Những đồng tiền bị bỏ lại
Cuộc khủng hoảng đăng kiểm vẫn đang tiếp diễn cùng với sự xuất hiện nhiều tình tiết cho thấy sự lộn xộn, bê bối khó tin của hoạt động quan trọng này.
Nhưng, trong quá trình tạo ra sự lộn xộn đó, một phần cũng do chính thái độ của chúng ta, những người thụ hưởng dịch vụ.
Có một lần, lái xe của tôi đề xuất phê duyệt tiền để đi đăng kiểm xe ô tô, tôi thấy có thêm một khoản mấy trăm ngàn, mà bạn lái xe giải thích là bồi dưỡng cho đăng kiểm viên. Tôi hỏi: “Vậy bồi dưỡng để làm gì?”.
Bạn lái xe trả lời: “Đấy là khoản tiền mà không có thì không làm được!” và chính người lái xe của tôi cũng coi “khoản tiền đó” là chuyện đương nhiên. Nhưng sau đó, tôi nói với người lái xe: “Từ lần đăng kiểm sau, tôi sẽ là người đi cùng bạn!”.
Ở lần đăng kiểm kế tiếp, tôi lái xe vào trung tâm, người lái xe của tôi nói: “Bình thường, mọi người sẽ để tiền lại xe cho người làm dịch vụ”. Tôi nói: “Hôm nay tôi sẽ không để một đồng nào cả và chúng ta cùng xem việc đăng kiểm diễn ra như thế nào?!”
Sau đó, việc đăng kiểm diễn ra bình thường, tôi cũng không phải chờ lâu. Tôi nghĩ, phương tiện của mình, xe của mình không có bất kì vấn đề gì, đến hạn thì chúng ta đến bảo dưỡng định kỳ thì chắc chắn sẽ đạt những yêu cầu đăng kiểm.
Vì vậy, khi đăng kiểm, mình không có nghĩa vụ phải trả những khoản tiền không rõ ràng đó và cũng không nên làm như vậy.
Video đang HOT
Khi tôi kể câu chuyện đó với bạn bè, nhiều người nói với tôi là: “Có đáng bao nhiều đâu, tại sao không làm cho nhanh”. Thậm chí có người cho rằng tôi ích kỷ, không phóng khoáng, rộng rãi.
Tôi lại có một cách nghĩ khác. Nếu bạn đầu tư một Trung tâm đăng kiểm, bạn chỉ cần làm tốt thôi, nếu lượng xe đông thì Trung tâm đó chắc chắn sẽ có lãi, thậm chí lãi lớn, khách hàng đều đặn.
Thật ra, không phải tôi không biết điều mà mọi người nói về việc để lại tiền trong xe, để tiền trong hộc chứa đồ… đã trở thành một thói quen.
Thói quen đó cộng với suy nghĩ của các đăng kiểm viên rằng, nếu ai đó không để tiền lại thì người ta sẽ khắt khe, bắt lỗi. Tôi thật ra cũng mong họ khắt khe, bắt lỗi để khi đăng kiểm, họ sẽ tìm ra các vấn đề mất an toàn kỹ thuật. Còn nếu họ không tìm được ra lỗi, thì tức là xe tôi đã an toàn.
Ảnh minh họa: Vietnamnet
Với nhiều người khác, có thể họ không muốn như vậy. Nhưng chúng ta không để ý rằng, chính việc để lại những đồng tiền tạm gọi là “bồi dưỡng” đó nó đã làm thay đổi dần và làm cho thái độ, trách nhiệm của các đăng kiểm viên đổi thay.
Họ có thể dễ dàng vì những đồng tiền như vậy để chấp nhận những chiếc xe không đủ an toàn mà vẫn được kiểm định. Và điều đó đe dọa đến sự an toàn của chính chúng ta.
Quan trọng hơn, nếu ai cũng làm như vậy thì những người bình thường khác sẽ bị làm khó, chính chúng ta rồi đến lúc sẽ bị làm khó, bởi có thể hôm nay là 1 đồng, nhưng ngày mai họ có thể mong muốn 2 đồng, 3 đồng, 5 đồng.
Đó là cách mà chúng ta tự làm khó mình, tự làm hỏng tất cả mọi thứ.
Nếu có thể, tôi kêu gọi mọi người nên chăm lo cho an toàn cho chiếc xe của mình, nhưng đừng làm hỏng chính mình và hệ thống đang phục vụ mình bằng việc bỏ lại những đồng tiền trên xe với hi vọng, những lỗi mất an toàn của xe được bỏ qua.
