Những dự án đường bộ nào sẽ được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025?
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải thông tin, Bộ vừa có Tờ trình số 7066/TTr – GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhiều tuyến đường bộ cao tốc sẽ được ưu tiên đầu tư. Ảnh: TTXVN
Tờ trình này đã được cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo quy hoạch tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra ngày 12/7 vừa qua. Đáng chú ý, tại tờ trình Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất danh mục các dự án quan trọng quốc gia được ưu tiên đầu tư gồm 25 công trình.
Theo dự thảo quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu đến năm 2030, trong lĩnh vực đường bộ đạt khối lượng vận chuyển hàng hóa khoảng 2.763,8 triệu tấn, chiếm 62,80% thị phần; hành khách đạt khoảng 9.430 triệu khách, chiếm 90,16% thị phần; khối lượng luân chuyển hàng hóa nội địa đạt khoảng 162,7 tỷ tấn tương ứng chiếm 30,48% thị phần và hành khách nội địa đạt 283,6 tỷ khác, chiếm 72,83% thị phần.
Về kết cấu hạ tầng, đến năm 2030, Việt Nam sẽ hình thành được hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và cảng hàng không cửa ngõ quốc tế.
Bên cạnh đó, từng bước nâng cấp các quốc lộ; trong đó, cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên vùng, kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế, cảng hàng không quốc tế, các cửa khẩu quốc tế chính có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa lớn, các đô thị loại đặc biệt, loại I.
Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ được quy hoạch sẽ kết nối thuận lợi các tuyến quốc lộ đến các cảng biển loại II, sân bay quốc tế, cảng đường thủy nội địa lớn, các ga đường sắt đầu mối, đầu mối giao thông đô thị loại II trở xuống. Ngành giao thông phấn đấu xây dựng hoàn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.
Video đang HOT
Dự thảo quy hoạch cũng đặt mục tiêu tập trung nâng cấp mặt đường; tăng cường hệ thống an toàn giao thông, xử lý các điểm đen, cải tạo nâng cấp các cầu yếu trên các quốc lộ và nâng cấp một số tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối tới các đầu mối vận tải lớn như cảng biển, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng không sân bay, các ga đường sắt chưa có tuyến cao tốc song hành.
Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư mạng lưới đường bộ đến năm 2030 vào khoảng 900.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 48% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giao thông vận tải.
Tại tờ trình số 7066/TTr-GTVT, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất Danh mục dự án quan trọng quốc gia và dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 được xác định theo khả năng bố trí nguồn lực cho ngành giao thông vận tải/tổng GDP; khả năng huy động nguồn vốn. Cùng đó, ưu tiên đầu tư các hành lang vận tải chính, kết nối liên vùng, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm có đóng góp GDP lớn. Đồng thời, Bộ đề xuất từng bước nâng cao tỷ trọng đầu tư cho các vùng còn khó khăn, có tỷ lệ đầu tư so với dân số thấp như: Tây Nguyên, Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ Giao thông vận tải dự kiến Danh mục dự án quan trọng quốc gia gồm tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau; các tuyến đường cao tốc kết nối liên vùng khu vực phía Bắc, kết nối miền Trung với Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; các vành đai đô thị và các tuyến kết nối với Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; các quốc lộ chính yếu có tính chất kết nối quốc tế, kết nối liên vùng.
Danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 có 25 công trình. Cụ thể, gồm: 4 đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông; Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh; Vành đai 4 Hà Nội; cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng – Trần Đề; An Hữu – Cao Lãnh; Chơn Thành – Đức Hòa; Mỹ An – Cao Lãnh; Cao Lãnh – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi; Buôn Ma Thuột – Vân Phong; Biên Hòa – Vũng Tàu; TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài; TP Hồ Chí Minh – Chơn Thành; Dầu Giây – Tân Phú – Bảo Lộc; cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn; Chợ Mới – Bắc Cạn; nối thành phố Hà Giang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Hòa Bình – Mộc Châu; Đồng Đăng – Trà Lĩnh; Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh; vành đai 5 Hà Nội; Bảo Lộc – Liên Khương; Vinh – Thanh Thủy; Mộc Châu – Sơn La; Phú Thọ – Chợ Bến và Hà Tiên – Rạch Giá.
Bộ Giao thông vận tải xác định sẽ ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư với vai trò là vốn mồi, đầu tư các dự án không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách, các dự án ở các vùng khó khăn.
Bên cạnh các nguồn vốn truyền thống như: PPP, ODA, ngân sách, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị cấp có thẩm quyền quan tâm khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua hình thức nhượng quyền khai thác. Các địa phương nghiên cứu, triển khai quy hoạch chi tiết và cơ chế thu từ khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường bộ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 8/2021 đạt 24,1 tỷ USD
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 8/2021 (từ ngày 01/8 đến ngày 15/8/2021) đạt 24,1 tỷ USD, giảm 18,1%, tương ứng giảm 5,31 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7/2021.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 8/2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến từ đầu năm hết ngày 15/8/2021 đạt 399,27 tỷ USD, tăng 28,6%, tương ứng tăng 88,83 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 275,82 tỷ USD, tăng 32,3%, tương ứng tăng tới 67,31 tỷ USD; trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 123,45 tỷ USD, tăng 21,1% tương ứng tăng 21,52 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2021 đến 15/8/2021 và cùng kỳ năm 2020
Theo tính toán của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8/2021, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,36 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2021, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 3,88 tỷ USD.
Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 8/2021 đạt 11,37 tỷ USD, giảm 24,2%, tương ứng giảm 3,63 tỷ USD về số tuyệt đối so với nửa cuối tháng 7/2021.
Trị giá xuất khẩu nửa đầu tháng 8/2021 giảm so với nửa cuối tháng 7/2021 ở một số nhóm hàng như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 782 triệu USD, tương ứng giảm 25,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 524 triệu USD, tương ứng giảm 24,5%; hàng dệt may giảm 321 triệu USD, tương ứng giảm 21,9%; gỗ & sản phẩm gỗ giảm 266 triệu USD, tương ứng giảm 41,6%...
Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 7,56 tỷ USD, tương ứng tăng 54,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,76 tỷ USD...
Như vậy, tính đến hết ngày 15/8/2021, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 197,7 tỷ USD, tăng 23,3% tương ứng tăng 37,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 8/2021 đạt 12,73 tỷ USD, giảm 11,7%, tương ứng giảm 1,68 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7/2021.
Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2021 đến 15/8/2021 và cùng kỳ năm 2020
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 8/2021 giảm so với nửa cuối tháng 7/2021 chủ yếu ở một số nhóm hàng như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 217 triệu USD, tương ứng giảm 10,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 209 triệu USD, tương ứng giảm 6,3%; ngô giảm 161 triệu USD, tương ứng giảm 81%...
Tuy nhiên, một số nhóm hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 7,69 tỷ USD, tương ứng tăng 35,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,34 tỷ USD, tương ứng tăng 20,6%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,63 tỷ USD, tương ứng tăng 45,9%...
Như vậy, tính đến hết 15/8/2021, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 201,58 tỷ USD, tăng 34,3%, tương ứng tăng 51,53 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục tạo điều kiện cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất. Áp dụng "Luồng xanh", không còn tình trạng ùn tắc tại chốt kiểm soát số 5, cầu Phù Đổng,...