu mà vẫn còn thấy yêu nhau nhưng khi nhắc tới "chuyện ấy" thì cả chàng và nàng đều không thấy hứng thú?. ĐỪNG VỘI TĂNG TỐC VÀ VỀ ĐÍCH MÀ CHƯA KỊP KHỞI ĐỘNG Có câu nói...