Những dự án tiền tỷ “phơi sương” ở Hà Tĩnh: Ngành chức năng nói gì?
Trước thực trạng lãng phí của những dự án có số vốn đầu tư lớn nhưng không hiệu quả, dư luận đặt câu hỏi, phải chăng cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh còn “dễ dãi” trong việc cấp giấy phép đầu tư?
Dự án xây dựng Làng thanh niên xung phong nuôi trồng thủy sản Thạch Kênh, Thạch Hà được đầu tư gần 36 tỷ đồng nhưng không hiệu quả.
Thu hồi hàng loạt dự án không hiệu quả
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Tĩnh, các dự án đã được phê duyệt nhưng không thực hiện hoặc chậm tiến độ, “đắp chiếu” gây ra sự thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư sẽ bị thu hồi.
Ông Hoàng Văn Sơn, Phó giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh, cho biết: “Trước thực trạng trên, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng thực hiện cuộc kiểm tra, rà soát tổng thể hàng loạt dự án kinh tế, nhất là đối với dự án nông nghiệp, để có phương án, quyết định thu hồi những dự án không khả thi. Các dự án bị thu hồi sẽ áp vào những yếu tố như: Dự án chậm tiến độ; vi phạm Luật Đầu tư, cam kết đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư…”.
Theo đó, từ năm 2017 – 2018, Sở này đã rút giấy phép 6 dự án nông nghiệp gồm: Dự án nuôi cá bơn, cá mú và tôm công nghệ cao (thuộc Công ty CP Xây dựng Hồng Ngọc, địa chỉ tại Thạch Hà); Dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Viết Triều (thuộc Công ty TNHH Viết Triều, địa chỉ tại thị xã Hồng Lĩnh); Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ than bùn (thuộc Công ty cổ phần xây dựng Đại Việt Mỹ, địa chỉ tại thị xã Hồng Lĩnh); Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao (thuộc Công ty CP Khoáng sản Mangan, địa chỉ tại Can Lộc); Nuôi cá bơn, cá mú và tôm công nghệ cao (thuộc Công ty TNHH Sao Đại Dương, địa chỉ tại Thạch Hà); Khu chế biến hành lá tại xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên (thuộc Công ty TNHH MTV Phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh)…
Ngoài ra, một số dự án thương mại – dịch vụ – công nghiệp cũng bị rút giấy phép thời điểm này gồm: Đầu tư công nghệ cán kéo sản xuất phôi dây thép đen, mạ kẽm, lưới B40, thép gai (thuộc Công ty TNHH MTV lưới thép gai Hưng Thịnh, địa chỉ tại thị xã Hồng Lĩnh); Khu đô thị sinh thái Hương Thanh, tại đảo Xuân Giang 2, huyện Nghi Xuân (thuộc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt); Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Trung, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh; Công ty CP đầu tư và phát triển thương mại WIYAPORN thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà và xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh…
Ông Sơn cũng cho biết thêm, các dự án nào vượt quá 24 tháng kể từ khi giao đất mà doanh nghiệp không đưa đất vào sử dụng sẽ xem xét gia hạn. Nếu hết thời gian được gia hạn mà doanh nghiệp vẫn chưa đưa đất vào sử dụng hoặc không chịu đầu tư kinh tế thì sẽ kiến nghị thu hồi và khi thu hồi sẽ không bồi thường về đất và tài sản trên đất, trừ trường hợp bất khả kháng. Hàng trăm dự án đã được các đoàn kiểm tra liên ngành kiến nghị, đề xuất thu hồi và hủy bỏ là rất lớn nhưng thực chất trên thực tế mới chỉ có 9 dự án được thực thi.
Được biết, từ năm 2009 cho đến nay, BQL khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thu hồi 38 dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng. Ngoài việc do các nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động, hết thời hạn hoạt động thì nguyên nhân chủ yếu là do nhà đầu tư vi phạm các quy định của Luật Đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, không thực hiện đúng các cam kết đầu tư, dự án chậm tiến độ…
Từ đầu năm đến nay, BQL khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thu hồi 6 dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng. Trong số đó có 5 dự án của nhà đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư trên 190 tỷ đồng; 1 dự án của nhà đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư trên 90 triệu USD.
Dự án Trường THCS Hương Quang, huyện Vũ Quang 16 tỷ xây xong bỏ hoang.
Video đang HOT
Khó thu hồi, vì sao?
Giải thích cho việc kiểm tra hàng trăm dự án nhưng thực thi pháp luật thu hồi thì rất ít, ông Sơn nói: Với những dự án chưa đầu tư, việc thu hồi không đáng ngại nhưng với các dự án đầu tư dang dở, nhất là dự án có số vốn lớn, việc thu hồi không dễ bởi sau thu hồi là hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Đây cũng là hạn chế cho cơ quan chức năng, bởi nếu làm không khéo, không cẩn thận sẽ bị chủ đầu tư kiện ngược lại.
