Những đứa bé suýt bị chôn sống theo mẹ

Theo dõi VGT trên

Khi họ vừa đến nơi thì cũng vừa lúc người ta sắp sửa cho hai cháu bé vào quan tài và đóng nắp lại. Bất chấp luật làng, các anh chị đã lao vào, giật hai cháu lại từ trên tay một người phụ nữ.

Cho vô hòm theo mẹ để nó bú!

Đó là câu chuyện xảy ra vào cái đêm hãi hùng nhưng cũng đầy may mắn cách đây 14 năm, ngày 06/10/1999. Y Phắc ở làng Đăk Tang (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) người dân tộc Xơ Đăng, năm đó mới 36 tuổi nhưng đã đẻ con tới 7 lần.

Làm rẫy một năm chỉ có một mùa không đủ ăn, mà lại đẻ nhiều quá, nên Y Phắc ốm nhách, héo queo như cây lúa thiếu nước. Không đủ ăn nên đứa nhỏ trong bụng của Y Phắc cũng đói. Có hai lần, Y Phắc đẻ ra hai đứa nhỏ xíu chỉ bằng con chó con. Nó yếu quá, chưa kịp khóc thì đã chết.

Những đứa bé suýt bị chôn sống theo mẹ - Hình 1

Hai cháu Ngọc Linh (đánh dấu X) đang ăn cơm tại Trung tâm BTTXH Kon Tum.

Lần này Y Phắc đẻ ra không phải một, mà tới hai đứa lận! “Trời ơi! Chỉ có con heo, con chó mới đẻ ra được nhiều đứa, chớ người thì đâu có đẻ nhiều đứa được? Vậy nó là con ma, con gì chớ không phải con người rồi!”. Nhiều người trong làng la lên. Họ chạy từ trong làng ra tới tận rẫy, nói nhỏ vào tai nhau: “Con Y Phắc nó đẻ ra ma rồi! Làng mình bị con ma nó về rồi! Coi chừng chớ nó bắt nhiều người chết, rồi nó làm cho cây lúa không có hột, cây mì không có củ, con heo con gà bị chết, làng mình bị đói, bị bệnh mất!”. Nỗi kinh sợ loang ra khắp cả làng Đăk Tang.

Y Phắc đẻ con xong, máu từ trong người cứ chảy ra miết. Những người đàn bà trong làng đã lấy đủ thứ lá thuốc về nấu cho uống mà máu vẫn cứ chảy không hết được. Chảy đúng một ngày đêm, Y Phắc không còn sức nữa. Y Phắc lịm đi, kêu cũng không nói, ai lắc cũng không dậy. Rồi lần lần con mắt nhắm lại, cái mũi cũng không thở nữa. Y Phắc chết.

Y Phắc chết, cả làng sợ lắm. “Con Y Phắc đẻ ra con ma, con ma đã bắt Y Phắc đi trước. Rồi lần lần nó bắt tới những người khác trong làng mà thôi!”. Mọi nỗi kinh sợ dồn lên hai sinh linh bé nhỏ đang khát sữa mẹ, khóc oe oe trong đống vải rách rưới dơ bẩn.

“Phải cho nó theo mẹ nó thôi, nếu để nó sẽ gây thêm nhiều cái họa cho làng”, già làng A Beo nói với dân làng.

Cha đứa bé, A Dáp, sợ quá. A Dáp thương con lắm. Nhưng lời già làng đã nói ra thì không sai, không ai dám cãi. A Dáp muốn xin làng đừng giết hai đứa nhỏ, nhưng rồi cũng sợ lỡ sau này nó làm cho làng mang nhiều tai họa thì biết làm sao? Đêm đó A Dáp khóc hết nước mắt.

Theo tục làng, con ma nó sống vào ban đêm, nên muốn giết nó thì phải giết trước khi trời sáng. Chỉ chờ tới gần sáng là sẽ cho luôn hai đứa nhỏ vô hòm, rồi đưa ra rìa làng chôn.

Nhưng hai cháu bé này đã gặp may hơn bao đứa trẻ khác cùng hoàn cảnh. Sinh mạng hai cháu bé đã thoát được lưỡi hái của tử thần. Chỉ cần các anh chị ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Kon Tum chậm trễ vài phút, là các cháu đã không có mặt ở ngày hôm nay.

Hai cháu được đặt tên là Ngô Võ Ngọc Linh và Hà Dương Ngọc Linh. Họ được lấy theo hai vị lãnh đạo thuộc vào hàng cao nhất của tỉnh ngày ấy, nhận làm người đỡ đầu cho hai cháu, còn tên đặt theo ngọn núi cao ngất, là nóc nhà Tây Nguyên chở che cho những tộc người của vùng đất này. Về sau này khi hai cháu đến trường, được làm giấy khai sinh chính thức lấy họ cha, đổi tên lại là A Ngọc Linh Anh và A Ngọc Linh Em.

