Những động vật “quái đản” bị tuyệt chủng thời xưa
Ngựa nửa vằn, hổ có túi, hươu có bộ gạc khổng lồ, bò rừng cao 2m… là những động vật đặc biệt đã bị tuyệt chủng từ hàng trăm năm qua.
Lịch sử Trái đất từng chứng kiến sự có mặt của nhiều loài động vật nhưng có những loài đã hoàn toàn bị tuyệt chủng với các lý do khác nhau. Cùng điểm qua một số loài động vật có hình dạng kì lạ từng tồn tại trên Trái đất qua bài viết dưới đây.
1. Ngựa Quagga
Được xem là loài vật đã tuyệt chủng nổi tiếng nhất của châu Phi, ngựa Quagga có thân hình chỉ vằn nửa thân trước. Ngựa Quagga đã từng sinh sôi khá nhiều ở châu Phi nhưng đã trở thành nạn nhân của việc săn bắn trái phép bởi thịt và da của chúng rất có giá trị.
Theo tài liệu ghi chép, ngựa Quagga hoang dã cuối cùng có thể đã bị bắn vào những năm cuối thập niên 1870 và con cuối cùng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào ngày 12/8/1883 tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam, Hà Lan.
Ảnh chụp một trong những con ngựa Quagga cuối cùng trong sở thú.
Một trong những điểm đặc biệt ở ngựa Quagga – chúng là loài vật tuyệt chủng đầu tiên mà các nhà khoa học có DNA để nghiên cứu. Những nghiên cứu di truyền gần đây cho biết, ngựa Quagga không phải là một loài riêng biệt mà chúng là một loài tách ra từ giống ngựa vằn đồng bằng.
2. Hổ Tasmania
Hổ Tasmania được biết đến là loài thú ăn thịt có túi lớn nhất thời hiện đại, phân bố chủ yếu ở Australia và Papua New Guinea từ 2.000 năm trước. Chúng còn có tên gọi khác là chó sói Tasmanian vì có ngoại hình khá giống chó sói.
Chúng là một loài săn mồi với hàm răng rất khỏe, một cú ngoạm của nó mạnh gấp ba lần so với một con chó cùng kích thước.
Hổ Tasmania bị săn bắn đến gần như tuyệt chủng khi người châu Âu đến định cư tại những hòn đảo ở nam lục địa Australia. Vào thập niên 1800, những người nông dân đã buộc tội hổ Tasmania tấn công cừu của họ nên dùng nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt.
Nguyên nhân khiến chúng tuyệt chủng trực tiếp là do việc di cư của con người. Những người châu Âu khi di cư sang Úc đã sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi trên chính lãnh thổ của loài này. Không những thế, họ còn coi Thylacine là thủ phạm tấn công đàn cừu của mình nên dùng nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt.
Sau 70 năm với mức độ tàn sát không ngừng, loài hổ Tasmania gần như hoàn toàn biến mất. Con hổ Tasmania cuối cùng “trút hơi thở cuối cùng” trong một vườn thú ở Tasmania vào năm 1936.
3. Hươu Ireland
Video đang HOT
Hươu Ireland là loài hươu lớn nhất từng sinh sống trên Trái đất với chiều cao 2,1m và điều đặc biệt là chúng sở hữu bộ gạc khổng lồ – dài hơn 3m, nặng 40kg. Hươu Ireland từng sinh sống chủ yếu ở vùng phía Đông của hồ Baikal cho đến khi tuyệt chủng vào 7.700 năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tuyệt chủng của hươu Ireland được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Họ cho rằng, chính bộ gạc khổng lồ đã khiến những con đực mất tầm quan sát và hạn chế sự di chuyển khi vào rừng.
Một giả thuyết khác dẫn tới sự tuyệt chủng được đưa ra đó là loài này đã bị con người săn bắn quá mức nhằm lấy những bộ gạc và da.
4. Bò rừng Aurochs
Bò rừng Aurochs là một trong những loài vật đã tuyệt chủng nổi tiếng của châu Âu và là loài gia súc lớn nhất với chiều cao lên đến 2m. Loài này có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 2 triệu năm trước, sau đó du nhập vào Trung Đông, châu Á và châu Âu vào khoảng 250.000 năm trước.
