Những dòng thư tay thấm đẫm tình yêu, gây xúc động mạnh cho nhiều người
Dù ông bà đã qua đời, nhưng tình yêu, sự quan tâm đong đầy mà ông bà dành cho nhau dường như vẫn thấm đẫm qua từng trang thư họ từng viết cho nhau.
Sự mộc mạc, chân thành của những tình yêu thời chưa bùng nổ điện thoại, internet vẫn luôn khiến bao người phải xúc động khôn nguôi mỗi khi được nhắc lại. Mới đây, cộng đồng mạng như được sống lại trong những sự bồi hồi, xao xuyến ấy khi bạn Kim Ngọc (21 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội) đăng tải hình ảnh kỷ vật của bố mẹ chồng mình – là những lá thư tay ông bà gửi cho nhau từ thời yêu xa.
Những bức thư tay được nắn nót, phai màu qua thời gian nhưng vẫn là kỷ vật vô giá mà ông bà để lại.
Kim Ngọc xúc động gõ từng dòng mô tả về kỷ vật của bố mẹ chồng: “Đây là xấp thư của bố mẹ chồng mình gửi cho nhau những năm 80-90, được cất giữ lại và đến giờ đây vợ chồng mình vẫn không khỏi xúc động mỗi khi mở ra, đọc lại. Những từ ngọt ngào mà ông bà gửi cho nhau như “ Em yêu thương”, “Anh yêu thương”, rồi kể cho nhau về những mỏi mệt, chờ đợi, nhớ mong và thường kết thúc bằng câu “Hôn em và con”, “Anh của em”… sao giản dị, ấm áp đến thế!”.
Cũng theo lời kể của Kim Ngọc, tình cảm của bố mẹ chồng cô là điều luôn khiến cô ngưỡng mộ vô cùng. Ông bà yêu nhau 10 năm mới nên duyên vợ chồng. Ông đi bộ đội, sau đó học lên sĩ quan rồi giảng dạy tại một trường quân binh. Còn bà làm giáo viên ở quê hương. Mỗi năm, ông mới được về Tết một lần.
Yêu xa, lấy nhau rồi cũng vẫn phải chịu cảnh xa cách, sự kết nối của ông bà thường chỉ được giữ qua những lá thư tay chan chứa tình cảm. “Ngày xưa làm giáo viên hay bộ đội đều khó khăn, lương thấp. Nhất là ông lại ở xa, thường chắt bóp từng đồng gửi về nhà tiết kiệm để mua đấy mua nhà. Sau này mẹ chồng em kể lại, mỗi tháng lương chỉ mua dè xẻn thêm 5 cái bát”.
Một trong những bức ảnh sum vầy của ông bà chụp vào Tết năm 2013 còn được giữ lại.
Bà là một người phụ nữ rất mạnh mẽ, khiến những người xung quanh đều thấy nể trọng. Ngoài làm giáo viên, bà còn làm thêm nhiều công việc để kiếm thêm tiền như làm kẹo kéo, đứng máy xát rồi chở gạo cho người ta… Ông ở đơn vị, mỗi sáng chỉ ăn nửa gói mì tôm để tiết kiệm tiền. Sau này chắt bóp xây được cái nhà, ông về hưu với quân hàm đại tá, trưởng bộ môn.
Đó là những ngày tháng đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông bà. Khi về hưu, ông phụ bà hết thảy mọi việc, từ cơm nước, dọn nhà cửa sạch sẽ tinh tươm, bà đi dạy về chỉ cần nghỉ ngơi. Ấy thế nhưng sự đoàn tụ chỉ đong đếm được bằng 2 năm, trước khi ông bị ung thư và mất vào năm 2015.
Vợ chồng Kim Ngọc nay luôn nhìn vào tình yêu của bố mẹ để phấn đấu giữ gìn hạnh phúc.
Video đang HOT
“Khi ông mất, bà suy sụp đi rất nhiều. Buổi đêm khi vợ chồng mình ngủ cạnh bà thì bà luôn quay lưng vào tường và khóc. Chắc có lẽ cũng vì quá buồn nên hơn 1 năm sau bà cũng mất. Mình chỉ biết động viên chồng rằng cuối cùng thì ông bà cũng đã được ở bên nhau mãi mãi. Tình yêu của ông bà dù giản dị nhưng thật mãnh liệt và bền lâu. Chỉ mong thông qua câu chuyện của ông bà, có thể gửi một thông điệp đến những ai đang yêu nhau, hãy đối xử với nhau thật tốt, đừng để những cám dỗ của công nghệ làm mất đi những gì vốn có của tình yêu. Và, hãy trân trọng từng phút giây được ở bên cạnh nhau, đó là hạnh phúc trong tầm tay mỗi người”, Kim Ngọc chia sẻ thêm.