Một tập tục lạ lùng

Dưới chân ngọn núi Ngọc Linh cao 2.596m so với mặt nước biển, hàng trăm năm qua người Ba Na, người Xơ Đăng, người Ê Đê, người Dẻ Triêng và bao nhiêu tộc người đã sinh ra, được ngọn núi cao vòi vọi che chở, nuôi dưỡng, lớn lên, tạo nên những nền văn hóa đặc sắc của một vùng đất. Nhưng cùng với những nét văn hóa độc đáo ấy, từ thuở hoang sơ cũng đã hình thành nên những tập tục nặng nề đè nặng lên đời sống của con người, mà trong đó việc chôn con theo mẹ là một tập tục khủng khiếp.

Những đứa bé suýt bị chôn sống theo mẹ - Hình 2

Video đang HOT

Y Dằn, người đã có công cứu hai cháu bé Ngọc Linh, và A Dáp.

Bà Nguyễn Thị Đức Hạnh, ngày đó là Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kon Tum, cho biết, xuất phát của tục này cũng từ chế độ mẫu hệ trong cộng đồng người đồng bào dân tộc ít người. Người phụ nữ sinh con và phải đảm trách công việc nuôi con, vì vậy khi người phụ nữ chết, đứa bé không ai nuôi nên phải chôn theo mẹ để nó được bú. Quan niệm của người đồng bào dân tộc là sau khi chết, người nằm dưới mồ vẫn còn sống. Chính vì vậy mới có tục cho người chết ăn từ khi mai táng cho đến khi làm lễ bỏ mả mới thôi.

Khi mai táng người chết, một số tộc người Tây Nguyên vẫn cắm cái ống tre một đầu thông vào quan tài dưới huyệt mộ, một đầu để nhô lên khỏi mặt đất. Hàng ngày, người sống vẫn mang cơm ra mộ, trút vào ống tre cho người nằm dưới mộ ăn. Đến khi nào làm lễ bỏ mả, mới hết cho ăn, và ngôi mộ không bao giờ được thăm nom, được nhắc tới nữa.

Chính vì quan niệm sau khi mai táng người vẫn còn sống, nên khi người phụ nữ sinh con mà chết đi, thì người ta cho cháu bé vào hòm theo mẹ để nó bú! Hoặc khi người con gái trong làng không chồng mà có thai, làng phạt heo bò rất nặng, rồi phải ra bìa rừng dựng chòi mà ở, vượt cạn một mình. Không thuốc men, không bà đỡ, có khi cơm gạo cũng không. Rồi gió, rồi mưa, rồi tối lửa tắt đèn…, nên đa số bà mẹ đều chết sau khi sinh. Đứa bé thiếu may mắn sinh ra không cha, không người nuôi, nên tốt nhất là cho theo mẹ để mẹ nó nuôi!

Một số tộc người ở Tây Nguyên còn cho rằng, nếu đứa bé mà sống, thì sau này mẹ nó là con ma sẽ theo về làng, quấy phá, gây ra tai họa, dịch bệnh, khiến trâu bò heo gà và con người sẽ chết. Vì vậy phải chôn đứa bé để mẹ nó không về làng tìm nó, làng sẽ không bị con ma quấy phá. Riêng việc sinh đôi sinh ba, dù người mẹ không chết thì những đứa trẻ vẫn không thoát khỏi cái chết. Nếu đẻ ra một lúc nhiều đứa, thì đó là con ma chứ không phải là con người, nên cần phải giết đi để trừ họa cho làng.

Ông Phạm Châu Tuệ ngày đó là Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Kon Tum, kể rằng trước kia ở một số vùng khi sinh đôi người ta sẽ bóp chết, hoặc hoặc cột chung hai đứa bé lại rồi dùng xà gạc chặt đứt đôi, hoặc lấy nhau thai đắp lên mặt cho ngạt thở chết, hoặc có lúc người ta quẳng các cháu ra rừng cho thú ăn thịt.

Những điều nghe cứ tưởng như trong các truyện cổ tích từ xửa từ xưa, nhưng hóa ra nó lại là sự thực, hiển hiện ngay trên vùng đất giàu bản sắc văn hóa này, từng ngày từng giờ đe dọa các sinh linh bé nhỏ.

Chính vì vậy, hai anh em Ngọc Linh được cứu sống là cơ may muôn một. Hai cháu đã có được sự may mắn hơn bao nhiêu cháu bé khác, giờ đây được nuôi dưỡng, học hành tử tế, quả là điều kỳ diệu.