Các quý tộc và hoàng gia thời xưa thích thú khi săn bắn loài này nên số lượng loài nhanh chóng sụt giảm. Con bò rừng cuối cùng đã chết vào năm 1627 ở Ba Lan. Phần xương sọ của nó được quân đội Thụy Điển quản lý và là tài sản quý giá của thành phố Stockholm.
5. Chim Dodo
Chim Dodo là một loài chim không bay được sống chủ yếu ở vùng Mauritius, Ấn Độ Dương và được xem là họ hàng của loài bồ câu ngày nay.
Chim Dodo có chiều cao khoảng 1m, nặng 20kg.
Chim Dodo bắt đầu tuyệt chủng vào giữa thế kỷ thứ XVII. Loài này được xem là một ví dụ tiêu biểu cho sự tuyệt chủng liên quan trực tiếp đến các hoạt động của con người và được ghi lại qua những tư liệu lịch sử.
Chủ yếu loài này làm tổ trên mặt đất và ăn trái cây.
Nguyên nhân sự tuyệt chủng của chim Dodo chủ yếu là do săn bắn quá mức từ những thủy thủ đi qua khu vực này dùng làm thức ăn dài ngày trong các chuyến đi biển.
6. Hổ răng kiếm
Hổ răng kiếm là một trong những loài săn mồi hung tợn nhất Trái đất vào thời kỳ Kỷ Băng Hà, cách nay từ 3 triệu – 10.000 năm trước ở châu Mỹ. Sở hữu cặp răng nanh dài đến 25cm cùng những móng vuốt sắc nhọn, hổ răng kiếm là nỗi lo sợ đối với nhiều loài động vật sống trong thời kỳ này.
Cặp răng nanh dài là đặc điểm nổi bật của hổ răng kiếm.
Hổ răng kiếm bắt đầu đánh dấu thời kỳ tuyệt chủng vào khoảng năm 10.000 TCN. Hiện nay, có nhiều giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra về nguyên nhân tuyệt chủng của loài hổ răng kiếm.
Một tiêu bản hổ răng kiếm được khôi phục trong bảo tàng.
Một bộ phận các nhà khoa học cho rằng, sự vươn lên của loài người tiền sử là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, việc chấm dứt Kỷ Băng Hà đã thu hẹp môi trường sống làm thay đổi thảm thực vật và đẩy loài hổ răng kiếm vào bờ vực tuyệt chủng.
Theo Datviet
Phong tục cưới hỏi "quái đản" của các bộ tộc châu Phi
Nhổ nước bọt lên người, nhìn lượng vàng trên người để kén vợ, bắt cóc cô dâu... là một vài phong tục cưới hỏi kỳ quặc của các bộ tộc ở châu Phi.
Hôn nhân, cưới hỏi được coi là một trong những nghi lễ thiêng liêng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi con người. Tuy nhiên, ở nhiều bộ tộc của châu Phi, phong tục cưới hỏi vẫn mang nặng vẻ hủ tục. Cùng điểm lại một vài nghi lễ cưới hỏi độc đáo của các bộ tộc châu Phi dưới đây.
1. Bộ tộc Maasai - bố cô dâu nhổ nước bọt lên người con gái
Phong tục cưới của bộ tộc Maasai ở Kenya vô cùng đặc biệt. Các cô gái trong bộ tộc sẽ không được tự do yêu đương cũng như quyết định ai là chồng mình mà phải theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Họ cũng không được phép ly dị và phải chung sống với người chồng suốt đời kể cả người đó có vũ phu hay đối xử tệ bạc với mình. Cha cô dâu sẽ ngồi ở nhà và nhận lễ vật của nhà trai và quyết định ai sẽ là con rể mình phụ thuộc vào số tài sản họ mang tới.
Vào lễ cưới, cô dâu sẽ được mặc những bộ quần áo rực rỡ cùng bộ trang sức nặng nề. Trước khi chính thức về nhà chồng, cha của cô sẽ nhổ một bãi nước bọt lên ngực cô dâu để tượng trưng cho những điều may mắn nhất.
