Những đứa con bị cha mẹ ép chữa trị đồng tính ở Mỹ
Nhiều đứa trẻ bị đưa đến các trung tâm phúc lợi xã hội vì bố mẹ bỏ rơi. Phụ huynh của các em cho biết không cảm thấy thoải mái khi con cái thuộc cộng đồng LGBTQ.
Zing trích dịch bài đăng trên The New York Times và The Guardian, đề cập vấn đề trẻ em, thanh thiếu niên bị gia đình bỏ rơi vì công khai giới tính thật cùng những giải pháp mà chính phủ Mỹ dành cho đối tượng này.
Theo The New York Times , thanh thiếu niên đồng tính, song tính và chuyển giới chiếm số lượng đáng kể trong các hệ thống chăm sóc, nuôi dưỡng ở Mỹ.
Một báo cáo của Cục Quản lý Dịch vụ Trẻ em (ACS) cho thấy hơn 1/3 người trẻ sống trong các cơ sở chăm sóc tại New York thuộc cộng đồng LGBTQ. Nhiều người trong số này từng trải qua tình cảnh vô gia cư, trầm cảm và tuyệt vọng. Họ phải chật vật tìm kiếm hỗ trợ và sự công nhận của xã hội.
Cơ quan này đang sử dụng kết quả của cuộc khảo sát để xây dựng kế hoạch nhằm giúp trẻ em đồng tính kết nối với người thân và gia đình nuôi dưỡng.
Nhiều thanh thiếu niên sợ hãi khi tiết lộ giới tính với bố mẹ. Ảnh: Fox News.
Tại New York, những đứa trẻ không nơi nương tựa có thể ở trong cơ sở chăm sóc xã hội đến khi trưởng thành và tìm được nhà ở ổn định.
“Nếu như không có những dữ liệu này, chúng tôi không khác gì đang lập kế hoạch trong bóng tối. Chúng ta không thể đáp ứng nhu cầu của họ nếu chưa thực sự hiểu họ cần gì”, David Hansell, ủy viên của cơ quan, nói.
Gia đình bỏ rơi
Theo Sandfort, giáo sư của Đại học Columbia, kết quả của cuộc khảo sát được hoàn thành vào cuối năm 2019. Những người 13-20 tuổi đã trả lời các câu hỏi về giới tính, xu hướng tình dục, nhân khẩu học, trải nghiệm khi sống trong nhà chăm sóc xã hội và mức độ hạnh phúc.
Khoảng 34% được hỏi cho biết họ là người thuộc giới tính thứ ba. Trong khi một số đứa trẻ được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng vì bị ngược đãi, bỏ rơi hoặc có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em thuộc cộng đồng LGBTQ đến đây sau khi bị gia đình từ chối.
Nhiều bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBTQ bị gia đình bỏ rơi sau khi công khai giới tính thật. Ảnh: The Guardian.
Jonathan DeJesus (21 tuổi) không còn nói chuyện với cha mẹ từ lâu. Ước mơ của anh là trở thành diễn giả và được đứng về phía những người trẻ rơi vào hoàn cảnh như mình.
DeJesus được đưa đến trung tâm bảo trợ xã hội từ năm 12 tuổi, sau khi trải qua nạn bạo lực gia đình. Bất chấp các giải pháp “chữa trị” của bố mẹ, mâu thuẫn giữa DeJesus với họ vẫn tiếp tục gia tăng khi anh xác định mình là người đồng tính.
Tại ngôi nhà tập thể, DeJesus được phát triển bản thân vì có sự hỗ trợ của mọi người xung quanh.
Không được thấu hiểu
Jamie Powlovich, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Coalition for Homeless Youth, cho rằng tỷ lệ vô gia cư ở thanh thiếu niên tăng cao là do gia đình và cộng đồng không chấp nhận họ.
Video đang HOT
“Các cuộc điều tra và lập kế hoạch vẫn chưa đủ hiệu quả, người trẻ phải được tham gia vào quá trình ra quyết định. Tôi biết có nhiều người không lắng nghe họ”, Powlovich bày tỏ.
