Những động vật đi ngược lại quy luật tự nhiên
Rắn biết bay, cá đi bộ trên mặt đất… là những loài động vật mang trên mình những đặc điểm kỳ lạ, đi ngược lại với tự nhiên.
Mỗi loài sinh vật trên Trái đất đều tuân theo một quy luật tự nhiên nhất định. Vì vậy, những thông tin như cá đi trên mặt đất, rắn bay lượn hay những chú chim mang chất độc gây chết người trở nên vô cùng phi lý và đều trái với quy luật của tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại.
Cùng điểm lại một vài những loài động vật đi ngược lại với quy luật tự nhiên qua bài viết dưới đây.
1. Rắn biết bay
Được tìm thấy ở Đông Nam và phía Nam Châu Á, loài rắn Chrysopelea khi trưởng thành có thể dài tới 1,2m và cơ thể chúng có hình dạng giống chữ S trong khi đang bay. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tư thế này giúp chúng có thể bay cao hơn.
Socha – một nhà chuyên nghiên cứu về loài rắn cho biết: “với hình dáng chữ S, phần thân trước của rắn sẽ tạo ra một đường rẽ không khí, giúp tương tác đồng thời nâng phần thân sau của chúng lên.”
Cơ chế này cũng giống với sức nâng được tạo ra khi loài ngỗng bay theo dạng chữ V – con đầu đàn sẽ tạo ra đường rẽ không khí, giúp cho những con ngỗng hai bên rìa bay dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một điều bí ẩn cần được giải đáp, đó là tại sao rắn lại tạo dáng lượn sóng khi bay? Socha và các cộng sự cho rằng, tư thế gợn sóng này giúp chúng bay lâu hơn nhờ luồng không khí tạo ra ở phía trước cơ thể của rắn. Socha giải thích, “tư thế này giảm thiểu áp lực lên phần thân trên, đồng thời khiến chênh lệch áp lực giữa phần thân trên, dưới lớn hơn và giúp rắn có thể bay lâu hơn.”
2. Cá da trơn đi bộ trên mặt đất
Cá da trơn đi bộ, hay còn gọi là Clarias batrachus, sống trong môi trường nước ngọt ở vùng Đông Nam Á, Florida, California, Georgia, Massachusetts và Nevada. Loài cá này có khả năng “đi bộ” trên mặt đất khô ráo để tìm thức ăn hoặc môi trường sống mới.
Thực chất, chúng không đi bộ như những loài động vật hai chân hay bốn chân khác mà sử dụng vây cá để có thể di chuyển ngoằn ngoèo giống như rắn. Chúng có vận động dưới hình thức này nhờ lớp da trơn ẩm ướt.
Cá da trơn sống chủ yếu ở vùng nước tù trong các ao, đầm lầy, sông, suối và những ruộng lúa ngập nước. Khi nước rút, chúng sử dụng kỹ năng “đi bộ” để đi tìm nguồn nước mới.
Cá da trơn biết đi bộ là một mối nguy hại lớn với môi trường vì chúng sẽ tranh giành nguồn thức ăn cũng như chỗ ở của các loài cá địa phương, đồng thời lan truyền bệnh và động vật kí sinh tới môi trường sống mới.
3. Gấu trúc ồn ào trong “chuyện đó”
Gấu trúc được coi là loài hay e thẹn trong thế giới động vật và nổi tiếng là ít hứng thú trong “chuyện ấy”, khiến chúng có nguy cơ lâm vào tình trạng tuyệt chủng. Tuy nhiên, thực tế là trong tự nhiên, phương pháp mà chúng làm “chuyện ấy” là quan hệ tập thể và cưỡng hiếp gấu trúc cái.
Cuộc giao phối thông thường sẽ diễn ra như sau: khi con gấu cái có nhu cầu làm chuyện đó, chúng sẽ trèo lên cây và bắt đầu gầm. Sau đó, các con đực sẽ lao tới, chiến đấu để giành được “nữ hoàng”.
Nhưng trong thực tế, thông thường kẻ chiến thắng sẽ được “tiếp cận” gấu trúc cái trước, sau đó đến lượt những kẻ thua trận. Những con gấu thua trận sẽ tiếp tục lao vào các trận chiến để giành được “vị trí đẹp”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, có những con gấu trúc đực không đủ sức lực để lao vào trận chiến, chúng sẽ trèo lên cây và tiếp tục kiên nhẫn chờ hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng để đợi nàng gấu trúc.
4. Chim có chất độc
Loài chim Pitohui và Ifrita có vẻ bề ngoài rực rỡ, trông vô hại nhưng thực tế, chúng có thể tiết ra chất kịch độc batrachotoxin giống loài ếch phi tiêu vàng. Loài chim này hấp thu chất độc từ một loài bọ cánh cứng có tên gọi Melyrid.
