Những dụng cụ vượt ngục khó ngờ của tù nhân
Dùng bàn chải để đục tường, chế chìa khóa từ thìa hay làm hình nộm từ xà phòng, các tù nhân đã sử dụng nhiều công cụ khó ngờ tới để thực hiện các vụ đào tẩu.
Hồi tháng hai, tù nhân người Nga Troian Aleksei dùng que nhựa, thìa cùng hai bàn chải đánh răng đục vách ngăn ở buồng giam, tạo lỗ thủng chui ra ngoài Trại tạm giam Công an Khánh Hòa. Sau đó, ông ta dùng các vật dụng này mài cửa thông gió trên tường bảo vệ phía ngoài hành lang định thoát ra ngoài thì bị phát hiện. Aleksei bị bắt cuối năm ngoái tại Việt Nam khi dùng thẻ giả để rút tiền ở cây ATM. Ảnh: C.A
Đây không phải là lần đầu tiên một tù nhân người Nga sử dụng công cụ khó ngờ đến để vượt ngục. Tháng 5/2013, Oleg Topalov, 33 tuổi, thoát khỏi nhà tù Matrosskaya Tishina ở Nga bằng cách dùng thìa đục lỗ trên trần buồng giam, mở lỗ thông gió và sau đó leo lên mái nhà của nhà tù rồi thoát qua hàng rào. Theo Sputnik, Topalov sau đó bị bắt lại tại công viên Izmailovo, tây bắc Moscow. Ảnh: Yahoo News
Cũng sử dụng bàn chải nhưng không phải để đục tường, Kelvin Singleton, 26 tuổi, ngày 27/3 chế nó thành vũ khí để khống chế nhân viên trại giam ở hạt Chowan, North Carolina, Mỹ . Singleton bị bắt hai tháng trước đó vì tội cướp và bắt cóc. Tháng 4, cảnh sát phát hiện thi thể không đầu của Singleton tại một khu rừng ở North Carolina. Ảnh: wtkr
Trong lịch sử có một vụ vượt ngục gây chấn động với những công cụ rất tinh vi. Năm 1962, Frank Morris và anh em John và Clarence Anglin, những người bị kết án tù chung thân vì cướp bóc và các tội danh khác, đã trốn khỏi nhà tù Alcatraz. Alcatraz vốn được coi là nhà tù không thể trốn thoát ở Mỹ, nằm trên hòn đảo ở giữa vịnh San Francisco, nhằm cách ly tù nhân khỏi thế giới bên ngoài bằng dòng nước lạnh lẽo. Ảnh: enkivillage
Anh em nhà Anglin và Frank Morris đã chế tạo một chiếc khoan từ động cơ máy hút bụi để đục tường. Ảnh: NPS
Video đang HOT
Các tù nhân này còn tự chế chìa khóa bằng cách khắc rãnh vào cán thìa kim loại. Các nhà điều tra cho rằng họ có thể đã sử dụng công cụ máy trong các xưởng lao động của nhà tù để làm việc này. Ảnh: NPS
Họ còn cắt ghép những tấm bìa rồi sơn lên màu xanh lá cây để biến chúng thành những cửa lỗ thông gió giả, nhằm khiến lính gác không phát hiện ra họ đã chui vào lỗ thông hơi để đào tẩu. Ảnh: NPS
Các tù nhân còn làm ra những chiếc đầu giả bằng bông, xà phòng và tóc thật. Họ đặt những hình nộm này lên giường để che đậy cuộc chạy trốn. Ảnh: FBI
Khi ra khỏi buồng giam, những tên này leo xuống ống thoát ở cuối phía bắc trại giam và nhảy xuống nước. Họ sử dụng 50 chiếc áo mưa của nhà tù (có thể đã đánh cắp) để làm thành áo phao và bè nổi. Tuy nhiên, dường như họ đã bỏ lại những chiếc áo này do không hiệu quả. Nhiều thập kỷ sau, vẫn chưa rõ những tù nhân có sống sót ra khỏi vịnh San Francisco hay không. Morris và anh em nhà Anglin được cho là mất tích và có thể đã chết đuối. Ảnh: FBI
Phương Vũ
Theo VNE
Lời kể của tài xế taxi trong vụ người Mỹ gốc Việt vượt ngục
Một tài xế taxi 74 tuổi tại California, Mỹ đã tưởng mình sẽ không còn cơ hội sống sót khi bị tù nhân vượt ngục dí súng vào người và bắt đi. Tuy nhiên thứ Tư vừa qua, người đàn ông này lại gửi lời cảm ơn tới chính kẻ đã suýt giết chết mình.
Tài xế taxi Long Hoang Ma thuật lại chi tiết quãng thời gian mà mình đã trải qua cùng 3 tù nhân trốn thoát từ nhà tù quận Cam vào ngày 22/1 vừa qua, và sự tử tế đến ngạc nhiên của một trong số họ có tên là Bac Duong - cũng là một người Mỹ gốc Việt.
Ông Long cho biết sự kiện đáng nhớ đó bắt đầu khi ông vô tình đón những người tù này chỉ vài giờ sau khi họ vượt ngục. Khi lên xe, Bac Duong đã khống chế người tài xế.
