Những dưỡng chất giúp vết thương mau lành
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi phục của vết thương.
Có rất nhiều mạch máu nằm trong các vết thương trên da. Mặc dù thời gian sẽ giúp làm lành mọi vết thương nhưng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình điều trị cũng rất cần thiết để vết thương nhanh chóng lành lặn trở lại.
Quá trình chữa lành vết thương
Quá trình chữa lành vết thương khá phức tạp vì chúng liên quan đến nhiều giai đoạn.
- Thời kỳ viêm nhiễm. Trong giai đoạn này, cần có sự co thắt đầu tiên của mạch máu để đảm bảo cho việc ngưng chảy máu. Sau giai đoạn này, các prostaglandin (các a-xít béo không bão hòa ở các mô) và histamine (một amin sinh học, có trong tế bào bạch cầu, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh) trong máu sẽ bắt đầu quá trình làm các mạch máu mở rộng nhằm gia tăng lượng máu chảy đến các vết thương.
- Thời kỳ sinh sản. Đây là giai đoạn hình thành một “ma trận” các tế bào da vá máu mới. Các nguyên bào sợi được hình thành, giúp sản sinh ra collagen. Quá trình này được thực hiện bởi các chất dinh dưỡng như các a-xít lactic, a-xít ascorbic và những nhân tố phát triển với sự hiện diện của lượng ô-xy thích hợp, sắt, đồng và pyridoxine (vitamin B6).
- Thời kỳ mưng mủ. Ở giai đoạn này, những phần da đã bị vỡ sẽ được đóng kín, làn da sẽ được khôi phục theo cách tốt nhất mặc dù không được hoàn hảo như cũ.
Những chất dinh dưỡng giúp vết thương mau lành
1. Vitamin C
Trong suốt quá trình làm lành vết thương, vitamin C hoạt động như một đồng yếu tố trong quá trình sản sinh collagen. Ngay cả sau khi vết thương đã lành, chúng vẫn có những hoạt động trao đổi chất vì vẫn có khả năng những vết sẹo đã lành có thể bị rách, vỡ. Điều này sẽ xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin C. Vitamin C cũng chịu trách nhiệm cho sự gia tăng và phát triển của những tế bào mới và những mao dẫn mới có nhiệm vụ vận chuyển ô-xy đến các bộ phận khác. Chính vì vậy, dưỡng chất này đóng một vai trò đáng kể trong quá trình làm lành vết thương.
Nguồn cung cấp: cà chua, ớt, khoai tây, rau bina, trái cây có họ cam, quít; dâu tây, bông cải xanh, cải bắp, bông cải trắng…
Video đang HOT
2. Vitamin A
Ảnh: Sound-nutritional-plan.com
Vai trò của vitamin A trong việc chữa lành vết thương là kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
Nguồn cung cấp: các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây và rau có màu vàng hoặc cam, những sản phẩm từ sữa và gan động vật.
3. Vitamin K
Ảnh: Makeupandbeauty.com
Trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành vết thương, vitamin K đóng vai trò chính. Loại vitamin này cùng với can-xi sản xuất ra thrombin, tác nhân chính gây đông máu trong cơ thể.
Nguồn cung cấp: các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải trắng, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi.
4. Kẽm
Kẽm giúp các enzyme trong cơ thể (khoảng 300 loại) thực hiện chức năng của chúng. Rất nhiều loại enzyme có liên quan đến việc làm lành vết thương, đặc biệt là trong vấn đề sản xuất collagen. Kẽm còn hỗ trợ cho quá trình phân chia của các tế bào cũng như cho phép cơ thể sử dụng một số loại protein nhất định.
Nguồn cung cấp: hải sản, tôm, các loại thịt đỏ, thịt bò, cừu, bột ngũ cốc tăng cường, măng tây, mù tạc xanh, cải bẹ xanh, đậu Hà Lan, bông cải xanh, hạt vừng, hạt bí…
5. Sắt
Ảnh: Cookalmostanything.blogspot.com
Trong quá trình tổng hợp collagen, sắt cần thiết cho việc chuyển hóa của các chất proline và lysine. Tình trạng hạn chế sự lưu thông ngoại biên và sự ô-xy hóa chính là những nguyên nhân khiến cho việc làm lành vết thương ở những người thiếu hụt chất sắt (thiếu máu) bị chậm lại.
Nguồn cung cấp: đậu lăng, nghệ, cải củ, đậu tây, măng tây, đậu hũ, nấm, rau bina, húng tây, mật mía, bông cải xanh, tỏi tây, tảo bẹ, thịt nai, thịt thăn bò…
6. Đồng
Ảnh: Pubarticles.com
Đồng hỗ trợ cho enzyme lysyl oxidase trong quá trình sản xuất collagen và elastin, giúp vết thương mau lành hơn. Lysyl oxidase là một enzym cần thiết cho liên kết chéo giữa collagen và elastin – những chất hình thành, tăng cường sức mạnh và sự đàn hồi thành mạch máu, xương và khớp.
Nguồn cung cấp: cà chua, khoai tây, đậu ve, gừng, mù tạc xanh, cà tím, măng tây, hạt hướng dương, bạc hà, cải củ, mật mía…
Theo PNO
Rau dền rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ
Các chuyên gia dinh dưỡng phân tích rằng: rau dền chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng.
Chất beta - caroten trong rau dền cao hơn gấp hai lần so với loại cà, giúp ích cho việc nâng cao sức miễn dịch; hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với rau bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
Điều quan trọng là trong rau dền không chứa acid oxalic, do vậy canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thu nên rất tốt cho trẻ. Bạn có thể luộc, xào, nấu canh đều được.
Rau dền chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin,sắt và chất khoáng. (Ảnh minh họa)
Ngủ ngon với hoa kim trâm
Hoa kim trâm không chỉ được chế biến như một món ăn ngon. Mà loại cây này còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian có nhiều công hiệu như: chữa đổ máu cam, an thai, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, giúp ăn ngon, ngủ yên, sáng mắt...
Dù có nhiều lợi ích, song các bác sĩ đông y cho rằng, bạn không nên quá lợi dụng kim trâm, bởi nếu dùng với liều quá cao, nó có thể gây ngộ độc với biểu hiện: không kiềm được tiểu tiện, giãn đồng tử, ức chế hô hấp...
Các bài thuốc dân gian thường chỉ dùng vị thuốc này với liều lượng xấp xỉ 30g/ ngày.
Ăn vừng cho đen tóc, đẹp da
Hạt vừng hay còn gọi là ma chi, hồ ma, cự thắng, mè... có vị ngọt, tính bình, đông y thường dùng để trị các chứng bệnh về nhuận tràng, làm đen tóc, đẹp da.
Cách dùng đơn giản nhất là dùng vừng sao chín, mỗi sáng ăn 20g, sau tăng dần lên 40g để làm cho da trắng trẻo và tươi nhuận.
Theo Eva
Vitamin K và những điều cần biết Vitamin K la môt loai vitamin tan trong chât beo rât cân thiêt cho cơ thê chung ta. Cơ thê co kha năng dư trư vitamin K rât hưu hiêu, nhưng nêu sư dung vitamin K qua nhiêu, no co thê trơ thanh môt đôc chât vơi cơ thê. Vi vây, ban nên quan tâm đên lương vitamin K ma minh bô sung...