Những dòng nhật ký viết vội trong khu cách ly
“Thấy con đứng ở cổng nhìn theo, mẹ hít thật sâu rồi quay đi, quyết tâm chống dịch COVID-19 cùng các cô chú, bởi gia đình mình đang chờ mẹ sớm trở về” – chị Thạch Thị Tiên, hộ lý ơ khu cách ly trung tâm Q.2, mở đầu trang nhật ký.
Nghề nào trên đời cũng tốt đẹp, cần thiết và xứng đáng được trân trọng, tôn vinh. Nhưng nghề y thật sự nhọc nhằn. Nhọc nhằn không hẳn là những đêm thức trắng, những lúc căng thẳng trong phòng mổ hay cấp cứu hồi sức ma đó là sự trăn trở, là tình yêu thương khi mỗi ngày, ho phai trực tiếp chứng kiến những cơn đau, những căn bệnh và ca sự ra đi của biết bao phận người. Trong cuôc chiên chông lai đai dich COVID-19, đội ngũ y, bac si chinh la những người luôn tiên phong trên tuyên đâu, săn sang đôi diên hiêm nguy đê giư binh an cho công đông…
Từ lúc COVID-19 xuất hiện, điều dưỡng Thạch Thị Tiên luôn xung phong ra tuyến đầu trong các ngày lễ, tết với niềm tin sớm chiến thắng dịch bệnh – Ảnh: Phạm An
Tình nguyện vào khu cách ly
Nữ hộ lý Thạch Thị Tiên – 37 tuổi, ở khu cách ly trung tâm (P.Cát Lái, Q.2, TPHCM) – là một trong những nhân viên y tế đầu tiên xung phong vào khu cách ly giap Têt Canh Ty (28 thang Chap), khi dịch COVID-19 lần đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Chị kể, khi nghe tin khu cách ly tập trung cần người, chị về nhà nói chuyện với con trai. Con gật đầu, chị chạy đi mua một ít măng khô để chồng kho nồi thịt. Chị mua thêm vài loại rau củ dự trữ cho hai cha con, một ít nước ngọt, vài hộp bánh đặt lên bàn thờ tổ tiên, đưa con đi sắm đồ mới đê mặc trong mấy ngày tết. Xong xuôi, chị lấy vài bộ quần áo, cầm lá đơn tình nguyện, thế là tết đo, chị thất hứa cùng con vê viêc đi chợ hoa, thăm ông bà.
Trong trang nhật ký của chị, ngoài cậu con trai 12 tuổi hiểu chuyện, còn có những bệnh nhân, những người ở khu cách ly đang hồi hộp mong khỏe mạnh, bình an. Trang nhật ký có cô gái ngồi thêu hoa, có cháu bé chiều chiều đạp xe trong khu vực cách ly, có cụ già chốc chốc lên cơn sốt làm ai cũng nín thở chờ xét nghiệm SARS-CoV-2 rồi thở phào với kết quả âm tính, có chàng trai luôn gọi về động viên gia đình yên tâm bởi moi ngươi nơi đây xem nhau như người nhà.
Xung phong vào bệnh viện điều trị COVID-19 tại H.Cần Giờ, nữ điều dưỡng Trinh cho biết, tuy có buồn một chut nhưng niềm vui kiểm soát dịch bệnh lân át tất cả – Anh: Phạm An
Nhìn qua “góc tết” được trang trí rực rỡ ở khu cách ly, chị Tiên nói: “Khi ngành y chiến thắng dịch COVID-19, không chỉ nơi đây mà khắp đất nước sẽ tươi đẹp hơn. Rồi ai cũng có niềm vui của riêng mình và tôi cũng vậy”. Nói đoạn, chị bỏ quần áo vào máy rôi tranh thủ lau san trong thời gian giặt đồ. Thấy dáng chị, cô Hương ở phòng số 2 tự giác đi vào phòng vì biết mình thuộc nhóm nguy cơ.
Nhật ký mơ đâu bằng hai chữ “cam ơn”
Còn chị Trinh, điều dưỡng bệnh viện điều trị COVID-19 (H.Cần Giờ, TPHCM) mở đầu trang nhật ký của mình bằng hai chư “cam ơn”. Chi cam ơn đứa con gái bé bỏng mới biết nói nhưng đã hiểu chuyện, cam ơn chồng và gia đình cảm thông trước sự xung phong ra tuyên đâu, cam ơn đồng nghiệp biết chị mới sinh con nên luôn động viên, hỗ trợ.
