Những dưỡng chất không thể thiếu đối với sức khỏe phụ nữ
Sắt cần thiết cho sự tăng trưởng, nếu thiếu sắt sẽ gây ra mệt mỏi, mất ngủ và thiếu tập trung. Cần chú ý bổ sung sắt bằng cách ăn các thực phẩm như thịt đỏ, bông cải xanh.
Thiếu vitamin B12 khiến bạn mệt mỏi, sút cân, trí nhớ kém và có thể dẫn đến trầm cảm.
Vitamin D
Những phụ nữ bị thiếu vitamin D thường có nguy cơ bị giòn xương hoặc loãng xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi để xương khỏe mạnh.
Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí New England of Medicine cho biết, nếu cung cấp khoảng 800 (đơn vị quốc tế) lượng vitamin D hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bị gãy xương hông ở phụ nữ tới 30%. Bạn có thể nạp vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn bổ sung các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai và pho mát….
Sắt
Sắt cần thiết cho sự tăng trưởng. Thiếu sắt sẽ gây ra mệt mỏi, mất ngủ và thiếu tập trung. Phụ nữ thường mất nhiều máu vào các kỳ kinh nguyệt hàng tháng, vì vậy cũng thiếu hụt chất sắt trong máu. Cần chú ý bổ sung sắt bằng cách ăn các thực phẩm như thịt đỏ, bông cải xanh, cật heo, đậu và gan.
Canxi
Với những phụ nữ sắp đến thời kỳ mãn kinh thì các tế bào xương hoạt động càng giảm dần, do đó dễ bị mắc các bệnh như loãng xương. Canxi giúp xương khỏe mạnh.
Bên cạnh các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm khác như đậu phụ, ngũ cốc, đậu nành, các loại rau như cải xoăn, súp lơ xanh, cải bắp cũng chứa nhiều canxi. Các loại cá có xương mềm như cá mòi, cá hồi cũng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
Magiê
Video đang HOT
Magiê tham gia nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, là loại dưỡng chất cần thiết cho hệ thần kinh, giữ cho cơ bắp và xương rắn chắc, đồng thời còn giúp ngăn ngừa loãng xương, bệnh tim mạch và ổn định huyết áp. Magiê có nhiều trong hạt bí đỏ, cải bó xôi, đậu đen, cá bơn và hạnh nhân.
Axit béo – omega 3
Cung cấp một lượng lớn axit béo omega 3 có trong cá giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch cho phụ nữ. Axit béo omega 3 là một dạng chất béo không bão hòa có lợi, làm chậm sự tăng trưởng các mảng bám tích tụ trong động mạch và làm giảm huyết áp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng axit béo Omega 3 còn có khả năng làm tăng lượng cholesterol có lợi và làm giảm các cholesterol có hại.
Ăn các loại thực phẩm giàu chất béo như cá hồi, cá rô phi hoặc cá tuyết ít nhất 2 lần trong 1 tuần cũng là cách bổ sung omega 3. Ngoài ra dầu oliu cũng chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn, có lợi cho sức khỏe.
Vitamin B12
Khi phụ nữ có tuổi, hàm lượng vitamin B12 cũng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là do không có đủ axit hydrochloric trong dạ dày có tác dụng hấp thụ vitamin.
Thiếu vitamin B12 khiến bạn mệt mỏi, sút cân, trí nhớ kém và có thể dẫn đến trầm cảm. Theo một nghiên cứu, phụ nữ sau mãn kinh thường bị thiếu vitamin B12, có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.
Bổ sung vitamin B12 bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm như cá, thịt, trứng, thịt gia cầm, sữa….
Theo Khoevadep
7 nhóm bệnh phổ biến có thể được phát hiện qua mắt của bạn
Khám mắt định kì có thể giúp bạn sớm phát hiện rất nhiều nhóm bệnh phổ biến nhưng lại không liên quan đến thị giác mà bạn không ngờ tới trước đó.
Đôi mắt bạn không chỉ có "nhiệm vụ" để bạn nhìn thấy mọi thứ mà nó cũng có thể cung cấp các dấu hiệu liên quan đến những bệnh khác mà bạn đang mắc. "Bệnh tiểu đường, bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp, viêm khớp, lupus và thậm chí cả một số bệnh ung thư nhất định... cũng có thể được phát hiện thông qua những bất thường ở đôi mắt", Tiến sĩ Douglas Rhee, Chủ nhiệm khoa Mắt và Khoa học trực quan tại Bệnh viện Đại học Y ở Cleveland (Mỹ).