Những người chống lại luật tục

Chúng tôi về làng Đăk Tang, nơi đã xảy ra câu chuyện lạ lùng và được biết, sự kỳ diệu giúp hai cháu bé thoát khỏi cái chết trong gang tấc hoàn toàn không phải là một thế lực siêu nhiên, một cơ may thần bí nào, mà cũng chính từ con người. Đó chính là Y Dằn, người em gái của A Dáp, cô của hai đứa bé. Giữa một ngôi làng còn đầy rẫy những hủ tục đeo bám, đè nặng lên cuộc sống con người, bà như đốm lửa lóe sáng bất chợt soi rọi vào vùng đầy u mê tăm tối này. Bà chính là cứu tinh, đã đưa hai đứa bé từ cõi chết trở về với cuộc đời.

Những đứa bé suýt bị chôn sống theo mẹ - Hình 3

Hai cháu Ngọc Linh đang xem ti vi

Thấy anh trai mình vật vã khóc than, nhìn hai cháu bé sắp sửa bị cho vào hòm, bà cũng vừa lo sợ, vừa đau lòng không khác gì người cha đứa bé. “Làm sao để cứu nó khỏi chết?”, câu hỏi cứ luẩn quẩn mãi trong đầu Y Dằn. Mang nó đi giấu thì bà không dám, vì làng mà biết được thì họ cũng sẽ xử phạt bà rất nặng. Mà có giấu được thì rồi sau này làng biết cũng sẽ giết. Chợt một ý nghĩ lóe lên: “Nhờ người khác cứu đem đi!”.

Những năm tháng chiến tranh, bà có tham gia lực lượng du kích, nên có quen biết một số cán bộ người Kinh. Vậy là suốt đêm đó, bà một mình chạy bộ mấy chục cây số từ làng Đăk Tang ra thị trấn Đăk Tô. Bà đến nhà một cán bộ quen biết cũ, hớt hơ hớt hải vừa kể vừa khóc. Người cán bộ này đã gọi điện thoại về Trung tâm Bảo trợ xã hội Kon Tum. Ngay lập tức, Trung tâm cử cán bộ đánh chiếc ôtô đi suốt trong đêm, và đã giành lại được hai cháu bé từ cõi Mang Lung trở về.

Ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Kon Tum từ trước đến nay đã có 7 cháu bé được cứu được từ việc bị chôn theo mẹ đưa về nuôi dưỡng. Hai cháu A Dứ và A Dáy người dân tộc Jơ Rai ở xã Ia Sia, huyện Sa Thầy được một người y tá làm việc ở trạm Y tế xã cứu từ năm 1992. Nay 2 cháu đã được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi. Một cháu khác được một người ở TP.HCM nhận làm con nuôi.

Còn có 2 cháu nữa là Y Đức và cháu trai A Cung Bắc. Cha bé gái Y Đức (dân tộc Jơ Rai, xã Mo Ray, huyện Sa Thầy) chết khi cháu còn trong bụng mẹ. Người mẹ sinh cháu xong bị hậu sản cũng không sống được. Y Đức bị làng bỏ đói chờ cho chết để cho vô chung hòm của mẹ. May sao khi đi tuần tra, các chiến sĩ đồn biên phòng 709 đã kịp giật lại. Vào tháng 3-1997, các chiến sĩ biên phòng trong khi tuần tra đã cứu được cháu A Cung Bắc ở huyện Đăk Tô, khi làng đã chuẩn bị đóng nắp quan tài. Mẹ cháu, một phụ nữ Xơ Đăng đã bị thổ tả khi vừa sinh cháu.

Không chỉ ở Kon Tum, mà hầu như ở một số tộc người Tây Nguyên trên nhiều địa bàn, rải rác tục này vẫn ám ảnh các sinh linh bé nhỏ. Ngày 15-4-2001, chị Huỳnh Thị Trúc (ở thôn Hà Lòng, xã Đăk Đoa, huyện Mang Yang) vào buôn bán trong làng Đê Toác, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang (nay là huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai), thấy có đám ma của Hanh, một phụ nữ mới 26 tuổi. Khi nghe già làng nói với người làng là bóp cho đứa bé chết rồi cho vô hòm, chị đã hét lên: “Không được giết nó! Tôibáo công an bắt làng tội giết người!”, rồi lại nói: “Để tôi làm mẹ nó cho”.

Nói xong chị ôm đứa bé chạy một mạch về quán của mình. Rồi chị hối thúc chồng lấy xe máy, nhanh chóng rời khỏi làng. Đứa bé được chị đặt tên là Trần Trọng Hiếu. Sau nhiều năm gặp lại, ông Hngoch, trưởng làng Đê Toác, nói rằng giờ ông đã thấy được cái bụng tốt của chị Trúc. Cảm động là ông Chủ tịch xã Kon Chiêng đã viết cho chị cái “Giấy chứng nhận quyền nuôi con người”.

