Những đứa trẻ leo thang, bám vách đá đến trường 11 năm trước giờ ra sao?
Những đứa trẻ bám vách đá, vượt núi đến trường 11 năm trước giờ có nhiều thay đổi, có người đang học đại học, có người đã kiếm được tiền, giúp ích cho ngôi làng và xã hội.
Huyện tự trị dân tộc Dao Đại Hoa ở Quảng Tây từng là một huyện nghèo của Trung Quốc. Nơi đây, diện tích núi đá chiếm hơn 90% toàn huyện, môi trường tự nhiên khắc nghiệt.
Năm 2012, khi phóng viên Tân Hoa Xã đến làng Nonglong, huyện Đại Hoa để chụp ảnh và phỏng vấn, việc đi lại ở đây rất khó khăn. Nhiều học sinh phải mất một hai tiếng đồng hồ leo thang, bám vách đá, vượt núi mới đến được trường.
Ngày nay, ngôi làng đã có những thay đổi đáng kể giúp việc đến trường của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Những đứa trẻ bám vách đá, vượt núi đến trường năm 2012 giờ đã lớn, có người đang học đại học, có người chuẩn bị thi đại học, có người ra tỉnh ngoài kiếm sống, có người về phục vụ quê hương.
Ảnh trái: Meng Xuanhong (trái) mặc váy của chị và Lan Xiaoshuai chơi trên đường làng Nonglong năm 2012.
Ảnh phải: Meng Xuanhong (trái) và Lan Xiaoshuai trên đường làng Nonglong năm 2023.
Ảnh trên: Meng Ligu sắp bước vào kỳ thi đại học.
Ảnh dưới: Meng Ligu (đầu tiên từ bên phải) đang men theo vách đá để đến trường năm 2012.
Ảnh trên: Bác sĩ Meng Fusong đứng trước trung tâm y tế của làng. Năm 2021, Meng Fusong tốt nghiệp trường y và trở về quê hương làm bác sĩ.
Ảnh dưới: Meng Fusong (đứng đầu tiên) bám vách đá để đến trường năm 2012.
Ảnh trên: Meng Qiuyan, 22 tuổi, đứng trước cổng trường Đại học Y khoa Quảng Tây nơi cô đang theo học.
Ảnh dưới: Meng Qiuyan (áo vàng) đang đứng trên rìa vách đá cùng những người bạn nhỏ của mình năm 2012.
Ảnh trên: Meng Keyou, người sắp tốt nghiệp trường kỹ thuật, đứng trước cửa nhà hôm 16/1/2023. Ảnh dưới: Meng Keyou lúc 10 tuổi, ngồi trên mép vách đá để nghỉ trên đường đến trường.
Video đang HOT
Ảnh trên: Lan Qiuyan – người đang làm việc ở Quảng Châu về thăm nhà hôm 21/1/2023.
Ảnh dưới: Lan Qiuyan lúc 11 tuổi (mặc áo màu vàng) đang đi bộ về nhà cùng những nhu yếu phẩm hàng ngày trên lưng.
Ảnh trái: Lan Tiande lúc 7 tuổi (đầu tiên) đang leo thang để đến trường.
Ảnh dưới: Lan Tiande về nhà ăn Tết hôm 1/1/2023. Lan đang học ở một trường kỹ thuật.
Ảnh trên: Meng Wenchao chụp ảnh tại nhà hôm 26/1/2023, phía sau Meng là bức tường với những thành tích học tập.
Ảnh dưới: Meng Wenchao (đầu tiên từ trái sang), lúc 7 tuổi, đang lần theo vách đá để về nhà sau giờ học.
Ảnh trên: Meng Xuanren, 22 tuổi (trái) và em trai Meng Xuantai chụp ảnh bên cạnh đường hầm dẫn đến trường tiểu học Nongyong. Phía trên đường hầm là “bậc thang” mà khi còn nhỏ họ phải leo lên để đến trường.
Ảnh dưới: Meng Xuanren (người vác chiếu) đang vượt núi đến trường năm 2012.
Ảnh trên: Meng Xuanchao, 22 tuổi, đứng trước chiếc ô tô mới mua của mình hôm 21/1/2023.
Ảnh dưới: Meng Xuanchao (trước) đang chăn cừu giúp gia đình năm 2012.
Ly hôn buồn đến mức nào?
Tôi hỏi: "Liệu trong số những người đủ đầy chồng con, có ai tự tin mình đã và đang hạnh phúc hơn Chi?".
Không ai trả lời.
Hồi cấp III, Chi nổi tiếng khắp cả trường vì vừa thông minh vừa xinh đẹp. Vẻ đẹp của Chi không phải đến từ yểu điệu, chăm chút, mà toát lên từ trí tuệ, sự lém lỉnh, tinh tế. Vì thế, Chi khiến lũ con trai trường tôi mê tít. Nhưng dù cho bao gã trồng cây si, Chi cũng không ngoái nhìn hay chấp nhận một cậu bạn nào.
Kết thúc kỳ thi đại học, cô tiếp tục khiến cả trường xôn xao vì vừa đậu trường kinh tế khối A với 28 điểm và vừa đậu một trường khối B ngành y dược với 29 điểm 3 môn. Trong khi đó, khối B là bạn chỉ là... học cho vui.
Khi đám chúng tôi ì ạch học hành, Chi cứ thẳng tiến học ngành y và tốt nghiệp xuất sắc, ra làm bác sĩ.