Chất độc này lan ra khắp cơ thể, gồm cả da và lông của chúng, khiến bất cứ ai chạm vào có thể bị ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh, khiến các tế bào cơ, não không thể sinh sản ion.
Ở liều lượng thấp, batrachotoxin khiến các cơ và thần kinh không thể hoạt động nhưng ở liều lượng cao, chất độc này có thể khiến con người không thở được, bị liệt và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
5. Chim cánh cụt “đồi bại”
Chim cánh cụt thông thường có vẻ ngoài hiền lành và có vẻ biết cách “cư xử”. Tuy nhiên, loài chim cánh cụt Adelie lại chứng minh điều ngược lại: chúng có thể hiếp dâm, “tự sướng” nơi công cộng, ái tử thi và làm mại dâm.
Nạn mại dâm tồn tại trong loài cánh cụt Adelie vì chúng xây tổ bằng đá. Để có được số đá này, không ít lần chúng phải cướp từ những chim cánh cụt đối thủ. Tuy nhiên, đối với những chim cánh cụt cái chân yếu tay mềm thì phương pháp an toàn nhất có lẽ chính là “chiều chuộng” cánh cụt đực để có được đá xây tổ.
Theo Datviet
3 cách làm giấm tự nhiên, an toàn
Chị em có thể tự tay làm giấm để ăn dần với nhiều hương vị khác nhau vô cùng hấp dẫn.
Giấm là một trong những gia vị không thể thiếu khi chế biến món ăn và pha chế nước chấm. Có nhiều cách làm giấm khác nhau, chị em hãy cùng tham khảo 3 cách dưới đây nhé!
Giấm gạo
Nguyên liệu:
- Cơm
- Miếng vải mịn để bọc
- Đường trắng, men bia, lòng trắng trứng, nồi nấu
- Lọ thủy tinh to, rửa sạch, úp ngược cho ráo nước
Giấm là một trong những gia vị không thể thiếu khi chế biến món ăn và pha chế nước chấm (Ảnh: Internet)
Cách làm:
- Đầu tiên, phải ngâm cơm trong nước sạch ít nhất 4 giờ. Tuy nhiên, cách tốt nhất là để cơm ngâm này làm ngâm qua đêm trong tủ lạnh.
- Sau khi ngâm đủ thời gian, chị em hãy dùng miếng vải mịn bọc hỗn hợp cơm lại, lọc bỏ xác cơm và chỉ lấy phần nước.
- Tính theo tỷ lệ, pha mỗi bát nước cơm này với bát đường thành hỗn hợp, rồi khuấy đều đến khi tan.
- Cho hỗn hợp nước cơm đường này vào nồi rồi bắc lên bếp nấu trong khoảng 20 phút với mức lửa vừa. Sau đó tắt bếp, cho sang một bên, để nguội.
Giấm gạo thường có màu trong (Ảnh: Internet)
- Bước tiếp theo là cho hỗn hợp đã nguội trên với men bia theo tỷ lệ 1: 1. Hỗn hợp lên men trong vòng từ 4 đến 7 ngày và dậy hương thơm sau 4 tuần.
Bước cuối cùng trước khi lấy ra sử dụng, bạn nên đun sôi hỗn hợp này với lòng trắng trứng với tỷ lệ 40 cốc hỗn hợp: 2 lòng trắng trứng. Sau đó, cho giấm ra, để nguội và dùng dần.
Giấm chuối
Nguyên liệu:
- Lọ thủy tinh có nắp đậy, thể tích khoảng 10 lít. Lọ đem rửa sạch, úp ngược cho khô
- 1 lít nước dừa tươi
- Nước lọc nấu sôi để nguội
- 100 nl rượu trắng trên 30 độ, không mùi
- 5 hay 6 quả chuối sứ, chuối xiêm chín (khoảng 500 - 700 gram). Lột vỏ, tước chỉ bao quanh thân trái chuối (Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại chuối quả lớn thông thường)
Nếu không có chuối sứ, bạn có thể sử dụng các loại chuối quả lớn thông thường (Ảnh: Internet)
Cách làm:
- Cho nước dừa tươi chuối rượu vào lọ thủy tinh, đổ nước lọc vào khoảng 8/10 thể tích lọ, đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch. Để trong khoảng 45 - 60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là "con giấm". Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng để con giấm trôi theo bể ra.
- Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong lọ, pha nước đường với công thức: 1 bát đường cát trắng 6 bát nước lọc, khuấy cho tan đường, cho vào lọ giấm và cũng chỉ cho đến 8/10 lọ. Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.
