Những đường biên giới bị xóa nhòa ở châu Âu
Không có tường cao hay hàng rào dây thép gai, nhiều nơi ở châu Âu đường biên giới chỉ là một con đường hoặc vạch kẻ.
Kể từ Hiệp định Schengen năm 1985, đường biên giới giữa những quốc gia châu Âu đã được xóa nhòa. Valerio Vincenzo, nhiếp ảnh gia người Hà Lan đã quyết định ghi lại những thay đổi này trong dự án “Đường biên giới, những giới hạn của nền hòa bình” (“Borderline, the Frontiers of Peace”). Dự án này còn tiếp tục cho đến nay, khi châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhập cư. Trên đây là biên giới xanh giữa Pháp (trái) và Đức.
Valerio cho biết nhóm thực hiện dự án đã sử dụng một thiết bị GPS và bản đồ chi tiết để đi dọc theo những đường biên giới ngày nay đã được xóa nhòa. Trên ảnh, người dân thoải mái đắm mình trong làn nước nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
Ngày nay, 26 quốc gia thuộc khối Schengen cho phép người dân tự do đi lại qua 16.500 km đường biên giới. Ngay cả khi những bức ảnh được chụp cách xa nhau cả nghìn cây số, tất cả đều khắc họa một thực tế khác xa những gì mọi người thường nghĩ về những đường biên giới. Romania và Bulgaria chia sẻ chung bờ biển.
Năm 2012, Liên minh châu Âu trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho dự án vì những giá trị nó đã đóng góp trong hơn sáu thập kỷ cho tiến bộ hòa bình và hòa giải, đấu tranh dân chủ và nhân quyền tại châu Âu. Một chiếc cột nhỏ bé được cắm giữa khoảng rừng xanh để đánh dấu điểm giao nhau của Áo và Cộng hòa Czech.
Biên giới vô hình của Áo, Thụy Sĩ và Đức.
Người đàn ông thản nhiên đạp xe giữa địa phận Pháp – Thụy Sĩ.
Video đang HOT
Một ngôi nhà gỗ lặng lẽ đứng trên hai quốc gia Đức và Cộng hòa Czech.
Nếu có cơ hội, du khách nên thử một lần tản bộ trên con đường đá nằm giữa Latvia và Estonia.
Đường biên giới giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chỉ là một lối đi trên cánh đồng.
Vùng biển giáp giữa Thụy Sĩ và Italy.
Biên giới Đức và Áo từng là nơi được nhắc đến trong bộ phim “Giai điệu hạnh phúc”, tái hiện giai đoạn lịch sử đen tối của châu Âu.
Đôi tình nhân đang chụp hình kỷ niệm hành trình đạp xe tại vòng tròn đánh dấu điểm giao nhau giữa Hà Lan, Đức và Bỉ.
Người đàn ông thảnh thơi câu cá tại ranh giới Bulgaria và Romania.
Một góc khác của đường biên giới của Bulgaria và Romania.
Mốc cắm biên giới trên đường bờ biển của Lithuania và Latvia.
Theo VNExpress
Những điểm du lịch đẹp nhất khi vào đông
Nếu thủ đô của Estonia cuốn hút với vẻ đẹp thần tiên của một thành phố trung cổ, thì công viên Jigokudani lại hấp dẫn du khách vì những đàn khỉ đi tắm nước nóng.
Tallinn, Estonia
Nét đẹp thời trung cổ của Tallinn vốn có sức thu hút lớn, suốt mùa đông kéo dài của Estonia, thành phố này còn có một diện mạo hoàn toàn khác biệt. Du khách tới đây hãy dạo một vòng quanh đồi Toompea và dừng chân ở quảng trường Raekoja Plats. Thưởng thức mùa đông tại đây bằng cách nghỉ trong một căn phòng cạnh Town Hall và ly glgi (rượu vang của Estonia) hoặc tô súp nóng.
Vườn quốc gia Plitvice, Croatia
Chuỗi 16 hồ có màu xanh ngọc lam lần lượt đổ nước vào nhau sẽ là một màn trình diễn thiên nhiên đẹp mắt làm cho ai từng đến đây cũng phải ấn tượng. Tuy nhiên vào mùa đông, khi tuyết phủ và các hồ nước đóng băng, cảnh vật ở Vườn quốc gia Plitvice lại càng hấp dẫn hơn.
Công viên khỉ Jigokudani, Nhật Bản
Jigokudani tuy không phải nơi có phong cảnh lộng lẫy nhất vào mùa đông của Nhật Bản, nơi đây vẫn là điểm đến thu hút nhiều du khách vì thời điểm này có thể gặp cảnh đàn khỉ đi tắm suối nước nóng. Bạn có thể tận mắt chứng kiến hoặc tham gia ngâm nước nóng cùng lũ khỉ nơi đây.
Vườn quốc gia Banff, Canada
Một trong những địa điểm đẹp nhất của Vườn quốc gia Banff là hồ Moraine, cách hồ Louise 15 km. Hồ có màu nước trong như pha lê, phản chiếu được hình ảnh những ngọn núi phủ tuyết trong thung lũng "10 đỉnh" (Valley of the Ten Peaks).
Sa mạc Gobi, Mông Cổ
Đến sa mạc Gobi vào mùa đông du khách sẽ có dịp tham dự lễ hội "Nghìn Lạc Đà", tổ chức các cuộc thi chạy cho những con lạc đà Mông Cổ. Còn nếu là người thực sự yêu thích, bạn luôn được chào đón, chọn lạc đà cho mình và cưỡi trong buổi diễu hành mở màn lễ hội.
Lâu đài Trakai, Lithuania
Cách thủ đô Vilnius khoảng 27 km, lâu đài Trakai khi đến mùa đông sẽ có một sắc màu mới. Hồ nước xung quanh sẽ đóng băng và các tòa tháp màu cam được điểm tô bằng sắc trắng của tuyết.
Queenstown, New Zealand
Queenstown là một điểm du lịch nổi tiếng quanh năm của New Zealand tuy nhiên vào mùa đông (tháng 5- 9), nơi này cũng sở hữu vẻ đẹp riêng. Du khách có thể tới đây trượt tuyết tại rặng núi Coronet Peak và khu Remarkables. Nơi đây còn sống động hơn khi vào dịp lễ hội Mùa đông Queenstown (tháng 6, 7).
Lapland, Phần Lan
Đây là vùng đất trong suốt các tháng hè, ánh nắng mặt trời chiếu 24/24 và vào mùa đông dài lại bị chìm trong màn đêm. Tuy nhiên, không hoàn toàn tăm tối, du khách đến Lapland mùa đông sẽ bắt gặp rất nhiều cực quang đẹp mắt. Hiện tượng tự nhiên này đôi khi được mô tả như "biểu diễn trên sân khấu bầu trời". Tháng 1,2,3 là thời điểm thích hợp nhất để ngắm cực quang.
Theo VNExpress
Mùa thu vàng ở Lithuania Mùa thu ở Lithuania tràn ngập trong sắc đỏ, vàng của cây cối, bầu trời trong xanh. Nhiều du khách cho biết khi tới đây, họ cứ ngỡ như đang bước chân vào khung cảnh bức tranh Mùa thu vàng của Levitan. Karolis Janulis, một nhiếp ảnh gia 34 tuổi, đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa để chụp những bức...