Chuyện chồng con của Chi muộn hơn chúng tôi, vì học làm bác sĩ phải tốt nghiệp muộn hơn 2 năm, hơn nữa bạn cũng kén chọn. Chúng tôi chỉ nghe tin rằng qua mối lái, Chi lấy một anh kiến trúc sư, vừa đẹp trai vừa tài giỏi và là "trai thành phố".
(Ảnh minh họa - Unsplash)
Qua rất nhiều cuộc họp lớp, Chi đều lấy lý do và cáo bận và không tham gia. Bỗng một ngày, chúng tôi nghe tin Chi ly hôn.
Những cuộc bàn tán, xì xầm nổ ra. "Đúng là thông minh, xinh đẹp cũng không qua nổi... số kiếp long đong", "Tội nghiệp thế! Ngày xưa bao nhiêu anh tán, không lấy mà ai đời lại đi lấy cái anh ấy"... Hầu hết mọi người bày tỏ một sự thương xót, tiếc nuối và nghĩ rằng đời Chi vậy là khổ.
Nhưng khi nghe chuyện, tôi đã hỏi ngược lại: "Sao không mừng cho bạn? Vì Chi đã đủ bản lĩnh ly hôn - điều không phải ai cũng làm được".
Rồi tôi hỏi các bạn nữ: "Liệu trong số những người đầy đủ chồng con, có ai tự tin mình đã và đang hạnh phúc hơn Chi?". Không ai lên tiếng trả lời.
Tôi thật tình thấy lạ. Cô bạn của tôi vẫn thông minh, xinh đẹp như ngày nào. Lần hiếm hoi vào dịp tết năm ngoái, khi chúng tôi gặp mặt, Chi vẫn giữ được vẻ ngoài sắc sảo, dáng người thon gọn, làn da sáng, dù đã là mẹ của hai đứa trẻ.
Công việc của Chi cũng rất tốt, cô còn đang được cất nhắc lên vị trí trưởng khoa. Vậy không hiểu sao mọi người cứ nói như thể Chi đã mất đi hạnh phúc vì đã ly hôn?
Lý do ly hôn của Chi, nghe đâu qua lời kể của mọi người thì là vì chồng Chi nhu nhược, thường xuyên nghe lời mẹ ruột và không coi vợ ra gì. Khi Chi đi khám bầu hay khi sinh con thứ hai, chồng cô không có mặt. Lần nọ cô gặp tai nạn, gọi cho chồng, chồng tiếp tục không đến. Chồng cô chỉ nghe lời mẹ, thích ở bên nhà mẹ hơn là về nhà với vợ con.
Tôi không biết những điều đó có đúng không hay có thêm chuyện gì phía sau nữa khiến Chi quyết định ly hôn. Nhưng với quan điểm của tôi, việc cô ly hôn được là một việc rất bản lĩnh, không phải ai cũng làm được.
Sở dĩ tôi nói điều này, là bởi đã chứng kiến quá nhiều người xung quanh tôi cứ cố bám víu vào một cuộc hôn nhân tạm bợ. Chồng vũ phu, bạo lực bất cứ khi nào vợ lỡ lời. Chồng rượu chè, cờ bạc bê tha. Chồng cầm đồ, vay nợ hết lần này lượt khác để chạy theo thứ gọi là đầu tư. Chồng ngoại tình, quay về xin lỗi cả chục lần rồi vẫn tái phạm...
(Ảnh minh họa)
Nhiều lắm những trường hợp, phía sau những người phụ nữ là một câu chuyện về anh chồng với tật xấu nào đó mà người vợ không thể chấp nhận, nhưng vẫn đành ngậm ngùi "sống chung với lũ". Chỉ bởi không ai dám nghĩ đến chuyện đưa lá đơn ra. Mỗi lần cố, họ đều có tâm lý chờ chồng thay đổi, hoặc sợ điều tiếng, lo rằng tách chồng ra rồi, mình không thể một mình nuôi con...
Những lý do để tiếp tục chịu đựng cuộc hôn nhân tệ hại vốn rất nhiều. Người ở ngoài nếu nghe chuyện thì dễ dàng khuyên người trong cuộc ly hôn, nhưng nếu nghe ai đó ly hôn thật thì lại nói: "Trời, tiếc thay!".
Vậy nên với tôi, dù Chi đã trải qua chuyện gì, đấu tranh như thế nào để ly hôn được, thì cô cũng đã thành công. Cô đã không thỏa hiệp với một anh chồng không tốt. Cô tin vào chính mình, để sau những vật vã, đau đớn, tổn thương thì vẫn có thể vươn lên, tiếp tục hướng về ánh mặt trời.
Tôi nói với các bạn, đừng bắt đầu góc nhìn dành cho những người phụ nữ đơn thân bằng một cảm giác thương hại, tội nghiệp. Hãy chúc mừng họ khi bước sang một trang mới mạnh mẽ hơn và cổ vũ họ trên con đường xây dựng hạnh phúc.
Ở trong hoàn cảnh nào, phụ nữ cũng có thể hạnh phúc nếu như họ ý thức được điều đó. Ly hôn chẳng hề là chuyện đáng buồn, nhất là khi người ấy đã dũng cảm cắt bỏ khối u dai dẳng.
OECD kêu gọi Hàn Quốc cải cách kỳ thi đại học Kỳ thi tuyển sinh đại học tại Hàn Quốc (còn gọi là CSAT) vừa diễn ra vào tháng 11 vừa qua. Kỳ thi đại học Hàn Quốc nổi tiếng là khốc liệt với tỷ lệ cạnh tranh cao. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, gần đây nhất là đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, kỳ...