“Đơn cử, dự án hơn 10.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng khu du lịch Bắc Thiên Cầm không được triển khai đúng cam kết, dẫn đến hệ quả tất yếu là việc UBND tỉnh Hà Tĩnh rút giấy phép đầu tư, thu hồi dự án. Cho rằng, các quyết định trên của UBND tỉnh là vi phạm pháp luật, công ty này đã khởi kiện ra toàn án”, ông Sơn nói.
Để dự án triển khai chậm hay nhanh, khả thi hay không thì việc đánh giá năng lực nhà đầu tư, khảo sát hiệu quả của dự án rất quan trọng.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn đề này còn quá “dễ dãi”. Trước thực trạng lãng phí của một dự án có số vốn đầu tư lớn, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh cũng cần rạch ròi việc chịu trách nhiệm, có như vậy, môi trường đầu tư của tỉnh mới được cải thiện, minh bạch, hiệu quả và lành mạnh.
Theo Trí thức trẻ
Chủ đầu tư dự án N03-T3,T4 khu Ngoại Giao Đoàn bị phạt 158 triệu đồng với hàng loạt sai phạm
Với hàng loạt vi phạm đã được các cơ quan chức năng chỉ rõ, Công ty Cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) bị xử phạt số tiền tổng cộng 158,5 triệu đồng.
Tòa nhà đã được đưa vào sử dụng, người dân đã chuyển về sinh sống nhưng 3 tầng thương mại của tòa nhà vẫn đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện.
CĐT bị xử phạt 83,5 triệu đối với hàng loạt vi phạm về PCCC
Thời gian qua, những "lùm xùm" tại dự án N03-T3,T4 khu Ngoại Giao Đoàn đã thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận. Đặc biệt là việc cư dân dự án này thường xuyên tổ chức căng băng rôn, tố CĐT "lừa đảo", không thực hiện đúng cam kết với khách hàng. Cùng với đó, người dân cũng nhiều lần gửi đơn kêu cứu, đơn phản ánh đến các cơ quan chức năng và truyền thông, báo chí về những sai phạm của CĐT dự án.
Liên quan đến những sai phạm của Công ty Cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) tại N03-T3,T4 khu Ngoại Giao Đoàn, cơ quan chức năng đã có những Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CĐT dự án.
Cụ thể, ngày 21/6/2018, UBND quận Bắc Từ Liêm đã ban hành Quyết định số 2869/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco).
Theo đó, Vinaenco đã có hành vi vi phạm hành chính: Sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (PCCC), trước khi đưa cơ sở vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo cơ sở đã đáp ứng các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình sử dụng nhà, công trình.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND quận Bắc Từ Liêm đối với hàng loạt vi phạm về PCCC của Công ty Vinaenco.
Bên cạnh đó, Vinaenco còn có hành vi không xây dựng phương án chữa cháy; không tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC theo quy định; không có quy định, nội quy về PCCC theo quy định; làm mất tác dụng của phương tiện PCCC; chèn cửa thoát nạn.
Căn cứ vào các quy định, điều khoản xử phạt và mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi nêu trên, UBND quận Bắc Từ Liêm đã quyết định xử phạt Công ty Vinaenco số tiền 83.500.000đ.
Đồng thời yêu cầu Công ty Vinaenco khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm "làm mất tác dụng của phương tiện PCCC.
Bàn giao nhà đưa vào sử dụng khi chưa đủ điều kiện, CĐT bị phạt 75 triệu
Không chỉ sai phạm trong PCCC, Vinaenco còn bị xử phạt liên quan đến việc bàn giao nhà khi chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu theo quy định. Theo đó, ngày 31/8/2018, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Quyết định số 102/QD-XPVPHC , xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Vinaenco là chủ đầu tư công trình xây dựng nhà ở cao tầng tại lô đất có ký hiệu N03-T3,T4, dự án khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Theo đó, Vinaenco đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Bàn giao công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính của Sở Xây dựng Hà Nội đối cới Công ty Vinaenco.
Vi phạm được quy định tại Điểm C, Khoản 5, Điều 17, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
Hành vi vi phạm này của Công ty Vinaenco bị áp dụng hình thức phạt tiền 75 triệu đồng và trong thời hạn 15 ngày, Công ty Vinaenco phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu công trình nhà ở cao tầng tại lô đất có ký hiệu N03-T3,T4, dự án khu Ngoại Giao Đoàn.
Nhiều sai phạm của CĐT được chỉ rõ
Tòa nhà N03-T3,T4 Ngoại Giao Đoàn còn có tên thương mại là dự án Chung cư cao cấp và văn phòng Thương mại Horizon Tower, tọa lạc tại vị trí lô đất N03 - T3,T4 quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Dự án do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Kỹ thuật Việt Nam - Vinaenco làm chủ đầu tư.