Một điểm đặc biệt mà ít có bộ tộc nào có được đó là tuy cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt như vậy nhưng phụ nữ của Maasai lại được hưởng một "đặc quyền" kỳ lạ khi kết hôn. Đó là họ được phép "cặp bồ" khi có chồng nhưng với điều kiện không được có thai ngoài hôn nhân.
2. Bộ tộc Ashanti - nhìn vàng trên cơ thể để kén chồng/vợ
Nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi, bộ tộc Ashanti nổi tiếng với sự "giàu có". Điều này được thể hiện rõ nét qua những khối vàng đeo lủng lẳng khắp cơ thể.
Với người Ashanti, hôn nhân là vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà những chàng trai, cô gái của bộ tộc này tìm vợ/chồng dựa trên số lượng vàng mà đối phương đeo trên cơ thể. Một người đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh/cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Điều này cũng có nghĩa, họ rất đáng tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người "hợp tác" cùng.
Người đàn ông trong bộ tộc Ashanti có thể lấy nhiều vợ, tuy nhiên, họ gần như không có chuyện ly dị. Nếu chuyện ly hôn xảy ra thì cả hai bên gia đình nhà chồng và vợ sẽ phải có trách nhiệm hàn gắn mối quan hệ này. Bởi người Ashanti cho rằng, điều này là một việc làm có lỗi với thế giới linh hồn và sẽ cố gắng không làm bất cứ điều gì khiến thần thánh phật lòng.
3. Bộ tộc Himba - nhà trai tới bắt cóc cô dâu
Bộ tộc Himba cư trú ở phía Bắc của Namibia. Những cư dân này sống theo lối du mục, sinh tồn chủ yếu bằng săn bắn và hái lượm. Một điểm đặc biệt là phụ nữ ở bộ tộc này rất "biết cách làm đẹp", cùng với thân hình đẹp như một lợi thế trời ban nên họ được phong danh hiệu - phụ nữ đẹp nhất "lục địa đen".
Có lẽ chính bởi vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" này mà nhà trai có tục lệ bắt cóc cô dâu vào ngày cưới. Theo đó, chú rể cùng gia đình sẽ tới nhà gái để bắt cóc cô dâu.
Trước đó, các cô gái được mẹ tặng cho chiếc khăn da bò như một món vật gia truyền được truyền từ mẹ sang con gái qua các đời. Khi cô dâu bị chú rể và gia đình chồng "bắt cóc" về làm vợ, họ phải dùng chiếc khăn da bò đó để che mặt để tránh bị chú rể khác cướp mất.
4. Bộ tộc Rashaida - chỉ cưới người trong bộ lạc
Là một bộ tộc nhỏ của quốc gia Eritrea nên người dân Rashaida vẫn giữ những truyền thống và nghi lễ độc đáo của mình. Theo phong tục truyền thống, người Rashaida chỉ được phép cưới người trong bộ tộc, nếu trót để ý hoặc đi ngược lại với phong tục của bộ tộc, người đó sẽ bị cả bộ tộc lên án. Phong tục này khá giống với văn hóa nông thôn Việt Nam thời xưa, khi có một "luật bất thành văn" rằng chỉ được phép lấy người trong làng.
Trước khi hôn lễ được cử hành, những cô gái luôn phải dùng mạng che mặt có tên gọi là Burga như một cách để giữ phẩm giá trước khi chính thức theo về nhà chồng. Vào ngày cưới, cô dâu Rashaida sẽ mặc bộ trang phục màu đỏ cùng nhiều loại trang sức có giá trị như để chứng minh với bộ tộc về vẻ đẹp cũng như sự giàu có của gia đình mình.
Trong lễ cưới, cô dâu sẽ nhảy điệu nhảy truyền thống của mình như một lời cảm ơn khách mời đã đến tham dự. Sau đó, những cư dân của bộ tộc sẽ cùng nhau nhảy múa, vui đùa và thưởng thức thịt dê...
Theo Datviet
Các loài động vật tuyệt chủng có thể 'đội mồ sống dậy' Các nhà khoa học hy vọng có thể tái tạo, làm sống lại các động vật quý giá này. 1. Hổ Tasmania Hổ Tasmania hay còn gọi là chó sói Tasmania là một loài thú ăn thịt , bề ngoài giống như chó hoặc chó sói, với những sọc vằn trên lưng giống như loài hổ với hình dạng đầu chó mình hổ....