Hai cháu Ngọc Linh nay đã học đến lớp 8. Ông Phạm Châu Tuệ nay là Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Kon Tum, cho biết dự định sau khi hai cháu học xong bậc Trung học cơ sở, sẽ cho cháu vào học trường thiếu sinh quân. Ở đó các cháu vừa học ngành, vừa học văn hóa đến hết bậc Trung học phổ thông. “Nếu không có Y Dằn, giờ hai đứa nó cũng đã chết rồi. Biết ơn Y Dằn lắm”, A Dáp ông nói.

Đến nay thì hủ tục này gần như đã không còn nữa. Đó là kết quả của quá trình kiên trì suốt những năm qua trong công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa bàn dân cư, và trong đó phải kể đến công lao đi đầu của những người như Y Dằn, của chị Trúc, của người y tá trong làng và các chiến sĩ đồn biên phòng. Họ là những người đầu tiên đã dũng cảm đứng lên chống lại hủ tục lạc hậu, rọi ánh sáng vào những góc tối của buôn làng xa xăm.

Theo Đặng Vỹ (Infonet.vn)

Hủ tục rùng rợn giữa chốn thâm sơn cùng cốc

Lối sống hồn nhiên, bản năng hết mình cộng với tư duy đơn giản của đồng bào Tây Nguyên xa xưa đã sinh ra hủ tục hà khắc trong những buôn làng biệt lập giữa thâm sơn, cùng cốc.

"Dọ-tơm-amí" và "Joă ană" (chôn con theo mẹ và đạp cho chết) là 2 hủ tục hoang dã gây nên nhiều cái chết oan khốc cho trẻ sơ sinh. Những người giàu lòng trắc ẩn đã đứng lên chống lại hủ tục mông muội này.

Theo men rượu cần

Một trong những thành tố không thể thiếu trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, vốn quý đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, chính là rượu cần!

Rượu cần giờ có mặt khắp từ Bắc vào Nam. Nhưng chỉ riêng ở Tây Nguyên, bí quyết chế men, ủ rượu cần mới là đặc quyền riêng giao cho phụ nữ. Và các nữ chủ Tây Nguyên không chỉ cất rượu theo lối thông thường, mà còn kèm theo nghi lễ thần bí. Vừa vò men, đồ xôi, nữ chủ vừa lẩm nhẩm hát những bài phù chú gọi men thức dậy, rồi bưng nia xoay vòng, xui men giục người uống say quay cuồng đến "nôn tại ghè, cởi cả khố, tuột cả váy, để được lạc vào nhà người ta/ ăn nằm với vợ người ta "...

Hút cạn hết cần này tới cần khác trong giai điệu chiêng cồng giục giã, trong mùi da thịt hòa quyện "tay nắm tay, chân quấn chân" của vòng xoang dần thít chặt, men rừng dịu ngọt càng ngấm, càng kích thích bản năng trỗi dậy quanh ngọn lửa bốc cao hừng hực đêm rừng... Tất cả phải cùng say, quấn lấy nhau và thỏa mãn tận cùng trong tâm thức lãng quên. Để hôm sau, khi tỉnh dậy, cả khách lẫn chủ không ai còn nhớ đêm qua ai đã làm gì ...Thú vui này như một kiểu nghiện, khiến đồng bào xa xưa chẳng bận tâm tích lũy tài sản. Sản lượng gặt hái của mỗi vụ mùa chỉ cần ưu tiên cho các ché rượu. Hễ thiếu ăn lại vác chụp vào rừng đào củ mài, đặt bẫy, vớt cá suối, hái rau rừng qua bữa.

Bản năng văn hóa rượu cần giúp cuộc sống thi vị, lung linh màu sắc, nếu như nó không đi kèm những hủ tục mông muội, tàn nhẫn, bi thương.

Hủ tục rùng rợn giữa chốn thâm sơn cùng cốc - Hình 1

Nhà Rông ở Kon Tum

"Dọ tơm amí"

Khởi nguyên, tục "dọ tơm amí" chỉ quẩn quanh trong một số buôn làng của đồng bào Bana, Jơ rai, Jẻ Triêng, những sắc tộc bản địa đông đúc sinh sống lâu đời trên cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, phía Bắc Tây Nguyên. Nhưng sau đó, theo những nhóm người ly tán, giao thoa, tục "dọ tơm amí" lan nhiễm qua cả những cộng đồng Xêđăng, S'rá, và vài nhánh Ê đê ở những vùng nghèo khó nhất.