Nhưng chi tiết không một ai ngờ đến là trong những ngày sau đó, Duong bắt đầu gọi Long là chú và cuối cùng đã trả tự do cho ông tại một khách sạn ở San Jose, cũng chính là nơi những kẻ đào tẩu ẩn náu.
"Từ tận đáy lòng mình, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn Bac Duong vì cậu ấy đã cứu sống tôi. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chẳng có cơ hội sống sót".
Long Hoang Ma chia sẻ những cảm nhận từ đáy lòng mình sau khi trải qua một cuộc hành trình khó quên.
Long chia sẻ khả năng nói tiếng Anh của ông rất hạn chế. Trong những ngày bị bắt cóc và phải di chuyển quãng đường tổng cộng hơn 400 dặm, ông luôn tự hỏi liệu mình có chết trong tay những kẻ vượt ngục, cũng chính là những kẻ đang nắm giữ số phận của mình hay không.
Ba kẻ đào tẩu đã sử dụng giấy tờ và nhận dạng của ông Long để làm thủ tục khách sạn và nhận 3.000 đôla chuyển khoản từ mẹ của tù nhân Hossein Nayeri tại ngân hàng Western Union.
Trong khoảng thời gian ông Long bị bắt cóc, cảnh sát địa phương không hề nhận được thông báo mất tích nào bởi ông có một cuộc sống khép kín và khá ít bạn bè.
Nayeri (37 tuổi), Tieu (20 tuổi) và Duong (43 tuổi) đã cắt nhiều lớp kim loại để thoát khỏi phòng giam và trèo xuống từ mái nhà bằng một sợi dây được tết bằng ga trải giường. Một kẻ đồng lõa đã đón và đưa họ thoát khỏi sự truy lùng của cảnh sát.
Ông Long nhớ lại sau khi nhận được cuộc điện thoại gọi taxi của Duong, ông đã đưa anh ta và 2 kẻ tòng phạm đến nhiều nơi. Khi màn đêm buông xuống, Duong rút súng khống chế ông và nói: "Bọn tôi cần ông. Ông có thể giúp ích cho chúng tôi trong một vài ngày tới".
Nayeri cầm lái và đưa họ tới một nhà trọ ở Rosemead. Sáng hôm sau, Duong bật TV lên và bộ ba này có vẻ khá hả hê khi nhìn thấy hình ảnh của mình tràn ngập trên các phương tiện truyền thông.
Sau khi ngủ lại nhà trọ 3 đêm, 4 người đàn ông lái xe tới vịnh San Francisco. Duong ngồi cùng Long trong xe taxi, còn Nayeri và Tieu lái một chiếc xe bị đánh cắp.
"Mỗi khi trở về khách sạn sau một ngày đi lòng vòng cùng họ, tôi lại thầm nghĩ: Vậy là mình đã được sống thêm một ngày".
Long Hoang Ma mô tả cảnh những kẻ vượt ngục dùng súng để khống chế ông.
Bữa ăn hàng ngày của họ là pizza, cơm chiên và mì ống. Mỗi đêm, 3 kẻ vượt ngục còn uống rất nhiều rượu và bia.
Mâu thuẫn dẫn đến sự chia rẽ 3 kẻ vượt ngục và cũng là cơ hội giúp Long sống sót xảy ra vào một buổi tối sau khi những tên này đã uống khá nhiều.
"Tiếng Anh của tôi không tốt, nhưng tôi có thể hiểu những gì Nayeri nói với Duong: Hãy bắn chết lão già đó! Và rồi giữa họ đã xảy ra xô xát. Duong cũng phải tự lo cho cuộc sống của mình. Cậu ấy có vẻ sợ Nayeri".
Sáng hôm sau (28/1), Nayeri để lại súng cho Duong, còn mình và Tieu bỏ đi mua dây thừng. Duong từng nói với ông Long rằng hắn ta và những kẻ đào tẩu khác có ý định treo ông lên bằng một sợi dây thừng mới mua sáng hôm đó và giết chết ông.
Duong ra đầu thú vào thứ Sáu (29/1) sau khi rời khỏi San Jose cùng ông Long. Nayeri và Tieu bị bắt 1 ngày sau đó khi một người đàn ông vô gia cư nhìn thấy chếc xe màu trắng bị đánh cắp phù hợp với mô tả của cảnh sát và đã báo cho cơ quan chức năng.
Ông Long cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm và thoáng mỉm cười. Ông vẫn tiếp tục ngồi sau vô lăng chiếc taxi Honda Civic của mình. Ông chậm rãi lùi xe lại phía sau và gật đầu mỉm cười với bức tượng Phật đặt phía trước vô lăng. "Tôi nghĩ rằng bức tượng đó đã mang đến may mắn cho mình". Mai Chi Theo AP
Theo_Hà Nội Mới
Mỹ bắt được 2 tù nhân còn lại trong vụ vượt ngục ở quận Cam Hai tù nhân còn lại trong vụ vượt ngục liên quan đến người gốc Việt chấn động quận Cam (bang California, Mỹ) đã bị bắt giữ. Buồng giam nơi 3 tù nhân vượt ngục - Ảnh: Cảnh sát quận Cam Hossein Nayeri (37 tuổi) và Jonathan Tieu (20 tuổi) bị bắt vào sáng 30.1 tại thành phố San Francisco, cách nhà tù mà...