Những đứa trẻ tên Ân và câu chuyện cổ tích kỳ diệu
Trong căn nhà không bao giờ khép cửa ấy, những đứa trẻ bị chối bỏ ngay từ lúc lọt lòng, chưa môt lân được ngâm bâu vú mẹ, đêu mang một cái tên thật ấm áp, nghĩa tình: Ân.
Tín Thác – căn nhà có cái tên như một sự tin tưởng, kỳ vọng và gửi gắm ấy được mở cửa vào năm 2009. Sơ Hường, chủ nhân của ngôi nhà, nói với tôi, Tín Thác được mở bởi hơn một lần bà đã phải khóc, xót đau trước những đứa trẻ đã bị từ bỏ không chỉ khi chúng còn phôi thai trong bụng mẹ mà ngay cả khi đã được sinh ra đời.
Những đứa trẻ tên Ân
Sơ Hường – người phụ nữ nhỏ nhắn có đôi mắt hiền từ – đã đón các em về, cho các em hơi ấm, giúp các em được sông làm người trong hơi âm tình thương.
Các sơ chăm sóc, nuôi nấng các em nhỏ mới được nhặt về.
Những đứa trẻ đâu tiên trong ngôi nhà đầy hơi ấm tình người ấy đều được đặt tên là Ân: Thiên Ân, Khánh Ân, Phúc Ân, Hồng Ân, Phước Ân… bởi theo sơ Hường, những sinh linh bé bỏng ây đêu là “đặc ân của trời”.
Mái âm Tín Thác nằm khuất trong một con hẻm nhỏ ở thôn Thanh Xuân, xã Lộc Thanh, ngoại ô TP Bảo Lộc, Lâm Đông; giờ là ngôi nhà chung của 30 đứa trẻ có số phận không may mắn. Ở đây chúng được nuôi dưỡng bằng tình thương của các sơ, của những tình nguyện viên, của những người mẹ trẻ đã từng lỡ lầm trong cuộc sống và nhờ tấm lòng sẻ chia của những Mạnh thường quân.
Được chăm sóc các em hàng ngày là niềm vui của các sơ.
Thế hệ những đứa trẻ tên Ân giờ đã đến tuôi tới trường. Thế hệ thứ hai có khoảng hơn mười đứa trẻ, chúng không mang tên Ân nhưng đêu có những cái tên đầy ý nghĩa và kỳ vọng.
Ở Tín Thác bây giờ, các sơ đã “tiếp đón” thế hệ thứ ba, những đứa trẻ vừa mới lọt lòng mẹ hoặc vài ba tháng tuổi…
Mái ấm Tín Thác đem lại hơi âm cho những đứa trẻ thiêu may mắn
Sơ Hạnh – người hàng ngày phải lo từng bữa ăn cho các em – chia sẻ: “Với hơn 40 đứa trẻ và cả những sản phụ lỡ bước chúng tôi nhận về chăm sóc, hàng tháng cả mái ấm phải có ít nhất 70 triệu đồng mới đủ chi phí sinh hoạt, dù chỉ là ở mức tối thiểu. Ở đây các sơ phải tiết kiệm hết mức bởi ngồn thu không có, nguồn viện trợ từ các nhà hảo tâm cũng hạn chế. Riêng vật dụng sinh hoạt cho các bé luôn được ưu tiên hàng đầu”.
Hơn 4.000 ngôi mộ của những sinh linh đoản mệnh
Những đứa trẻ may mắn đang được nuôi dưỡng ở mái ấm Tín Thác chỉ là mặt phải của sự thật, của niềm vui và sự may mắn. Nửa còn lại, xót xa hơn, là những đứa trẻ bị ruồng bỏ khi chưa đủ tháng đủ ngày.
Cùng với sơ Hường, ông Trần Văn Hùng (còn gọi là Hoan) cũng bắt đầu công việc nhặt xác hài nhi từ năm 2009, khi ông tình cờ nhặt được một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi và chết giữa trời mưa lạnh giá. Từ đứa trẻ xâu số đầu tiên ấy, đến nay nghĩa trang đã có tới hơn 4.000 ngôi mộ. Ở đó chúng đều được đặt một tên thánh và xếp theo thứ tự. Hàng ngày ông Hùng cùng những người có lòng trắc ẩn đến quét dọn, trồng hoa, thắp hương… để nghĩa trang bớt hiu quạnh.
Video đang HOT
Vườn thiên đường của những hài nhi xấu số.