Vì vậy, bạn đừng bỏ qua bất kì dấu hiệu bất thường nào của mắt để có thể sớm phát hiện các bệnh mà mình có nguy cơ mắc phải nhé.
Dưới đây là 7 nhóm bệnh phổ biến không liên quan đến mắt nhưng lại có biểu hiện ở mắt và có thể được phát hiện thông qua những lần khám mắt định kì của bạn.
Ảnh minh họa
1. Tiểu đường
Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng cao có thể khiến cho dịch di chuyển tới mắt và thủy tinh thể từ đó cũng thay đổi kích thước. Từ đó, thị lực của bạn cũng bị suy giảm theo, dẫn đến mờ mắt.
Tiến sĩ Rhee nói: "Những bệnh nhân tiểu đường nếu không điều điều trị sớm có thể dẫn đến bị mù và phải phẫu thuật vì lượng đường trong máu quá cao là nguyên nhân khiến người bệnh bị suy giảm tầm nhìn". Vì vậy, nếu thấy mắt có dấu hiệu nhìn mọi thứ mờ đi, bạn nên đi khám để biết nguyên nhân có phải xuất phát từ bệnh tiểu đường hay không.
2. Bệnh tuyến giáp
Theo Tiến sĩ Rhee, bệnh nhân gặp nhóm bệnh phổ biến về tuyến giáp có thể thấy mắt bị phồng hoặc nhãn cầu lồi ra. Đặc biệt, các triệu chứng này càng rõ ràng hơn nếu họ đang đối phó với các bệnh rối loạn tuyến giáp.
3. Huyết áp cao
Bệnh huyết áp cao có thể được phát hiện thông qua các dấu hiệu ở mắt như xuất huyết mạch máu mới hoặc xuất huyết kết mạc. Nhưng theo Tiến sĩ Rhee, các bác sĩ nhãn khoa thì khi các bác sĩ nhãn khoa phát hiện những bất thường này ở mắt của bệnh nhân huyết áp cao thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
4. Bệnh tim
Một số xét nghiệm mắt - trong đó có kỹ thuật công nghệ cao là quét retina - có thể thấy những bất thường trong các mạch máu ở mắt, đây lại là một dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bác sĩ nhãn khoa của bạn thấy những thay đổi trong độ rộng của các mạch máu hoặc các mạch máu có phân nhánh bất thường, bác sĩ sẽ cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim.
"Đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy mảng bám bên trong mắt - mảng bám động mạch, đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tim. Nó sẽ cản trở cả tầm nhìn của bạn" Tiến sĩ Rhee nói. Vì vậy, bạn nên đi khám sớm nếu thấy xuất hiện dấu hiệu này.
Ảnh minh họa
5. Rối loạn tự miễn dịch
Nhóm bệnh phổ biến liên quan đến rối loạn tự miễn bao gồm lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng... có thể được phát hiện qua những kì kiểm tra mắt thường xuyên bởi các bệnh này thường gây ra biến chứng là viêm võng mạc. Sưng các dây thần kinh thị giác, mờ mắt hoặc mắt có những lốm đốm... cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng, theo Tiến sĩ Rhee chia sẻ.
6. Ung thư và các khối u
Mắt lồi to, mí mắt xệ hoặc chùng xuống... cũng có thể được coi là các dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc khối u. Các khối u hoặc bệnh ung thư này có thể phát triển trong mắt hoặc ở những nơi khác trong cơ thể. Tuy nhiên, "những người mới bị bệnh thường khó thấy các dấu hiệu này ở mắt. Khi các biểu hiện này dễ dàng được phát hiện qua các kì kiểm tra nhãn khoa thì có thể bệnh đã sang giai đoạn di căn", Tiến sĩ Rhee cho biết".
7. Cholesterol cao
Nếu trên mí mắt và vùng da quanh mắt bạn xuất hiện những bướu nhỏ hay mụn nổi li ti thì đó cũng có thể là dấu hiệu cholesterol cao. Ngoài ra, lượng cholesterol cao còn có thể biểu hiện ở những dấu hiệu khác trên mắt như: có những đốm màu trắng trong mí mắt, mộng mỡ trong lòng trắng mắt (pingueculas)...
Theo Ttvn
Chế độ ăn tốt cho trẻ tăng động - giảm chú ý Con của bạn có thường xuyên nghịch hiếu động thái quá và thiếu tập trung? Việc tiếp tục cho chúng ăn những thực phẩm nhiều đường và có hàm lượng caffein cao sẽ chỉ làm cho tình trạng của bé ngày càng tệ hơn. Theo các nghiên cứu mới cho thấy trẻ em thiếu tập trung và hiếu động thái quá thường bị...