Theo hủ tục này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải bị bỏ xuống huyệt chôn theo mẹ. Trẻ đã vài tuần, thậm chí đầy tháng tuổi mà mẹ ốm chết vì kiệt sức, hậu sản, thì đứa trẻ cũng bị chôn sống theo, hoặc bị vứt bỏ giữa bãi tha ma cho chết mòn hoặc thú dữ ăn thịt. Buôn làng càng thiếu thốn lạc hậu, hủ tục càng phổ biến vì đồng bào không biết cách nuôi dưỡng hài nhi thiếu sữa mẹ, luôn tin đứa bé đã làm cho mẹ chết cần phải theo mẹ về cõi ma mới mong được chăm sóc tốt hơn... Trên nhiều ngôi mộ chôn chung những đôi mẹ con tội nghiệp người Ba Na, Jơ rai, Jẻ Triêng, vì vậy mà nghệ nhân vẫn tạc tượng nhà mồ tạo hình mẹ ôm con, mẹ cõng con chan chứa tình thương nhưng trĩu nặng thảm sầu.

Joă ană

Văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tôn trọng quyền tự do yêu đương, chọn lựa bạn đời của các đôi trai gái, trừ trường hợp mặc định từ đầu không thể kết hợp nên sẽ bị cả gia tộc cấm đoán, giữa những đôi trai gái dù khác nhánh nhưng cùng một "gốc họ", như cùng gốc " Mlô" hay cùng gốc "Niê" trong tập quán của đồng bào Ê đê.

Đồng bào Jơ Rai vùng Ia Le huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trước kia có tục "ngă mit", ngă là làm, mit là đêm tối, cho phép con gái vào tuổi dậy thì được tự do chọn lựa ý trung nhân nếu đã lỡ "ăn cơm trước kẻng" thì có quyền mời người làm chứng để "giữ chân" cho đối tác khỏi "xù". Nhưng gặp kẻ sở khanh ngă mấy thì ngă, xù vẫn xù, thì sơn nữ lắm khi phải vài lần ngă mit

Khi nàng lấy chồng, nếu người chồng nghi ngờ đứa bé đầu tiên ra đời không phải con mình, anh ta có quyền yêu cầu vợ hoặc bà đỡ phải Joă ană (đạp đến chết), nếu không sẽ mời già làng xét xử, không những mất mặt với cộng đồng mà còn có thể bị đuổi khỏi làng, tựa đi đày biệt xứ. Joă là đạp, ană là con, Joă ană là đạp con cho chết, hủ tục này nghiệt ngã tàn khốc hơn cả "dọ tơm amí"

Buộc phải tự thi hành án Joă ană, người phụ nữ vừa gượng dậy sau sinh nở sẽ phải bồng con vô rừng, dùng cây chụp loại chuyên đào củ mài đào một hố tròn sâu, thả đứa con mình vừa rứt ruột đẻ ra dốc ngược đầu xuống đáy hố để hồn ma bé khỏi biết đường về, rồi... đạp và... lấp, trước sự chứng kiến của gã chồng đinh ninh từ nay người vợ này mới hoàn toàn thuộc về mình, đứa con tiếp theo mới chắc chắn là con của mình.

Hủ tục rùng rợn giữa chốn thâm sơn cùng cốc - Hình 2

Y tá Y Ngum bế bé A Công Sơn cùng chồng con

Giành lại quyền sống cho trẻ thơ

Cuối tháng 8/2005, nữ y tá Y Ngum ở trạm xá xã Đăk Sao huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đón một phụ nữ người Xê Đăng ở làng Kạch Lớn 2 tên là Y Nel, bụng chửa vượt mặt lại bị rắn độc cắn trong lúc lên rừng hái măng. Y Nel tắt thở đúng lúc đứa con trai đầu lòng chào đời. Cộng đồng làng Kạch nhất trí chôn con theo mẹ, anh A Huih, cha bé không dám cãi, nhưng nữ y tá Y Ngum cương quyết không cho làng chôn sống cháu bé. Được chồng là anh Nguyễn Đức Thành Nam, thành viên đội trí thức trẻ tình nguyện đồng tình ủng hộ, Y Ngum đã thuyết phục được làng Kạch trao cháu bé cho cô nhận làm con nuôi, đặt tên là A Công Sơn.