Hơn 4.000 ngôi mộ có nghĩa từng ây lân sơ Hường và ông Hùng phải lặn lội mưa gió, đến những nơi không muốn tìm đến, nghe những điều không muốn nghe đê đưa các em vê chôn cât. Cũng ít ai biết rằng ông đã từng phải cầm cả sổ đỏ để có tiền mua miếng đất làm nghĩa trang cho linh hồn các bé có chỗ dừng chân. Mãi đến cuối năm 2010, nhờ lòng hảo tâm của một người, ông mới lấy lại được sổ đỏ về “trả” cho vợ con.
Trong những ngày mệt nhoài lăn lội tại các điểm, trạm y tế, bệnh viện để mang xác các cháu về chôn cất, sơ Hường và các sơ khác cũng đã động viên rât nhiêu sản phụ lỡ bước có ý định bỏ rơi giọt máu trong mình. Đã có gần 100 đứa bé được cứu sống trong những lần như thế, và chắc hẳn con số ấy sẽ còn không dừng lại.
Nếu bạn tin ở những câu chuyện cổ tích với những cái kết có hậu, có lẽ chẳng phải tìm đâu xa. Câu chuyện về mái ấm Tín Thác và những đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi hay những sinh linh bé bỏng bị cuộc sống chối từ được đem về chôn cất là một câu chuyện đẹp đên kỳ diêu.
Theo Dantri
Cô bé nghèo với tiếng dương cầm vút bay
Gầy gò, ốm yếu, nhưng Nguyễn Quang Hồng Ân như đầy sức mạnh khi ngồi trước những phím dương cầm. Hồng Ân ước mơ được đến với cuộc thi Piano quốc tế nhạc Nga tổ chức tại Mỹ vào đầu tháng 6 tới nhưng nhà lại quá nghèo...
Tiếng đàn piano lúc nhanh lúc chậm, khi dồn dập, khi lại du dương như tuôn trào từ đôi tay gầy guộc của Nguyễn Quang Hồng Ân. Năm Hồng Ân lên 9 tuổi, cô bé thi vào Nhạc viện TPHCM, không ai tin em sẽ thi đậu, vì vóc dáng gầy nhom thế kia, liệu có sức mà đánh đàn? Thế mà, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, cô bé đậu thủ khoa với 9,5 điểm.
Đến nay Hồng Ân đã theo học được 5 năm, cô học viên vẫn mảnh mai như thế, ngón đàn vẫn đầy nội lực và ngày càng điêu luyện dưới sự dìu dắt của các giảng viên Nhạc viện. Cô Nguyễn Thùy Yên, Phó khoa Piano của rất tự hào khi nhắc đến cô học trò nhỏ: "Ở Hồng Ân có cả năng khiếu và quyết tâm. Đặc biệt là tôi chưa thấy học viên nào có quyết tâm cao đến vậy. Mỗi ngày em luyện đàn 7-8 tiếng, khả năng tiếp thu nhanh, lại rất chịu khó rèn luyện".
Ngày ngày, Hồng Ân cần mẫn luyện tập bên chiếc piano "gia truyền"
Ở thời buổi kinh tế thị trường, giữa bao dòng nhạc mới, nhạc trẻ được nhiều người ưa chuộng thì quyết tâm theo dòng nhạc cổ điển của Hồng Ân và gia đình như một chuyến lội ngược dòng liều lĩnh. Cha mẹ Hồng Ân đã cho em chuyển sang trường giáo dục thường xuyên với chương trình học nhẹ nhàng hơn để em dồn sức học đàn.
Hậu phương vững chãi của Hồng Ân chính là cha mẹ em, anh Nhân và chị Hạnh. Vì sự nghiệp học hành của con mà họ quyết định đi thuê một căn hộ để ở gần trường hơn, đỡ tốn thời gian đi lại, cũng là vì thể trạng của Hồng Ân không được khỏe khoắn như các bạn đồng trang lứa.
Nguyễn Quang Hồng Ân
Nhạc viện TPHCM ở gần công viên Tao Đàn, những năm Ân còn bé, mỗi khi con vào học là mẹ lại ra công viên chờ đợi, vì hễ trống tiết là Ân lại cần mẹ chăm sóc. Rồi hai mẹ con cùng dùng bữa trưa tại công viên, món ăn do chị Hạnh sáng sớm chuẩn bị đem theo từ nhà. Đến nay, sáng sáng, trưa trưa, cô bé vẫn được cha đưa đón vì anh Nhân không dám để con gái đi xe buýt.