Andrés (19 tuổi), sống trong trung tâm bảo trợ xã hội ở Bronx, thấu hiểu cảm giác không được lắng nghe. Anh mong muốn cơ quan phúc lợi trẻ em của thành phố hành động sớm hơn để giúp những người như anh thoát khỏi ngôi nhà của cha mẹ đẻ.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đổ vỡ vì vấn đề giới tính. Ảnh: Fox News.
Khoảng 4 năm trước, Andrés có ý định không sử dụng họ của mình. Gia đình chàng trai bắt đầu thực hiện các biện pháp cưỡng chế từ khi anh công khai giới tính thật. Mối quan hệ giữa Andrés với bố mẹ ngày càng xa cách.
“Tôi không thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào. Bởi vì tôi sẽ không đánh mất bản thân vì người khác”, Andrés nói.
Trong một chuyến đi đến Colombia, mẹ anh ép con trai mình tham gia lễ trừ tà để “trị bệnh”.
“Tôi bị nhốt trong một căn phòng bê tông với hai người đàn ông mà tôi chưa từng gặp bao giờ. Họ sử dụng bùa chú để tôi hết đồng tính”, Andrés kể lại.
Khi trở lại New York, Andrés vẫn ám ảnh với chuyến đi khủng khiếp đó. Anh rơi vào bế tắc và có ý định tự tử.
Cơ quan phúc lợi trẻ em sau đó đã giúp Andrés rời khỏi nhà vào năm 2016. Giờ đây, chàng trai 19 tuổi cảm thấy hạnh phúc khi ở một nơi tốt hơn.
Xấu hổ vì có con đồng tính
Mỹ được biết đến là “vùng đất của tự do” nhưng vẫn tồn tại nhiều trường hợp trẻ em bị bỏ rơi sau khi tiết lộ giới tính thật. Không chỉ tại xứ sở cờ hoa, tình trạng này cũng đáng báo động ở nhiều quốc gia khác.
Năm 2019, vụ việc một bà mẹ Brazil giết con trai vì là người chuyển giới đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội. Cụ thể, Tatiana Ferreira Lozano Pereira đã thuê hai sát thủ để đánh đập Itaberli Lozano (17 tuổi). Vì họ không chịu xuống tay nặng hơn, Tatiana đã dùng dao làm bếp đâm chết con trai.
Tatiana và chồng mang xác Itaberli ra ruộng mía rồi châm lửa đốt. Hài cốt của em được tìm thấy sau đó một tuần. Hành động của người mẹ này gây nên làn sóng phẫn nộ. Cuối cùng, cô ta bị kết án 25 năm tù.
Những câu chuyện khác về việc cha mẹ từ chối con cái cũng trở nên phổ biến. Ảnh: New York Times.
Ngay cả ở những quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới, sự bình đẳng vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Vào cuối năm ngoái, cuộc thăm dò ý kiến của YouGov đã chỉ ra rằng 1/4 người lớn không tự hào nếu con họ công khai giới tính thật.
Cứ 10 người thì có 1 cảm thấy không thoải mái khi sống ở nhà với con nếu chúng “có biểu hiện khác thường”, theo The Guardian .
Theo kế hoạch mới của cơ quan phúc lợi trẻ em, nơi này sẽ tìm cha mẹ nuôi quan tâm đến việc chăm sóc thiếu niên thuộc cộng đồng LGBTQ.
Gasca-Gonzalez cho rằng việc thiết lập gia đình có xu hướng hiệu quả hơn vì “người một nhà thường quan tâm đến nhu cầu của nhau, còn các trung tâm thì có những nguyên tắc chung”.
Bà Kimmel, người đứng đầu một nhóm pháp lý phi lợi nhuận cho trẻ em, nhấn mạnh kế hoạch mới phải đảm bảo tất cả cha mẹ nuôi phải được hướng dẫn để nuôi dạy trẻ em mà không có bất kỳ sự phân biệt giới tính hay biểu lộ kỳ thị nào.
Được cha mẹ thấu hiểu là ước mơ của nhiều đứa trẻ. Ảnh: Science News For Student.