- Cứ mỗi lần lấy giấm ra và cho thêm nước đường vào, sẽ có thêm một lớp con "giấm mới", mỏng hơn và lớp "con giấm" đầu tiên sẽ rất dày.
- Phải gây lọ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp "con giấm" vì những lớp "con giấm" sẽ dày lên làm choáng hết thể tích hũ. Dùng một lọ thủy tinh khác, nhẹ tay hớt một lớp "con giấm" sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua thành giấm.
- Giấm sau khi chiết ra lọc lược cho trong bằng túi vải thưa, có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
- Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ xác chuối ở hũ làm lần đầu.
- Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.
- Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục. Có thể thay chuối chín bằng dứa thật chín, cắt lát nhưng giấm làm bằng dứa thường có màu vàng.
Giấm táo
Nguyên liệu:
- 3kg táo mèo
- Lọ thủy tinh to, rửa sạch, úp ngược cho khô
- Đường
- 2 chai giấm gạo
- Vật nặng để chèn táo, rửa sạch, để khô
Giấm làm từ táo mèo rất thơm (Ảnh: Internet)
Cách làm:
- Táo mèo rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 30 phút để loại bỏ bớt độc tố (nếu có).
- Đun một xoong nước sôi, đổ ra chậu, đổ táo vào rồi đảo đều táo lên sau đó vớt táo ra để ráo nước (lưu ý không nên để lâu vì nếu để lâu vỏ táo sẽ đổi màu và chảy mật vì đã được ngâm qua nước sôi).
- Thái táo thành những lát vừa, lưu ý để cả hạt, chỉ cần bỏ phần ở cuống và dưới của quả táo là được vì phần này thường khá bẩn.
- Chuẩn bị một lọ thủy tinh to, cứ xếp một lát táo thì lại đổ một lớp đường. Sau khi xong, đổ 2 chai giấm gạo loại ngon vào sao cho ngậm táo là được.
Giấm táo tự làm rất ngon (Ảnh: Internet)
- Lấy vật nặng chèn lên làm sao cho táo luôn ngập trong nước, nếu để táo nổi lên những những miếng táo này sẽ thâm và không ngon nữa.
- Chuẩn bị một miếng khăn sạch, đậy lên nắp lọ thủy tinh là được, lưu ý không nên đậy kín nắp vì cần phải để quá trình trao đổi oxy giữa lọ giấm táo và không khí trong vòng khoảng 2 tuần, sau 2 tuần đó bạn có thể đậy nắp được.
- Cứ ngâm như vậy khoảng 1 tháng là có thể dùng được, lúc này bạn sẽ có một lọ giấm táo vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng (lưu ý sẽ có váng nổi lên trên bề mặt nhưng mà không sao, chỉ cần vớt bỏ lớp váng đó và bạn vẫn có thể sử dụng được bình thường).
Giấm táo nếu được dùng để trộn salad sẽ rất ngon.
Các vật dụng không nên đựng giấm: Giấm có khả năng trở thành dung môi hòa tan các độc chất trong vật liệu đựng nên giấm ăn cần được bảo quản trong các đồ dùng đảm bảo chất lượng và được phép sử dụng để đựng thực phẩm. Hiện nay có thể phân loại nhựa đựng được giấm như nhựa polyetylen (tốt nhất là màu trắng) và nhựa PET. Còn nhựa PVC chỉ có thể đựng được các loại thực phẩm trung tính và khô như làm ống dẫn nước, đựng thuốc lá, cà phê, chè... Không thể sử dụng nhựa PVC để đựng dầu ăn, giấm ăn. - Không nên đựng giấm vào các loại ang sành như dân gian trước kia vẫn sử dụng. Bởi chất liệu chính của ang là đất nung nên chắc chắn trong thành phần vật liệu có chứa các kim loại nặng. Do vậy, khi đựng giấm chắc chắn sẽ tạo nên nguy cơ thôi nhiễm cao. Nếu vật liệu đựng đảm bảo sạch sẽ, an toàn sẽ tạo nên cái giấm thuần chủng, giúp giấm thơm ngon, có độ chua dịu vừa phải.
Theo Eva
Trang điểm hồng hào, tự nhiên cho những ngày mưa phùn Những ngày mưa phùn ẩm ướt của mùa xuân luôn là "nỗi ám ảnh" của nhiều chị em phụ nữ. Cứ mỗi khi ra ngoài, hẳn ai cũng sẽ phải lo sợ mưa gió sẽ làm lem hết lớp trang điểm trên mặt, chưa kể nó còn khiến bạn cảm thấy khó chịu vì da bị ẩm hơn, hòa cùng với lớp trang...