Những đứa trẻ sợ tiếng máy bay
Cuộc xung đột chính trị ở Yemen đã đẩy đất nước tới bên bờ vực, trong đó, trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Kẹt trong cuộc chiến
Nazha Mohammed tái xanh, nằm yên trong vòng tay mẹ. Mới 2 tháng tuổi, em là một trong số các bé đang trú tại một trường cấp 3, nơi hàng trăm người Yemen lánh khỏi cuộc xung đột. “Không có sữa cho con bé”, Mohammed Yahya, cha em nói.
Trẻ em phải ở tạm trong hang đá ở Arhab (Yemen) sau khi bị buộc rời khỏi làng do xung đột.
Video đang HOT
Tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng cao. Trẻ em dễ nhiễm bệnh hơn bao giờ hết. Nhiều em còn phải trở thành lính chiến bất đắc dĩ và hy sinh trong bom đạn. Nhiều trường học phải đóng cửa.
Các thiếu nữ, đặc biệt là ở nông thôn còn phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề hơn. Nhiều nhân viên cứu trợ lo ngại rằng các gia đình sẽ gả con gái đi để giảm bớt áp lực tài chính.
Nhiều em còn gặp ác mộng hàng đêm. “Cứ nghe thấy tiếng máy bay là các em sợ hãi và bỏ chạy”, Safaa Ali, một nhân viên Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF cho biết.
Rất nhiều người Yemen đã tới Aden sau khi sơ tán do xung đột tại tỉnh Abyan, nơi lực lượng Chính phủ đang giao tranh với các phần tử thuộc mạng lưới al-Qaeda. Dân tị nạn dựng trại trong khoảng 60 trường học ở thành phố cảng miền Nam, trong đó có hàng chục nghìn trẻ em.
Tại trường Lutfi, 76 gia đình với 150 trẻ em cư trú trong các lớp học. Các bé trai, một số mới chỉ 8 tuổi, phải đi rửa ô tô hoặc bán đồ ăn trên đường để trợ giúp gia đình.
Salah Nasser Nashir, 34 tuổi, tị nạn khỏi Zinjibar từ tháng 7. Tháng trước, vợ anh bị mất máu trong thai kỳ. Khi anh đưa vợ tới bệnh viện, người ta yêu cầu anh phải mua máu hoặc nhanh chóng tìm người hiến máu.
Anh liền đem bán một số khẩu phần thực phẩm được nhận từ các tổ chức cứu trợ và mang tiền đó mua máu để cứu vợ. Người mẹ sống sót, nhưng thai nhi thì không cứu được.
Không cho dùng văcxin Mỹ
Trong tất cả các nước Ả rập chịu ảnh hưởng từ những cuộc nổi dậy hồi năm ngoái, Yemen là nước nghèo nhất, kém phát triển nhất. Đất nước lâu nay phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, từ nội chiến ở miền Bắc cho tới phong trào ly khai ở miền Nam. Tình trạng này đã cản trở hoạt động của các tổ chức nhân đạo ở nhiều nơi.
Năm ngoái các thủ lĩnh Shiite Houthi đã không cho trẻ em được tiêm chủng vì văcxin được sản xuất ở Mỹ. “Có thể anh đang tìm cách đầu độc trẻ em của chúng tôi”, một quan chức Houthi nói với đại diện UNICEF.
Cuối cùng UNICEF phải chuyển sang dùng văcxin sản xuất ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, do Yemen bị chia thành nhiều trung tâm quyền lực nên các nhân viên cứu trợ phải có được sự cho phép của 20 – 30 thủ lĩnh bộ tộc trước khi làm việc ở một vùng.
Chính phủ của Tổng thống Ali Abdullah Saleh vẫn cố bám trụ lấy quyền lực dù đã nhiều năm “bị thất sủng” ở phần lớn các vùng trên cả nước.
Ở một đất nước mà phần nửa dân số dưới 18 tuổi, nhiều nhân viên cứu trợ lo ngại rằng, xung đột chính trị và những vấn đề phát sinh sẽ còn ảnh hưởng tới nhiều thế hệ sau.
Theo Bee.net.vn
Ấn Độ: "Suy dinh dưỡng là nỗi hổ thẹn quốc gia"
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ngày 10/1 đã gọi tình trạng suy dinh dưỡng ở quốc gia này là "một nỗi hổ thẹn của đất nước" khi ông nhận được cuộc điều tra diện rộng cho thấy 42% các trẻ em dưới năm tuổi ở nước này nhẹ hơn so với cân nặng tiêu chuẩn.