Tết đầu tiên của con gái không có mẹ bên cạnh, chắc cô bé sẽ thiếu vắng lắm, thế mà… Tạm gác suy nghĩ mông lung, chị mang nhiệt kế đi đo thân nhiệt cho từng người ở khu cách ly. Hơn 40 người liên quan đến các ca bệnh tại Hải Dương được cách ly với sự chăm sóc của 18 nhân viên y tế vẫn chưa thấm vào đâu khi các ca nghi nhiễm lần lượt được đưa tới.
Những trang nhật ký được viết vội trong lúc tạm ngưng công việc
Mấy hôm gần Tết Tân Sửu 2021, TPHCM liên tục phát hiện người bệnh COVID-19, chị vội ra chợ, sắm cho con gái vài bộ đồ mới rồi dọn dẹp ngôi nhà nhỏ, nhắn hỏi người thân chuyện gửi con. Ngày 20 tết, chi kho nồi thịt để cùng chồng con ăn tết sớm.
Cơm nước xong, chị dặn chông trang trí đôi trâu ngoài cửa, đặt thêm chậu mai để con biết tết vui hơn ngay thương. Giao thừa năm nay không có pháo hoa, văng vẳng bài nhạc xuân của ai đó bật lên trong khu cách ly. Chị nhớ đứa con gái xinh xắn ngồi phía trước xe khi cha chở mẹ đi trực tết.
Y, bác sĩ trẻ kể chuyện chống dịch xuyên tết
'Ở trong khu phong tỏa phòng chống dịch không còn có khái niệm gì về thời gian, mỗi ngày trôi qua với biết bao nhiêu công việc, nên cũng không rõ được hôm nay là thứ mấy, ngày gì hay đang là mùng mấy tết'.
Đội ngũ nhân viên y tế xuyên tết chống dịch - HCDC
Đó là lời kể của một nhân viên y tế đã dồn tâm huyết vào chống dịch. Một cái tết không được đoàn viên bên gia đình. Họ chống dịch xuyên tết, để người dân được an toàn và bình yên.
Ăn tết ngoài đường
P.Tăng Nhơn Phú A (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là khu vực bị phong tỏa ngay trong dịp tết do có ca dương tính. Nhân viên y tế trong đội hình chống dịch ở địa phương này đều ăn tết ngoài đường (ăn tết ở những chốt lưu động tại khu phong tỏa).
Từ ngày 8.2 (tức 27 tết) khu vực bắt đầu phong tỏa, mình trực chiến xuyên tết luôn chứ không về nhà, năm nay cũng là năm đầu tiên mình ăn tết ngoài đường", anh Lại Tiến Đạt (31 tuổi), nhân viên y tế, cán bộ phòng chống dịch của P.Tăng Nhơn Phú A, kể.
Anh Đạt cho biết do ngày tết thiếu lực lượng y tế nên trong khu phong tỏa chỉ có một mình anh là người phụ trách về y tế. Mỗi ngày, từ sáng sớm anh phải đi kiểm tra sức khỏe cho toàn bộ người dân trong khu phong tỏa, vì số hộ đông (73 hộ) nên đi hết phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ.
Sau đó, anh phối hợp với chính quyền để phun khử khuẩn toàn bộ phường. Đó là những công việc có mốc thời gian cố định trong ngày. Còn rất nhiều những việc đột xuất như: giám sát các chốt để kiểm tra hàng hóa ra vào; xử lý bằng hóa chất, phun xịt khử khuẩn rác thải của người dân mỗi ngày trước khi đưa cho đơn vị thu gom rác...
Anh Lại Tiến Đạt, nhân viên y tế, cán bộ phòng chống dịch của P.Tăng Nhơn Phú A
"Đa phần là làm liên tục không có thời gian nghỉ ngơi. Sau 12 giờ đêm, lúc đó ít người trao đổi hàng hóa, thăm hỏi... thì tụi mình tranh thủ chợp mắt một tí, vì đến 4 giờ sáng lại bắt đầu nhiệm vụ. Có những trường hợp 2 - 3 giờ sáng người dân gọi báo con họ sốt, coi như trắng đêm để xử lý", anh Đạt kể.
Cái tết này của anh Đạt và lực lượng chốt trực ở đây lại còn đặc biệt hơn, khi mấy ngày liên tiếp chỉ toàn ăn mì tôm và ngủ ngoài lề đường. "Do tết nên không có ai bán gì để ăn cả, lâu lâu người dân cho đồ ăn thì đỡ bữa phải ăn mì tôm. Chốt lưu động của mình dựng dưới mái hiên quán cà phê. Nói chung là ăn và ngủ ngoài hiên, ngoài lề đường nên mình nói năm nay đón tết ngoài đường là vậy đó", anh Đạt chia sẻ.