Hãy coi việc bỏ qua những cái lỗi đó là một thứ có thể đe dọa đến an toàn của chính mình.
Mặt trái của xã hội hóa đăng kiểm
Có không ít người lo ngại mặt trái của xã hội hóa sẽ phá hỏng đăng kiểm như đã từng xảy ra với nhiều lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải khác.
Khi ngành đăng kiểm thực hiện xã hội hóa, trao quyền quản lý, điều hành các trung tâm đăng kiểm về cho tư nhân, rất nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là một bước đột phá, đưa hoạt động đăng kiểm lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, cũng có không ít người lo ngại mặt trái của xã hội hóa sẽ phá hỏng đăng kiểm như đã từng xảy ra với nhiều lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải khác, mà điển hình nhất là xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông với mô hình BOT.
Cơ quan điều tra khám xét nhiều trung tâm đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
Trên thực tế, xã hội hóa đã tạo điều kiện cho số lượng trung tâm đăng kiểm mọc lên như nấm sau mưa. Người dân có thể mang xe đi đăng kiểm ở bất cứ chỗ nào mà không lo phải "khăn gói quả mướp" lên tận phố rồi xếp hàng chờ đợi trong mệt mỏi. Thế nhưng, nhiều người đặt câu hỏi, xã hội hóa đăng kiểm có đảm bảo số lượng đi đôi với chất lượng?
Câu hỏi này chỉ thật sự có đáp án khi Bộ Công an vào cuộc và lôi ra hàng loạt sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm từ Nam ra Bắc trong thời gian qua. Hóa ra, đằng sau vỏ bọc hào nhoáng của cái gọi là xã hội hóa đăng kiểm là biết bao thủ đoạn, chiêu trò bóp méo chất lượng phương tiện, cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho những chiếc xe hoàn toàn không đủ điêu kiện với chỉ một điều kiện duy nhất là có tiền bôi trơn.
Tại cuộc họp báo Chính phủ diễn ra cách đây ít ngày, Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin, qua kiểm tra của lực lượng công an, có trung tâm bỏ qua lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công hoặc cho thuê phụ tùng không đảm bảo kỹ thuật; dùng các biện pháp dối trá để tiêu chuẩn hóa phương tiện không đạt tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải... một cách công khai với khoảng hơn 70.000 phương tiện cơ giới. Rõ ràng, đây không đơn thuần chỉ là vi phạm mà chính hành động này đã tiếp tay cho nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra.
Mới đây, hai trung tâm đăng kiểm ở tỉnh Bắc Giang đã bị phát hiện khi đăng kiểm cho nhiều ô tô cũ nát. Điều đáng sợ ở đây là những chiếc xe cũ nát này, sau khi lọt vòng đăng kiểm lại tung tăng ngoài đường để thực hiện đưa đón công nhân và học sinh. Thử hỏi, khi tai nạn xảy ra, sẽ có biết bao người vô tội gặp nạn bởi những chiếc xe cũ nát này?
Khi đề cập đến hoạt động, ngành đăng kiểm đã nói rất nhiều về chuyển đổi số, về sự tham gia của công nghệ hiện đại vào hoạt động đăng kiểm. Lãnh đạo ngành đăng kiểm tỏ ra vô cùng tự tin vào sự trợ giúp đắc lực của công nghệ hiện đại sẽ không chỉ giúp nâng cao chất lượng hoạt động đăng kiểm mà còn hạn chế sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực này. Thế nhưng, có lẽ những người đứng đầu ngành đã quên một nhân tố vô cùng quan trọng, đó chính là con người.
Công nghệ hiện đại đến đâu thì cũng được sinh ra bởi con người và được điều khiển bởi chính con người. Một khi con người không có đạo đức nghề nghiệp, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bỏ lọt sai phạm để trục lợi riêng thì máy móc hiện đại đến đâu cũng chỉ là những thứ vô tri, vô giác.
Lỗ hổng pháp lý về đăng kiểm? Thông tin một giám đốc trung tâm đăng kiểm (TTĐK) ôtô tại TP HCM bị công an xác định 'không biết chữ' khiến dư luận ngã ngửa đặt câu hỏi về công tác quản lý nhân lực của ngành đăng kiểm. Ảnh minh họa Thế nhưng một cán bộ của Cục Đăng kiểm, khi trả lời báo chí, lại cho rằng "mức độ...