Anh Nhân vốn là giáo viên đã về hưu nhiều năm, còn chị Hạnh đi dạy kèm Anh văn và dạy đàn để có thêm thu nhập. Trong căn phòng thuê không mấy rộng rãi của gia đình 3 người thì có đến 4 cây đàn: piano, organ, guitar và đàn tranh. Chị Hạnh tự học đàn từ khi còn trẻ nên Hồng Ân được làm quen với âm nhạc từ thuở chưa lọt lòng.
Từ thuở chưa ngồi vững, bé Hồng Ân đã "mê" đàn piano
Chị Hạnh vui vẻ kể: "Khi bé mới 2 tuổi rưỡi đã có thể phân biệt các nốt nhạc rõ ràng. Mẹ bấm nốt nào là bé nói ngay được tên nốt ấy. Khi bé lên 4, chúng tôi phát hiện khả năng nghe của bé rất tốt nên cho tập đàn dần dần".
- Nguyễn Quang Hồng Ân, sinh năm 1999.
- Thủ khoa trong cuộc thi đầu vào Nhạc viện TPHCM năm 2008.
- Tham gia Piano Concert vào tháng 10/2012 với sự góp mặt của các giảng viên và học viên Nhạc viện TPHCM
- Vào vòng chung kết cuộc thi Piano quốc tế lần thứ 2 - tổ chức tại Hà Nội năm 2012
Câu chuyện của hai vị phụ huynh cứ xoay quanh việc học hành của cô con gái rượu và việc sắp tới, Hồng Ân sẽ tham dự kỳ thi tranh tài piano quốc tế nhạc Nga tổ chức tại Hoa Kỳ vào đầu tháng 6/2013. Đây được xem là Thế vận hội Piano toàn cầu chuyên đề nhạc Nga nhưng hầu như hiếm có thí sinh Việt Nam được mời tham dự. Hồng Ân được Nhạc viện TpHCM viết thư giới thiệu để được tham dự cuộc thi này.
Lo lắng lớn nhất có lẽ là vấn đề kinh phí, vì vé máy bay khứ hồi cho hai mẹ con đã hết 80 triệu đồng, chưa kể chi phí ăn ở (Hồng Ân mới 14 tuổi nên phải có phụ huynh đi cùng). Cuộc thi này Hồng Ân tham gia tự túc nên ngoài việc hỗ trợ thêm về bài vở và thủ tục, Nhạc viện cũng không có nguồn kinh phí để giúp em.
Hồng Ân cười bẽn lẽn: "Mẹ nói đùa là nếu được qua bên đó thì hai mẹ con ăn mì gói để đi thi cũng cam lòng. Đây là lần thứ 3 em tham gia cuộc thi lớn, cũng có đôi chút hồi hộp. Ngày em còn nhỏ, lần đầu tiên đi thi, mẹ em động viên rằng: "Con cứ xem mọi người như... củ khoai đi, đừng sợ gì cả!", nhờ câu nói đó mà em tự tin hơn".
Anh Nhân chia sẻ: "Dù sao thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để Hồng Ân tham gia cuộc thi này. Bạn bè của tôi cũng giúp đỡ một phần nhưng vé máy bay vẫn chưa mua được. Tôi chỉ lo là càng gần ngày khởi hành thì vé máy bay càng đắt, cho dù mình mua loại rẻ nhất".
Sau giờ cơm trưa, Hồng Ân lại ngồi luyện đàn. Chiếc đàn piano cũ kỹ truyền lại từ thời ông bà ngoại, rồi đến mẹ em, đến nay vẫn vang lên những âm thanh trầm bổng dưới những ngón tay thoăn thoắt của cô gái nhỏ nhắn. Những kỳ thi, những cơ hội khẳng định tài năng đang chờ em phía trước. Sẽ có phần thưởng là những chiếc đàn to đẹp hơn, hiện đại hơn nhưng với Hồng Ân, chiếc piano cũ này mãi là món quà kỷ niệm vô giá.
Cùng lắng nghe tiếng đàn của Hồng Ân:
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 977: Chị Trịnh Thúy Hạnh (mẹ cháu Nguyễn Quang Hồng Ân): 119 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TPHCM (lầu 1).
ĐT: 01227.284.710
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Thanh Hóa: Trưởng công an xã bị "tố" đánh 4 người nhập viện Sau một hồi mâu thuẫn, ông Hạnh, Trưởng công an xã lao vào đấm đá, túm tóc, rồi thúc gối lên ngực chị Hoa Chị Nguyễn Thanh Hoa (SN 1984, trú tại thôn Thạc Quả 1, xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) gửi đơn tố cáo Phó chủ tịch, Trưởng công an và một số công an viên xã đã...