(Nguồn: Internet)
"Vấn đề dinh dưỡng là một nỗi hổ thẹn của đất nước," ông Singh nói trong lễ công bố báo cáo HUNGaMA. Báo cáo này đã tiến hành điều tra với 73.000 hộ gia đình ở chín bang Ấn Độ."Bất chấp tỷ lệ tăng GDP ấn tượng, tình trạng suy dinh dưỡng ở đất nước chúng ta vẫn cao một cách khó chấp nhận. Chúng ta đã không thành công trong việc giảm nhanh tỷ lệ này", nhà lãnh đạo 79 tuổi nói.
Ông Singh nói những phát hiện trong bản báo cáo do một nhóm các tổ chức phi chính phủ thực hiện nêu lên những dấu hiệu "đáng lo ngại" cho Ấn Độ, một nước dân số 1,2 tỷ người và có số trẻ em nhiều nhất thế giới.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ những trẻ dưới năm tuổi không có được cân nặng tiêu chuẩn đã giảm 11 điểm phần trăm trong bảy năm, nhưng ông Singh nói con số này vẫn quá cao ở mức 42%. "Chúng ta không thể hy vọng vào một tương lai khỏe mạnh với số lượng lớn trẻ em thiếu dinh dưỡng," ông nói.
Kinh tế Ấn Độ đã phát triển mạnh trong 20 năm qua kể từ sau quá trình tự do hóa bắt đầu vào năm 1991, với GDP tăng trưởng gần 10% mỗi năm trong thập kỷ vừa qua.
Tuy nhiên, Rohini Mukherjee, thuộc Quỹ Naadi, một trong những tổ chức phi chính phủ thực hiện bản báo cáo, nói sự giàu có tạo ra ở đất nước có 57 tỷ phú trong năm 2011 này đã không lan tỏa đủ nhanh xuống các tầng lớp dưới của xã hội.
Nếu đánh giá về tình trạng suy dinh dưỡng thì hiện Ấn Độ "đang tệ hơn khu vực Hạ Sahara châu Phi," Mukherjee nói với hãng tin AFP. Ấn Độ cũng tiến hành một chương trình quốc gia lớn để giải quyết vấn đề, Integrated Child Development Services Scheme (Chương trình nhà nước phát triển toàn diện trẻ em). Tuy nhiên, chương trình này kém hiệu quả và gặp nhiều rắc rối vì nạn tham nhũng.
Thông tin từ Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy cứ ba trẻ em suy dinh dưỡng trên toàn thế giới thì một sống ở Ấn Độ.
Nghiên cứu của Naandi và các đối tác là nghiên cứu quy mô đầu tiên về tình trạng này, theo Mukherjee. Một trong những phát hiện là các trẻ suy dinh dưỡng ở Ấn Độ không phải do thiếu thức ăn, mà do thói quen chăm sóc thiếu khoa học và lơ là của các bậc cha mẹ.
"Ở châu Phi mọi việc rất rõ ràng. Trẻ em đang chết đói", Mukherjee nói. "Còn ở đây, vấn đề là thói quen ăn uống. Hầu hết các trẻ ở Ấn Độ không bị đói, nhưng các em chỉ được cho ăn carbohydrate". Rất ít phụ nữ ở Ấn Độ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời, theo nghiên cứu.
Ngoài tình trạng suy dinh dưỡng, nghiên cứu với hơn 100.000 trẻ em và 73.000 bà mẹ còn cho thấy một tỉ lệ lớn các em không đủ chiều cao so với tiêu chuẩn, vào khoảng 58%.
Giá lương thực tăng cao ở Ấn Độ trong sáu năm vừa qua đã khiến tình hình thêm tồi tệ với đời sống của khoảng 455 triệu người sống dưới mức nghèo khó, theo thống kê của Ngân hàng thế giới.
Tháng trước, nội các Ấn Độ đã chuẩn y dự luật an ninh lương thực nhằm trợ giá lương thực cho 64% dân số nước này, nếu dự luật được quốc hội thông qua./.
Theo TTXVN
Hàn Quốc viện trợ 5,6 triệu USD cho Triều Tiên qua UNICEF Hàn Quốc sẽ viện trợ cho Triều Tiên 5,6 triệu USD thông qua tổ chức UNICEF của LHQ trong nỗ lực làm giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Theo hãng thông tấn Yonhap dẫn lời đại diện Bộ Thống nhất Hàn Quốc Choi Boh-Seon cho biết, Seoul sẽ cung cấp cho Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) 5,6 triệu USD để...