Những bức thư của ông bà được cất giữ lại còn rất nhiều, nhưng vì đang ở xa nên Kim Ngọc không chụp lại được. Cô chỉ chụp được 3 bức thư với 2 bức khi còn đang tán tỉnh, yêu nhau và một bức hai ông bà động viên nhau cùng cố gắng vượt qua khó khăn. Được sự đồng ý của vợ chồng Kim Ngọc, bài viết xin được trích đăng một số đoạn trong những bức thư đầy tình cảm mà bố mẹ chồng cô đã gửi cho nhau.
Bức thư viết tay rất đẹp cùng những lời yêu thương chan chứa tình cảm.
“Em yêu thương,
Những cơn gió mùa đầu tiên đem theo cái se lạnh của mùa đông đã tới. Trong cái lạnh của chiều đông, lòng anh được sưởi ấm bởi tình em từ phương xa gửi tới. Hẳn chẳng có cái ấm áp nào, niềm vui nào hơn thế được nữa, khi đó là hơi ấm lòng tin, là tiếng nói của tình yêu thương trung thực. Đã qua rồi trong anh những mặc cảm hoài nghi để cho hôm nay, tình yêu của em đã cho anh tất cả. Chẳng phải anh muốn thanh minh cho mình đâu nghe em. Anh biết đã sắp 2 lần cái 365 ngày ấy rồi, thời gian chẳng phải là ít ỏi nếu đem nhân nó với 24 giờ. Anh hiểu những biểu hiện tình cảm của anh đôi lúc như hời hợt chẳng có một chút gì sâu lắng, mà nó lại là tiếng nói rất chung của bất cứ mối tình nào. Lý giải sao đây cho em thật cặn kẽ, hãy để cho anh một lúc nào đó nhé, có được không em? Tất nhiên nó không phải là có 2 hay 3 là gì đó cùng phố định gả con gái họ cho anh đâu (Lần đầu tiên anh nghe được chuyện này và hơi sững sờ bởi lòng tốt của họ). Và như vậy thì anh hơi “đắt” đến thế cơ à? Còn với anh đã từ lâu và cũng đã từng nói với em rồi:
Chỉ mình em duy nhất em ơi”.
Mỗi câu chữ đều thấm đẫm sự quan tâm, mong nhớ.
“Anh yêu thương,
Những ngày sống bên nhau sao mà vui và hạnh phúc đến thế song cũng không tránh khỏi nỗi buồn mong anh. Thứ lỗi cho em trong những ngày qua nghe anh. Cho tới bây giờ, em thấy thật là ân hận song đã chậm mất rồi. Nếu anh còn yêu và thương em thì mong anh hãy bỏ quá cho em. Riêng anh kể từ khi trở về đơn vị tới nay vẫn khỏe đấy chứ? Chẳng rõ dạo này anh sống ra sao, sướng hay khổ. Ôi bao ngày xa cách khi gặp anh sao tránh khỏi niềm vui nhưng vẫn buồn ở chỗ anh hơi khác đi so với trước bởi lẽ anh gầy đi nhiều quá, thật là tội nghiệp, biết tính chi đây? Em không muốn phải chứng kiến sự đói khổ của anh và em chỉ muốn chúng ta được bình đẳng giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn (nếu có điều kiện) thế thôi. Còn em tuy chưa có điều kiện để giúp anh nhưng anh cũng đừng lo, bởi vì em được ở gần nhà mà. Hiện nay em vẫn khỏe, vẫn tiếp tục công việc thường lệ, có điều hơi bận là phải leo nương nữa. Khổ thế đấy anh ạ”.
Động viên nhau cũng là những lời rất tình cảm, nồng ấm.
“Em và con yêu thương! Đừng buồn nhiều nghe em, khi cuộc sống của chúng ta còn bao khó khăn nhọc nhằn. Xong sự bù đắp ấy chúng ta còn có được bởi chúng ta còn có con, nguồn vui sự khích lệ tinh thần đáng giá ngàn vàng phải không em?