Đến Kon Tum, đoàn du khách nào cũng được hướng dẫn ghé thăm nhà Rông, Nhà thờ gỗ Kon R'Bang trăm tuổi nổi tiếng độc đáo số một của thành phố nhỏ bé xinh đẹp phía Bắc Tây Nguyên, rồi vòng ra phía sau tòa giáo đường lộng lẫy thăm một công trình đầy ý nghĩa khác, là Tổ ấm Vinh Sơn thuộc dòng Ảnh Phép Lạ (APL) - dòng tu duy nhất trên cả nước do các nữ tu người dân tộc thiểu số sáng lập- nơi nửa thế kỷ qua đã cưu mang nuôi nấng mấy trăm trẻ nhỏ mồ côi tật nguyền, trong đó có nhiều em bé được giành khỏi tay tử thần "Dọ tơm amí" và "Joă ană".

Bà đỡ hoặc người vợ đáng thương biết sinh linh trong bụng mình sắp bị giết, đã trốn làng chạy đến tu viện cầu xin cứu vớt. Những thân phận Dọ tơm amí, Joă ană đầu tiên về với dòng APL từ năm 1947. Tiếng lành đồn xa, càng ngày số trẻ bất hạnh được đưa về Tổ ấm càng đông, các nữ tu phải tách cơ sở làm đôi. Tổ ấm I lặng lẽ nép mình sau Nhà thờ gỗ. Tổ ấm II cách gần 2 cây số, nằm khuất sâu trong thôn Kon Harachot.

Xơ Y Blưih người dân tộc Bơhnar là mẹ cả của Tổ ấm Vinh Sơn I. Xơ Gông người dân tộc Xêđăng là mẹ cả của Tổ ấm Vinh Sơn II. Hai bà năm nay đều đã 63 tuổi, nhân từ phúc hậu, đi tới đâu đàn cháu nhỏ cũng vẫy gọi rối rít và giơ tay đòi bế. Để có đủ cơm áo nuôi nấng hàng trăm trẻ nhỏ, có tiền thuê thầy cô vào dạy học, các xơ phải vừa chăm trẻ vừa tổ chức lao động sản xuất.

Từ đây, nhiều thân phận bất hạnh đã có cơ hội học hành đỗ đạt. Vượt qua rào cản ngôn ngữ, theo kịp các bạn ở các trường công lập là cố gắng lớn. Thi đậu vào cao đẳng, đại học lại là kỳ tích của cả mẹ và con. Các xơ thuộc lòng tên tuổi những đứa con mang lại niềm tự hào, thành tấm gương sáng cho lớp em sau ở tổ ấm: A Huyên, A Nương, dân tộc Bơhnar, A Rươh dân tộc Jơlâng, Y Yêm dân tộc Xơđăng, Y Thu người S'rá, Alê Khăm dân tộc Rơngao, Y Loai dân tộc Jơlâng ...

Xơ Y Blưih bồng một em bé xinh như thiên thần, kể cho tôi nghe: Em bé này người Jơ Rai, đã may mắn khỏi chết oan vì bị chôn theo mẹ. Khi bé được 4 tháng tuổi, mẹ bé ở làng Kon Thup, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai địu con lên rẫy bị trúng gió qua đời. Dân làng họp lại, đồng tình Dọ tơm amí.

Một phụ nữ nhân hậu cùng làng nghe tin vội bỏ buổi tuốt lúa chạy về nài xin làng cho chị nhận bé làm con nuôi, dù nhà chị cũng nghèo và có tới 7 đứa con. Đón được bé về, vợ chồng chị làm khai sinh, đặt tên cháu là Pi Yo Rong rồi báo cho một nữ tu ở TP Plây Ku nhờ giúp đỡ.

Bố nuôi cầm lái xe máy, nữ tu ngồi sau ôm Pi Yo Rong chạy mấy chục cây số qua Kon Tum xin mẹ cả Y Blưih nhận cháu. Về nơi ở mới, Pi Yo Rong được chị Y Loan người Xêđăng quê huyện Ngọc Hồi, Kon Tum đang học lớp 6 nhận làm em nuôi, vì mười mấy năm trước Y Loan cũng được cứu khỏi tục chôn con theo mẹ .

Giờ cuộc sống từng ngày đổi thay, buôn làng khắp Tây Nguyên giờ đều đã tiến bộ, tiện nghi đầy đủ hơn xưa. Hủ tục "Dọ tơm amí" và "Joă ană" dần lui vào dĩ vãng.

