Những dự án như trong phim của Quân đội Mỹ
Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đưa ra ý tưởng chế tạo siêu vũ khí tưởng như chỉ có trong phim.
Siêu máy bay mẹ
Hiện tại, DARPA ra đề bài cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này: chế tạo phi cơ vận tải cỡ lớn có khả năng thả các máy bay không người lái đi do thám hoặc tấn công, rồi đón chúng trở lại.
Tuy nhiên, DARPA vẫn chưa tiến gần đến việc chế tạo bất kỳ phi cơ thử nghiệm nào và mới chỉ đơn thuần xem xét các khả năng trên giấy.
Peter Singer, tác giả từng viết nhiều về đề tài robot và chiến tranh, nói: “Đây mới là giai đoạn đưa ý tưởng ra bàn luận, chưa đến lúc làm nguyên mẫu. Chúng tôi chưa đạt đến mức đó”.
Bản vẽ mô phỏng các máy bay không người lái xuất kích rồi quay lại “mẫu hạm trên không”.
Video đang HOT
Bản vẽ mô phỏng từ DARPA cho thấy một phi cơ vận tải, khá giống C-130, thả phi đội máy bay không người lái trông tương tự như Predator hoặc Reaper, và đón chúng quay lại.
Trong khi đó, Dan Patt, quản lý chương trình DARPA, cho biết trong một thông báo: “Chúng tôi muốn tìm cách để phi cơ nhỏ hơn mang lại nhiều hiệu quả hơn. Và một ý tưởng hứa hẹn là biến các máy bay cỡ lớn hiện có, với sửa chữa tối thiểu, thành &’mẫu hạm trên bầu trời’”.
Trước đó DARPA cũng hé mở thông tin chế tạo ra siêu hàng không mẫu hạm hoạt động trên không. Hoạt động quân sự trên không hiện tại vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các máy bay cỡ lớn và có người lái, nhưng những sứ mệnh như vậy khiến máy bay và phi công đối mặt với nhiều rủi ro. Các hệ thống máy bay không người lái (UAS) có thể giảm tối đa những rủi ro như vậy.
Đồ họa hàng không mẫu hạm trên không trong phim của Hollywood.
Tuy nhiên, các UAS thiếu tốc độ, tầm bay và khả năng chịu đựng như máy bay có người lái. Vì thế, DARPA tin tưởng giải pháp chế tạo một tàu sân bay trên không giống như trong bộ phim khoa học viễn tưởng Avengers, một ngày nào đó có thể chở theo, phóng và tiếp nhận nhiều loại máy bay không người lái từ bất kỳ đâu trên thế giới.
“Chúng tôi muốn tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để giúp các máy bay nhỏ hoạt động hiệu quả hơn và một ý tưởng khả thi là cải tiến những máy bay cỡ lớn hiện tại trở thành tàu sân bay trên không”, Giám đốc cơ quan DARPA, Dan Patt cho biết.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên quân đội Mỹ tìm cách thiết lập một phương tiện vận tải trên không. “Ý tưởng này có từ những năm 1920, James Lewis, giám đốc Chương trình Công nghệ Chiến lược tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói.
Các không hạm, được Hải quân Mỹ đóng vào cuối những năm 1920, có thể mang theo một phi đội máy bay hai tầng cánh Sparrowhawk bên trong. Phi đội này sẽ xuất kích sau khi xà treo hạ xuống rồi quay lại và hạ cánh lên tàu mẹ. Hải quân Mỹ khi đó đóng hai không hạm nhưng chúng đều gặp nạn trong những năm 1930, làm hàng chục người thiệt mạng và đặt dấu chấm hết cho chương trình thử nghiệm.
Trong những năm 1960, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng đặt mua D-21, máy bay không người lái được thiết kế để xuất kích từ một phi cơ khác và sau này là từ oanh tạc cơ B-52, do Lockheed Martin sản xuất.
D-21 có gắn máy quay thực hiện các nhiệm vụ do thám tại Trung Quốc. Chúng sẽ thả máy quay xuống để thu hồi rồi tự hủy. Trong 4 nhiệm vụ, D-21 đều tự hủy thất bại hoặc không thể thu hồi được máy quay. Chương trình này bị “đắp chiếu” vào năm 1971.
Theo Đất Việt
Xuất khẩu vũ khí Mỹ thắng đậm nhờ đồng minh
Sáng 29/10, Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) của Mỹ tuyên bố, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ năm 2014 đạt 34,2 tỷ USD.
Trong khuôn khổ Chương trình Bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) do DSCA quản lý, Mỹ cung cấp cho quốc gia đồng minh, "đối tác thân thiện" các hợp đồng vũ khí trị giá 31,2 tỷ USD.
Số tiền còn lại là các hợp đồng cung cấp vũ khí được khách hàng nước ngoài ký trực tiếp với các hãng chế tạo Mỹ không thông qua FMS.
Đứng đầu trong danh sách các thỏa thuận này là thương vụ bán vũ khí trị giá 11 tỷ USD hồi tháng 7 với Qatar, bao gồm 10 khẩu đội tên lửa Patriot, 24 máy bay trực thăng Apache và 500 tên lửa chống tăng Javelin.
Trực thăng tấn công hạng nặng Apache của Mỹ
Trong tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD với các Tiểu Vương quốc Arap Thống nhất (UAE) về việc cung cấp 4.500 xe bọc thép chống mìn, chống phục kích MRAP, do tập đoàn quốc phòng Navistar chế tạo, và một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD khác với Arap Saudi về việc nâng cấp phi đội kiểm soát và cảnh báo sớm trên không do tập đoàn Boeing của Mỹ chế tạo.
Hồi đầu năm 2014, Singapore và Mỹ cũng đạt được thoả thuận nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon trị giá 2,4 tỷ USD. Arap Saudi trong năm 2014 cũng quyết định chi hơn 2 tỷ USD hợp tác với Mỹ nâng cấp các đơn vị máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3A.
Ngoài những bản hợp đồng trên, Mỹ còn ký một số hợp đồng với chính phủ Iraq trong năm 2014, trong đó có thỏa thuận bán máy bay AT-6C Texan II trị giá 790 triệu USD, cùng với các thỏa thuận riêng rẽ khác trị giá hàng trăm triệu USD bán đạn xe tăng Abram và tên lửa Hellfire cho quân đội nước này chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Dù có bước tăng nhẹ so với năm 2013 (khoảng 30 tỷ USD), nhưng các thỏa thuận năm 2014 còn kém xa so với con số kỷ lục trị giá 69,1 tỷ USD trong năm 2012 của các thỏa thuận FMS, trong đó có một thỏa thuận khổng lồ trị giá lên đến 29 tỷ USD bán 84 chiếc máy bay chiến đấu F-15 của Boeing cho Arap Saudi.
Theo Đất Việt
Tổng thống Mỹ phê chuẩn hợp đồng bán vũ khí 600 triệu USD cho Iraq Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 20/10 thông báo đã phê chuẩn hợp đồng bán đạn dược các loại có tổng trị giá 600 triệu USD cho Iraq nhằm giúp nước này tăng cường khả năng chống lại các nhóm khủng bố, trong đó có tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Binh sỹ Iraq điều tra tại...