Mong ước lớn nhất của anh Đạt là dịch sẽ hết để được về với gia đình trọn vẹn một ngày. "Một ngày thôi, vì công việc còn đó, nhiệm vụ còn đó", anh Đạt nói.
Ngày 30 tết đặc biệt của bác sĩ cùng bệnh nhân Covid-19
Những "thiên thần" áo trắng trong dịch
Bác sĩ Nguyễn Kim Khôi Nguyên (30 tuổi), thuộc Trung tâm y tế Q.3, vừa phụ trách chính ở khu cách ly, vừa nằm trong đội đáp ứng nhanh số 1 về dịch Covid-19 của quận, nên tết vừa rồi của anh cũng là một cái tết rất đặc biệt.
Bác sĩ Nguyên kể, 27 tết xuất hiện một ổ dịch ở đường Trần Văn Đang (Q.3), khi có thông báo từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bác sĩ Nguyên cùng mọi người xuống hiện trường để điều tra dịch tễ, sau đó bắt đầu lấy mẫu cho F0 trước để vận chuyển mẫu đi gấp. Rồi tiến hành lấy mẫu cho F1, F2 đến gần 12 giờ đêm.
Bác sĩ Nguyễn Kim Khôi Nguyên, Trung tâm y tế Q.3, TP.HCM - NVCC
Cũng là một tình huống bất ngờ nữa, khi đến đêm 29 tết thì được thông báo nhiệm vụ ở Bệnh viện Mắt, do có ca F0 đã từng đến bệnh viện này. Hôm đó, bác sĩ Nguyên cùng hỗ trợ bệnh viện trích xuất camera, lập danh sách F1 và lấy mẫu. 21 giờ 30, Sở Y tế ra quyết định phải lấy hết mẫu cho toàn bộ nhân viên Bệnh viện Mắt bao gồm khoảng 800 người. Sau khi làm xong, giao mẫu là đến gần 1 giờ sáng.
"Trải qua các đợt dịch cũng quen rồi, mình không còn thấy mệt nhiều. Mình làm việc vì cộng đồng, nên bản thân luôn cố gắng hết mình. Hơn nữa mình còn trẻ, còn độc thân, nên luôn xung phong ở tuyến đầu chống dịch", bác sĩ Nguyên tâm sự.
Chị Đào Thị Kiều Vân (34 tuổi), Trưởng trạm y tế P.1, Q.6, TP.HCM, cho biết: "Đêm 29 và 30 tết thì tất cả nhân viên, y bác sĩ của các trung tâm y tế quận huyện đều phải thực hiện lấy mẫu theo chỉ đạo chung của HCDC, nên hầu hết mọi người lấy mẫu xuyên suốt luôn, làm vất vả đó nhưng các "thiên thần" áo trắng đều rất nhiệt huyết với nghề".
Chị Đào Thị Kiều Vân, Trưởng trạm y tế P.1, Q.6, TP.HCM
Nhắc đến tết, thật sự rất nhiều cảm xúc xen lẫn, một cái tết không được về với gia đình là một điều rất buồn. Nhưng mà mình hy sinh niềm vui riêng, để vì nhiệm vụ chung cho toàn xã hội, thì đó là điều hạnh phúc
Chị Đào Thị Kiều Vân (Trưởng trạm y tế P.1, Q.6, TP.HCM)
Chị Vân cũng không giấu được xúc động: "Nhắc đến tết, thật sự rất nhiều cảm xúc xen lẫn, một cái tết không được về với gia đình là một điều rất buồn. Nhưng mà mình hy sinh niềm vui riêng, để vì nhiệm vụ chung cho toàn xã hội, thì đó là điều hạnh phúc".
Gần 2 năm chống dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, những "thiên thần" áo trắng lúc nào cũng trong tâm thế sẵn sàng để lên đường. Giờ đây, đối với mỗi nhân viên y tế, khi được hỏi về mong ước lớn nhất trong ngày kỷ niệm nghề, không gì khác ngoài ước mong dịch sẽ sớm qua đi.
TP HCM lắp camera giám sát tại các khu cách ly Sở Y tế TP HCM yêu cầu khu cách ly các quận, huyện rà soát quy trình vận hành, trong đó có lắp đặt camera giám sát người cách ly. Theo hướng dẫn ngày 24/2 của Sở Y tế, các Trung tâm y tế quận, huyện rà soát lại các quy trình đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19. Sở yêu cầu Trung...