(Còn nữa)

Theo Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
    09:15:42 22/01/2025
    Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
    12:16:17 21/01/2025
    Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng NamViệt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam
    20:18:21 22/01/2025
    CSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thôngCSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thông
    16:23:21 22/01/2025
    Cảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấnCảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấn
    07:08:06 23/01/2025
    Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nướcBé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước
    11:10:41 21/01/2025
    Ô tô bẹp dúm sau vụ va chạm trên quốc lộÔ tô bẹp dúm sau vụ va chạm trên quốc lộ
    17:20:26 22/01/2025
    Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vongHà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong
    21:14:56 22/01/2025

    Tin đang nóng

    Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm
    06:44:12 23/01/2025
    Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!
    08:37:32 23/01/2025
    Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?
    05:58:55 23/01/2025
    Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vãUyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã
    05:59:52 23/01/2025
    Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
    07:27:24 23/01/2025
    Lý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước TếtLý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước Tết
    07:32:26 23/01/2025
    Ngày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộNgày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộ
    09:51:07 23/01/2025
    Vừa nhận lương Tết, bức ảnh màn hình của chàng trai đi làm 3 năm khiến nhiều người đau xótVừa nhận lương Tết, bức ảnh màn hình của chàng trai đi làm 3 năm khiến nhiều người đau xót
    08:28:30 23/01/2025

    Tin mới nhất

    Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

    Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

    11:05:29 23/01/2025
    Cú tông mạnh đã khiến phần đầu xe khách kính vỡ tan tành, các bộ phận khác móp méo, hư hỏng nặng, tài xế và 1 hành khách bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.
    Kỷ luật bí thư xã tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng

    Kỷ luật bí thư xã tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng

    19:42:07 22/01/2025
    Một bí thư xã ở Cà Mau bị kỷ luật vì tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng và tự quản lý số tiền vận động, tài trợ cho xã.
    Công an xuất hiện, hết cảnh trên bờ thả cá, dưới sông chờ bắt

    Công an xuất hiện, hết cảnh trên bờ thả cá, dưới sông chờ bắt

    19:20:29 22/01/2025
    Sự có mặt của cán bộ công an tại điểm thả cá chép tiễn ông Táo chầu trời ở thành phố Vinh (Nghệ An) khiến cảnh trên bờ thả, dưới sông chờ bắt chấm dứt.
    Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng

    Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng

    17:38:40 22/01/2025
    Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nếu đang ở trên cầu hẹp có một làn đường, tài xế ô tô không được phép vượt. Tài xế vi phạm sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng.
    Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc

    Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc

    11:06:24 21/01/2025
    Khi phương tiện này lưu thông đến địa phận xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành (Tiền Giang) thì tài xế bất ngờ phát hiện dưới gầm phía sau xe có khói cuồn cuộn bốc lên.
    Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?

    Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?

    14:24:57 20/01/2025
    Thậm chí nếu tài xế vi phạm nghiêm trọng, phương tiện có thể bị tịch thu. Điều này thường áp dụng cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng như điều khiển xe không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ.
    Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin

    Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin

    13:44:51 20/01/2025
    Khoảng 5h30 ngày 20/1, tài xế Lê Bùi Anh (32 tuổi, trú xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) điều khiển xe tải chạy trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi theo hướng Nam - Bắc.
    Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn

    Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn

    11:16:55 20/01/2025
    Những người này cũng được yêu cầu viết tường trình liên quan đến việc chậm đóng gác chắn tàu khi đoàn tàu đang di chuyển qua, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông khi đi qua cung đường ngang này.
    Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM

    Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM

    11:00:57 20/01/2025
    Căn nhà 5 tầng làm siêu thị phân phối máy hàn nằm bên đường Lê Đức Anh, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TPHCM xảy ra cháy lớn, nhiều tài sản bị hư hại nặng.
    Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

    Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

    07:07:07 20/01/2025
    Ngày 19/1, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip với nội dung một tài xế xe khách bị hành hung trên cabin tại quốc lộ 18 (đoạn qua phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).
    Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

    Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

    19:53:19 19/01/2025
    Sáng 19/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra vụ một người đàn ông tử vong dưới mương nước.
    Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

    Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

    13:32:41 19/01/2025
    Ô tô va chạm với xe khách và xe container khi chạy trên quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa, gây tai nạn liên hoàn khiến 1 nạn nhân tử vong, 12 người bị thương.

    Có thể bạn quan tâm

    Mỹ sơ tán hơn 19.000 người do đám cháy rừng mới lan rộng ở Los Angeles

    Mỹ sơ tán hơn 19.000 người do đám cháy rừng mới lan rộng ở Los Angeles

    Thế giới

    11:07:39 23/01/2025
    Sở cứu hỏa Los Angeles cho biết chính quyền đã ban bố lệnh sơ tán bắt buộc đối với khoảng 19.000 người, gần bằng toàn bộ dân số của cộng đồng Castaic. Trong khi đó, khuyến cáo sơ tán cũng được áp dụng đối với khoảng 16.000 người khác.
    Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

    Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

    Thời trang

    11:00:54 23/01/2025
    Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng để nàng lên đồ vào dịp đầu năm. Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng bắt mắt, hội sao Việt còn có bí quyết để diện mạo thật hoàn hảo khi du xuân.
    Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

    Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

    Sáng tạo

    10:29:55 23/01/2025
    Lau nhà - công việc quen thuộc và cơ bản mà bất cứ ai cũng cần biết, phải biết. Hiện nay, chúng ta có nhiều dụng cụ và sản phẩm hỗ trợ cho việc nhà này trở nên đơn giản, dễ dàng.
    HOT: Lưu Diệc Phi bị "tóm sống" hẹn hò trai đẹp lúc nửa đêm, danh tính đối phương gây xôn xao

    HOT: Lưu Diệc Phi bị "tóm sống" hẹn hò trai đẹp lúc nửa đêm, danh tính đối phương gây xôn xao

    Sao châu á

    10:29:47 23/01/2025
    Ngày 23/1, theo tờ Sohu, blogger giải trí hàng đầu Giang Tiểu Yến vừa gây xôn xao MXH khi tung clip tóm gọn Lưu Diệc Phi đi ăn cùng nhân viên sau khi kết thúc công việc.
    Sao nữ Vbiz bị chỉ trích vì làm 1 hành động cực nguy hiểm khiến Trường Giang sững người, dàn sao giật mình

    Sao nữ Vbiz bị chỉ trích vì làm 1 hành động cực nguy hiểm khiến Trường Giang sững người, dàn sao giật mình

    Tv show

    10:25:22 23/01/2025
    Hành động của Han Sara được cho là vô cùng nguy hiểm, thiếu an toàn cho bản thân cô lẫn Tiểu Vy, Huỳnh Lập và Trường Giang đang đứng bên cạnh.
    Hoa hậu Trần Tiểu Vy xinh đẹp, cuốn hút trong bộ ảnh mới

    Hoa hậu Trần Tiểu Vy xinh đẹp, cuốn hút trong bộ ảnh mới

    Người đẹp

    10:21:24 23/01/2025
    Theo nhiều nhận xét, Hoa hậu Trần Tiểu Vy đã có sự lột xác và thăng hạng ngoạn mục về nhan sắc lẫn khí chất. Hoa hậu Trần Tiểu Vy ngày càng thăng hạng về nhan sắc lẫn khí chất.
    Nhân vật của Song Hye Kyo trong phim mới phá vỡ hình ảnh nữ tu truyền thống

    Nhân vật của Song Hye Kyo trong phim mới phá vỡ hình ảnh nữ tu truyền thống

    Phim châu á

    10:21:23 23/01/2025
    Vai diễn nữ tu của Song Hye Kyo cho thấy sự linh hoạt của cô với tư cách là một diễn viên và sự sẵn sàng đảm nhận những nhân vật đầy thử thách và phi truyền thống.
    Chris Brown kiện Warner Bros. đòi bồi thường 500 triệu USD

    Chris Brown kiện Warner Bros. đòi bồi thường 500 triệu USD

    Sao âu mỹ

    10:16:11 23/01/2025
    Nguyên nhân khiến Chris Brown đâm đơn kiện là vì cáo buộc tấn công tình dục trong loạt phim tài liệu Investigation Discovery Chris Brown: A History of Violence .
    Joker 2, Madame Web nhận đề cử Phim tệ nhất tại Mâm xôi vàng 2025

    Joker 2, Madame Web nhận đề cử Phim tệ nhất tại Mâm xôi vàng 2025

    Hậu trường phim

    10:13:13 23/01/2025
    Từng được dự đoán là những bom tấn trong năm 2024 nhưng phần 2 của Joker và Madame Web lại khiến khán giả và giới phê bình thất vọng.
    Đi ăn Tất niên nhà bạn gái, tôi không ngờ gặp lại người yêu cũ, càng rối bời với câu tuyên bố lạnh lùng của cô ấy

    Đi ăn Tất niên nhà bạn gái, tôi không ngờ gặp lại người yêu cũ, càng rối bời với câu tuyên bố lạnh lùng của cô ấy

    Góc tâm tình

    10:12:06 23/01/2025
    Trước đây, người yêu cũ thông báo với tôi chuyện bị chứng khó sinh con. Bây giờ cô ấy lại mang thai. Cách đây 4 năm, tôi và Quyên từng là người yêu của nhau.
    Phản ứng của Hoa hậu Thanh Thủy trước câu hỏi về chuyện tình cảm

    Phản ứng của Hoa hậu Thanh Thủy trước câu hỏi về chuyện tình cảm

    Sao việt

    09:12:51 23/01/2025
    Tạm gác lại sự bận rộn của lịch trình những ngày cuối năm, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy đầy thư thái khi trò chuyện về một năm 2024 đáng nhớ vừa qua.