Trong những năm gần đây, dữ liệu của thành phố New York về tình trạng vô gia cư cho thấy 40% thanh niên không có nhà cửa đều thuộc cộng đồng LGBTQ, khoảng 42% người đã từng được chăm sóc, nuôi dưỡng.
“ACS đã có chính sách đào tạo các cặp cha mẹ nuôi, nhân viên phụ trách để mọi đứa trẻ đều được chấp nhận nhưng điều đó không hiệu quả lắm. Có rất nhiều nhà nuôi dưỡng đã từ chối những người thuộc giới tính thứ 3″, Kimmel cho hay.
Destiny Simmons (24 tuổi), người song tính, nói rằng việc chuyển nhà thường xuyên khiến cô không thể hình thành các mối quan hệ.
“Tôi không biết khi nào mình sẽ lại được chuyển đi. Vì vậy, tôi lo ngại việc xây dựng mối quan hệ với mọi người khi nó có thể bị phá vỡ”, Simmons chia sẻ.
Khi bố mẹ yêu con qua... camera
Ngắm con, hôn con, xuýt xoa, khen ngợi con đủ lời... qua các hình ảnh, clip ghi lại về con, thậm chí chúc con ngủ ngon qua điện thoại. Tiếng đứa trẻ cười khóc, vui buồn đã bị chính bố mẹ bỏ rơi.
Chỉ thích khoe con
Mới đây, chị Lê Thu Nga, nhà ở Gò Vấp, TPHCM đang cân nhắc đến chuyện ly hôn vì đã hết sức chịu đựng ông chồng yêu con qua điện thoại.
Chồng chị không phải người bận rộn nhưng phó thác toàn bộ việc nuôi dạy hai con cho chị từ việc đưa đón, ăn uống, chăm sóc. Để chồng có trách nhiệm, trong tuần chị giao hẳn giờ nào con chơi với bố nhưng rồi, chồng chị mặc kệ con thích làm gì thì làm, còn mình chỉ ôm điện thoại.
Nhiều phụ huynh đưa con đi chơi nhưng bận... "săn" hình (Ảnh minh họa)
Con đòi bố chơi cùng, nói chuyện là bị bố quát tháo, tránh chỗ khác. Thế nhưng, hài hước ở chỗ, chồng chị mê chụp hình, quay video clip của con rồi chỉnh sửa rất tỉ mỉ, cho đẹp, long lanh nhất.
Cứ thế chồng chị ngắm nghía, cười khúc khích nhìn con qua điện thoại rồi đăng lên mạng khoe khắp nơi khen con đẹp, con giỏi, khoe mình là ông bố dành hết mọi thứ cho con.
Lần gần nhất, con gái chị 6 tuổi vẽ bức tranh chú vịt con rất đẹp. Chồng chị liền lôi giấy, màu bắt con ngồi vẽ lại y chang để bố quay clip. Con vẽ không đẹp như lúc đầu, diễn đi diễn lại mấy lần không vừa ý bố thì bố mắng, đánh.
Chơi với con, bố mẹ bận "săn" hình
Những ông bố bà mẹ yêu con... qua camera như chồng chị Nga có thể nói nhan nhản quanh ta. Tất cả những yêu thương, nâng niu, ánh mắt, nụ cười họ dành cho đứa con trong điện thoại qua những bức ảnh, clip.
Nhiều trẻ ra ngoài chơi, khám phá nhưng bị bố mẹ bắt tạo dáng như trong... studio (Ảnh minh họa)
Nhiều bà mẹ mẹ đưa con nhỏ đi chơi công viên hàng tiếng đồng hồ, chị làm công việc duy nhất là... canh con để chụp hình. Từ việc chạy theo con, còn bắt con đứng chỗ này, chỗ kia, tạo dáng để mẹ chụp hình. Xong khúc nào mẹ ngồi xem, ngồi sửa, ngồi chỉnh mặc cho đứa nhỏ lon ton một mình, lâu lâu chạy tới kéo mẹ liền bị gạt đi.