Được biết, vào tháng 5/2018, các căn hộ tại dự án này đã được bàn giao cho người dân và những cư dân đã chuyển về đây sinh sống. Tuy nhiên, ngay khi chuyển về ở, những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân dự án này bắt đầu nảy sinh.
Xuất phát từ việc những bức xúc của cư dân trước đó về việc Công ty Vinaenco - chủ đầu tư dự án "ép" cư dân nhận nhà khi dự án vẫn chưa đủ điều kiện bàn giao.
Bên cạnh đó là việc CĐT bàn giao chậm so với thời hạn cam kết trong hợp đồng mua bán cũng là một trong những vấn đề khiến cư dân bức xúc. Theo đó, trong hợp đồng quy định nhiều mốc thời gian bàn giao khác nhau giữa các căn hộ: Có căn hộ là 30/12/2016, 30/6/2017 hay 30/9/2017, 31/12/2017; thậm chí có hợp đồng còn bàn giao nhà vào tháng 3/2018. Một số hợp đồng mua bán có kèm theo cả phụ lục điều chỉnh từ thời hạn bàn giao nhà 31/12/2016 sang ngày 30/9/2017.
Tuy nhiên, theo phản ánh của cư dân, CĐT dự án này đã bàn giao căn hộ chậm so với thời gian cam kết trong hợp đồng. Nhiều hộ dân đến tháng 7/2018 mới nhận nhà ở, thế nhưng người dân cho rằng nhiều hạng mục tại dự án này vẫn chưa hoàn thiện, chưa đủ điều kiện bàn giao nhà cho cư dân.
Đáng chú ý, thời điểm bàn giao nhà, qua kiểm tra hồ sơ pháp lý, người dân cho biết chủ đầu tư không xuất trình được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho công trình được đưa vào khai thác sử dụng, chưa có chứng nhận phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho cả toà nhà.
Không chỉ vậy, ngay khi vừa chuyển về tòa nhà này sinh sống, cư dân N03-T3,T4 Ngoại Giao Đoàn đã lên tiếng "tố" hàng loạt bất cập tại dự án và những sai phạm của chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Công Trụ, Phó Giám đốc công ty Vinaenco trả lời các câu hỏi của người dân tại buổi đối thoại.
Liên quan đến những bức xúc của cư dân tại dự án N03-T3,T4 Ngoại Giao Đoàn, ngày 13/9 vừa qua, UBND phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã tổ chức buổi đối thoại giữa cư dân và chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) dưới sự chủ trì của UBND phường Xuân Tảo.
Buổi đối thoại đã diễn ra khá căng thẳng, nhiều cư dân phát biểu ý kiến, bày tỏ sự bức xúc đối với chủ đầu tư khi không thực hiện đúng cam kết với khách hàng, không đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà như đã quy định trong hợp đồng mua bán.
Trong khi đó, cũng tại buổi đối thoại, chủ đầu tư thể hiện thái độ không thiện chí, trả lời "vòng vo", "né tránh" vấn đề, không thừa nhận sai phạm mặc dù UBND phường Xuân Tảo cũng như cư dân đã đưa ra những cơ sở pháp lý chứng minh sai phạm của Công ty Vinaenco.
Kết luận cuộc họp, qua lắng nghe ý kiến của các cư dân tòa nhà N03-T3,T4 và ý kiến của chủ đầu tư, căn cứ các văn bản có trong tài liệu hồ sơ, UBND phường Xuân Tảo cho rằng một số thắc mắc của cư dân N03 - T3,T4 là có cơ sở. CĐT chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã bàn giao nhà cho cư dân, hệ thống PCCC khi bàn giao nhà chưa hoàn thiện dẫn đến bị cơ quan PCCC xử phạt.
Đồng thời, UBND phường Xuân Tảo cũng yêu cầu CĐT phải trả lời bằng văn bản đối với các ý kiến của cư dân chưa được trả lời tại buổi đối thoại và phải niêm yết công khai tại bảng tin của tòa nhà.
Hải Miên/Sức Khỏe Cộng Đồng
TP Hồ Chí Minh: Đổi lấy 1.300 ha đất lấy 7,5km đường Theo quy hoạch trục đường Bắc - Nam dài 7,5 km, rộng 29,5 m, gồm 6 làn xe. Tổng số vốn đầu tư dự kiến hơn 8.500 tỉ đồng. Làm dự án này, nhà đầu tư đề xuất được thanh toán bằng 1.300 ha tại Khu đô thị Hiệp Phước (huyện nhà bè). Sơ đồ tuyến đường trục Bắc - Nam của TP...