Không hiểu bức thư trước anh viết cho em có nhận được không? Những công việc trước mắt mà anh đã nói với em, anh sẽ cố gắng phải làm được từ nay đến khi anh về hè. Nếu anh có về hè muộn chút ít thì em hãy gắng đợi em nhé vì công việc mà. Thôi chúc em và con luôn khỏe. Hẹn gặp em trong ngày hè tới, cầu mong con trai của ba luôn khỏe ngoan chóng lớn và đừng quấy mẹ khi ba vắng nhà nghe con.
Hôn em và con,
Anh”.
Bên dưới những chia sẻ của Kim Ngọc, rất nhiều người dùng mạng xã hội đã bình luận bày tỏ sự xúc động, thậm chí có người đã khóc. Hầu hết cộng đồng đều cảm nhận được một tình yêu đẹp và thiêng liêng, ngưỡng mộ xiết bao khi ông bà đã thật hạnh phúc, luôn tôn trọng, yêu thương và chờ đợi nhau dù có bao nhiêu khó khăn, cách trở đi nữa. Nay thời đại đã thay đổi nhiều nhưng nếu là tình yêu chân thật hẳn muôn đời vẫn thế.
Theo phunuonline.com.vn
Trố mắt khi chị kết nghĩa gỡ xương cá, bưng canh cho chồng
Một lần đi thăm chồng làm ăn xa nhà, tôi được chị kết nghĩa đón tiếp xởi lởi. Trong bữa ăn, chị gỡ xương, đặt thịt cá vào bát, còn bưng canh đưa tận miệng chồng tôi. Tôi phải nghĩ gì về mối quan hệ này đây?
Chồng tôi có một bà chị kết nghĩa tên là Chúc. Chị ấy là bạn làm ăn, hơn chồng tôi 7 tuổi. Chị ấy ở trong Nam nên mỗi lần ra Hà Nội ký kết hợp đồng đều đến nhà tôi chơi, tặng quà cả nhà. Thấy chị nhiệt tình, đon đả nên bố mẹ chồng tôi rất quý. Biết chị ly hôn, có một đứa con trai ở với bố, bố mẹ đẻ cũng đã mất nên bố mẹ chồng tôi càng thương.
Lúc đầu các cụ còn định nhân làm con gái nuôi nhưng chị khéo léo từ chối, nói là đã nhận chị em kết nghĩa với chồng tôi rồi. Và xin qua lại, đối đãi với hai cụ như con.
Gần đây, Công ty chồng tôi mở rộng làm ăn nên chồng tôi thường xuyên bay vào Nam, chị kết nghĩa càng nhiệt tình. Chị Chúc nhiều lần điện thoại cho tôi hỏi han chuyện gia đình, còn buôn dưa lê cả buổi.
Chồng tôi dù đi xa, cũng thường xuyên điện thoại cho vợ con, luôn miệng nói: "Anh yêu em và con vô cùng". Chồng tôi đã 37, chị kết nghĩa đã 44, bươn chải nên hình thức cũng không trẻ trung gì lắm. Do đó, tôi chưa lúc nào nghi ngờ về quan hệ của hai người. Hơn nữa, tôi vẫn cảm nhận được tình yêu của chồng.
Chị kết nghĩa khá xởi lởi, nhiệt tình, được lòng cả bố mẹ chồng tôi. Ảnh minh họa
Đợt này chồng tôi vào Nam hơn hai tháng không về. Chồng tôi thuê hẳn một căn hộ để ở, tuy nhiên tôi vẫn sốt ruột, lo chồng ăn nghỉ không điều độ. Tôi đã nghỉ phép bay vào thăm chồng. Chồng tôi đã đón tôi ở sân bay và lạ là chị kết nghĩa cũng đi cùng. Hai người đều mừng rỡ hớn hở chào đón tôi. Chồng tôi định đưa tôi đi ăn nhưng chị kết nghĩa lại ngăn cản, nói: "Mạnh bị đau dạ dày, ăn ngoài dầu mỡ không tốt. Để mình mua đồ về nấu, tí xíu là xong".