Đi chơi, đi du lịch nhưng nhiều trẻ chẳng chơi được gì khi trở thành "mẫu ảnh" của bố mẹ. Bố mẹ bắt tạo dáng kiểu này, đứng kiểu kia, giơ tay lên, cười đi, làm mặt mèo, mặt mếu... đủ trò.
Nhiều đứa trẻ ám ảnh đến độ, đến tuổi thấy được quyền của mình, chúng phản ứng ra mặt, cấm bố mẹ chụp ảnh.
Biết bao nhiêu đứa trẻ, khi chơi cùng bố mẹ phải gào lên: "Bố/mẹ cất điện thoại đi, nhìn con đây này" một cách bất lực.
Phu huynh đang dần mất kết nối với con trẻ vì không kiểm soát được việc sử dụng công nghệ (ảnh minh hoa)
Chúc con ngủ ngon qua điện thoại
Không chỉ chuyện đi chơi, trong sinh hoạt, nhiều phụ huynh cũng yêu con... qua công nghệ. Mọi giao tiếp hàng ngày với con qua những dòng tin nhắn, cuộc gọi vội vã. Kể cả ngay trong bữa ăn, nhiều gia đình mỗi người một máy. Bố ngồi cạnh vi ti, mẹ cầm điện thoại, còn cầm Ipad.
Trong lần chia sẻ với phụ huynh, ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, nguyên chuyên viên Sở GD&ĐT TPHCM bày tỏ, nhiều người khoe mình dành thời gian cho con, chơi với con nhưng chơi với con không phải là hiện diện bên cạnh con rồi... mình ngồi xem tivi, điện thoại. Chơi với con là phải giao tiếp, phải lắng nghe, cùng cười, cùng chia sẻ với con.
Có những ông bố, bà mẹ dù ngay cạnh phòng con nhưng lại nhắn tin, gọi qua chát để chúc con ngủ ngon.
Chỉ cách một bức tường nhưng họ đã không bước qua để ôm hôn, để chúc con với sự hiện diện bằng người bằng thịt, bằng cảm xúc, bằng sự gắn kết.
Trẻ em ngày nay không chỉ đối diện với vấn nạn bản thân nghiện công nghệ mà mối nguy không kém chính là... bố mẹ nghiện công nghệ, mất tương tác với mình.
Bố mẹ nào cũng nói rất yêu con nhưng nhiều đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu đó. Bởi vì họ mất đi sự tương tác, gắn kết trong giao tiếp căn bản nhất là nụ cười, ánh mắt... trực tiếp dành cho nhau.
Một đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, các em thấy mình không được yêu thương, sẽ rất khó thấy được giá trị của bản thân. Khi đó, trẻ mất đi sức đề kháng của bản thân và sẽ rất khó khăn trong cuộc sống.
ThS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia kể, trong nhiều chương trình trẻ em, rất nhiều đứa trẻ tha thiết mong bố mẹ hãy bớt xem điện thoại, hãy thả điện thoại xuống... để nhìn mình, để chơi với mình.
"Chỉ khi cha mẹ thả điện thoại xuống, tập trung vào nói chuyện, lắng nghe con thì mới có thể nắm bắt được cảm xúc, tâm tư, suy nghĩ của con.
Còn cha mẹ tập trung vào điện thoại, xao nhãng đứa trẻ thì con trẻ dễ gặp nguy hiểm về mọi mặt, về sự an toàn của bản thân, và về phát triển tâm hồn, cảm xúc, tư duy", bà Thúy nhấn mạnh.
Tâm sự chuyện làm Sugar baby của chàng trai 20 tuổi với "lão đại gia": Góc khuất sau mỗi cuộc ân ái và những lời hứa hẹn "rùng mình" Mối quan hệ sugar daddy - sugar baby phiên bản đồng tính có một vài điểm khác so với kiểu dị tính thông thường. Những góc khuất, bí mật ấy được chính người trong cuộc tường thuật lại... Có một sự thật chẳng thể phủ nhận: Hiện nay khá nhiều bạn trẻ lao vào các mối quan hệ "sugar daddy" - "sugar baby"....