Rồi hai người cùng sánh vai nhau đi vào chợ. Tôi thẹn thò đi đằng sau ngó đông, ngó tây. Chị kết nghĩa hỏi chồng tôi muốn ăn gì, rồi vung tay mua cá, mua tôm. Về đến phòng trọ chồng tôi thuê, tôi được chị Chúc "điều động" đi tắm, nghỉ ngơi, chị sắn tay áo vào bếp và lanh lẹ sai chồng tôi nhặt rau, bóc hành. Ở nhà chồng tôi chưa từng bén mảng vào bếp nhưng lần này tôi thấy chồng tôi nhặt rau rất thành thục.
Đến bữa, tôi khép nép ngồi xuống, chị Chúc ngồi giữa hai vợ chồng tôi, nhiệt tình giục giã tôi nếm tay nghề của chị. Tôi trố mắt khi chị kết nghĩa tỉ mỉ gỡ xương rồi bỏ miếng cá vào bát cho chồng tôi. Chị còn múc bát canh, đưa lên miệng chồng tôi, yêu cầu chồng tôi nếm thử xem "tay nghề" thế nào. Chồng tôi cũng rất tự nhiên nhận sự quan tâm của chị kết nghĩa. Nếu tôi không lầm thì ánh mắt hai người nhìn nhau rất trìu mến, yêu thương.
Dường như ánh mắt của tôi quá nóng nên hai người giật mình quay lại, nhìn tôi, chị kết nghĩa cười xòa: "Lâu không nấu món này nên sợ nêm nếm không vừa". Chồng tôi thì cắm mặt vào bát ăn cá, không nói gì.
Chị kết nghĩa quan tâm chồng tôi quá mức bình thường. Ảnh minh họa
Khi tôi bận rộn rửa bát, tôi nhìn thấy chị kết nghĩa ra ban công lấy quần áo của chồng tôi phơi trên dây, vào gấp. Chị nói: "Dạo này Mạnh béo lên hay sao, quần có vẻ chật, để mai mình đi mua mấy bộ nữa". Chị cầm áo chip , quần chíp của chồng tôi gấp một cách thản nhiên, chẳng e ngại gì. Qua câu chuyện của họ, tôi biết được chị kết nghĩa thường xuyên đến nhà nấu cơm cho chồng tôi ăn. Quần áo lớn nhỏ, trong ngoài của chồng tôi đều do chị kết nghĩa sắm.
Tôi được chồng đuổi vào nghỉ ngơi còn anh tiếp tục ngồi "thảo luận" công việc với chị kết nghĩa đến tận nửa đêm. Dường như chồng tôi lẩn tránh tôi nên không vào phòng ngủ mà tiếp tục ôm tài liệu. Khi tôi ra ngoài phòng khách tìm chồng thì nghe chồng đang nói chuyện điện thoại, hỏi người đầu dây bên kia về đến nhà chưa, nhớ ngủ sớm... Có lẽ là gọi cho chị kết nghĩa.
Tôi đã thẳng thừng nói chuyện với chồng thì chồng tôi sừng cồ, nói tôi ghen tuông vớ vẩn. Anh khẳng định như đinh đóng cột rằng anh và chị Chúc chỉ là "chị em trong sáng", chẳng qua thấy anh ở đây không có người chăm sóc nên chị quan tâm nhiều hơn. "Chị em quan tâm đến nhau có gì sai. Em đừng giở thói đàn bà mà làm mất quan hệ thân thiết, mối làm ăn tốt của anh".
Tôi thực sự không tin đây là mối quan hệ trong sáng. Nhưng tôi cũng chưa biết làm cách nào để giải quyết cho tỉnh táo nhưng dứt điểm. Tôi vẫn còn yêu chồng và cũng không muốn các con thiếu bố. Tôi càng không muốn ly hôn, rơi vào bẫy người đàn bà đó.
Tôi phải làm sao để "dằn mặt" bà chị kết nghĩa này?
Theo eva.vn
Lần đầu gặp bố chồng, tôi chết trân tại chỗ vì bí mật động trời mà tôi nghĩ mình chỉ có thể "sống để bụng chết mang theo" Khi bạn trai cho xem ảnh gia đình, tôi có cảm giác ngờ ngợ chẳng thể gọi tên nhưng khi gặp bố anh, tôi đã hiểu vì sao mình lại cảm thấy như vậy. Do thiếu thốn tình cảm của bố từ nhỏ nên tôi lúc nào cũng mong muốn cảm nhận tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc từ những...