Những đơn vị tiền thống trị thị trường ảo Việt Nam
Hãy cùng điểm qua tên những loại tiền ảo đã quá quen thuộc với game thủ Việt.
Mỗi game đều có những cách đặt tiên riêng cho loại tiền lưu hành nội bộ cũng như trong hệ thống thanh toán của mình. Có những loại tiền có tên khá “chung chung” như: gold (vàng), hay đồng… nhưng có những tên đã trở nên “nổi tiếng” trong game online Việt mà nhắc đến chúng, người ta lập tức liên tưởng đến game hoặc NPH sở hữu loại tiền đó.
Zen – “ông lão” cứng gân
Nhắc tới game online đầu tiên chinh phục giới trẻ Việt Nam là nhắc đến MU Online. Xuất hiện từ những ngày mà thậm chí Việt Nam còn chưa có mạng ADSL – MU Online xứng đáng với vai trò người tiên phong trong con đường của game online Việt.
Chắc hẳn, nhiều người trong chúng ta chí ít cũng đã từng thử trò chơi này. Và nếu đã từng làm quen với MU Online hẳn không ai quên được những đồng Zen lấp lánh. Zen là loại tiền chính trong MU Online, game thủ có được từ việc đánh quái hoặc bán đồ vào shop.
Loại tiền này là tiền chủ yếu để giao dịch trong game bởi thời điểm đó game chưa có hệ thống trao đổi bằng cash như một số sản phẩm khác hiện nay.
Kim nguyên bảo – ông hoàng làng game
Kim nguyên bảo không phải là một khái niệm mới mẻ trong cuộc sống bởi nó là một loại tiền có giá trị cao được sử dụng ở Trung Quốc thời cổ. Bước vào game online Việt, KNB được coi là loại tiền truyền thống của các game online có màu sắc kiếm hiệp.
Khởi đầu là loại tiền ảo (có được do nạp thẻ) của game VLTK, Kim nguyên bảo được coi là loại hình trao đổi phổ biến nhất của VLTK từ đó đến nay (bên cạnh tiền vạn trong game). KNB được dùng để mua các vật phẩm tiền mặt của game hoặc đổi các vật phẩm đặc thù.
Ngoài ra, đơn vị tiền này còn dùng để đổi giờ chơi game. Sau này, một số game như Thiên Long Bát Bộ, Tây Du Ký cũng sử dụng KNB làm tên gọi cho loại tiền có được do nạp thẻ của mình. Chính vì vậy, thật không ngoa khi nói rằng đây là ông hoàng làng tiền ảo GO Việt Nam.
Vcoin – hoàng hậu kiêu căng
Chắc chắn không ai là không biết đến tên loại tiền ảo của VTC Game. Được coi là NPH số một Việt Nam ở thể loại casual, VTC Game “phủ sóng” mọi tầng lớp game thủ bằng những tựa game casual của mình. Có lẽ nếu so sánh với Kim nguyên bảo, đơn vị tiền này chỉ thua sút hơn đôi chút về độ phổ biến…
Video đang HOT
Vcoin được biết tới ngoài tác dụng thanh toán trong các game của VTC Game, nó còn hỗ trợ thanh toán cho nhiều cổng khác có liên kết với VTC. Chính vì thế, mức độ đa năng của Vcoin tỏ ra vượt trội hơn KNB, ngôi vị hoàng hậu là thích hợp nhất cho loại tiền này.
Zing Xu – hoàng tử tiền ảo
Nếu như VTC Game là “ông trùm” của lãnh địa casual thì VinaGame lại độc tôn ở thị trường game nhập vai. Với lượng người chơi đông đảo hơn đối thủ, loại tiền ảo của VinaGame cũng có sức lan tỏa mạnh.
Zing Xu được coi là loại tiền ảo chính thức trong cổng Zing của VinaGame, tuy thế vì đặc điểm của các game nhập vai, Zing Xu được dùng để quy đổi ra các loại tiền đặc trưng của từng game chứ không thống nhất như của các NPH khác.
Vậy còn bạn, bạn nghĩ loại tiền nào xứng đáng nhất cho ngôi vương tiền ảo làng GO Việt Nam?
Theo Gamek
Top 5 game online cho người lớn (18+)... vô lý nhất
Mặc dù có không ít yếu tố khiêu gợi, nhưng tựu chung lại những trò chơi này được xếp vàp hàng 18 để câu khách hơn là phân loại độ tuổi thông thường.
Càng ngày sự xuất hiện của cụm từ MMO 18 (adult only) càng phổ biến hơn, điều đặc biệt là chúng chủ yếu tới từ Hàn Quốc, cái nôi khá lớn của ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến hiện tại.
Có điều, dường như các NSX xứ nhân sâm đang cố tình tạo tiếng vang chứ chẳng phải để phân loại độ tuổi người chơi. Trên thế giới, việc tồn tại cảnh máu me, chém giết hoặc khiêu gợi ở mức bình thường trong game thường chỉ xếp ở thể loại Mature (17 ) mà thôi.
Dưới đây là 5 game online xứ Hàn được xếp vào thể loại 18 vô lý nhất, đơn giản vì chúng chẳng hề có yếu tố tình dục bên trong.
Kabod Online
Được chính NSX Kabod Entertainment công bố là chỉ dành cho lứa tuổi 18 nhưng trên thực tế, Kabod Online chỉ có những bộ trang phục "mát mắt" cộng với hệ thống "loot system" giúp người chơi tự do đồ sát để cướp trang bị của đối phương.
Tính năng đánh... bay quần áo NPC trong game trên thực tế cũng chưa đến nỗi khiến nhân vật "không mảnh vải che thân", còn các pha hành động chặt chém thì chẳng khác gì những MMO thông thường.
Lựa chọn Mature (17 ) có lẽ mới là phương án chính xác cho trò chơi này.
Seven Souls Online
Seven Souls là game online MMORPG lấy bối cảnh về một thế giới phương Đông huyền ảo. Người chơi có thể đóng vai các sứ giả bảo hộ 7 linh hồn truyền thuyết để ngăn chặn dã tâm chiếm đọat từ các thể lực tà ác.
Trong game, ngoài yếu tố chặt chém có phần máu me ra, trang phục của các nhân vật hầu hết đều rất kín đáo chứ không hở hang như Kabod Online. Hệ thống cá cược bằng tiền bạc, trang bị hoặc chơi xúc xắc, đua pet đều rất đỗi bình thường và đây không thể là lý do để xếp vào thế loại 18 .
Lựa chọn 16 có lẽ là thích hợp nhất cho Seven Souls Online.
Requiem: Bloodymare
Cái tên này có lẽ không còn xa lạ gì với giới trẻ Việt Nam, nhất là sau khi game được tập đoàn Asiasoft phát hành với server đặt tại nước ngoài. Requiem nổi tiếng với khía cạnh máu me, game thủ có thể chém quái vật thành nhiều mảnh và nhiều khi máu nhuộm đỏ cả màn hình.
Tại Hàn Quốc, Requiem được xếp vào loại 18 cũng vì yếu tố chặt chém có phần thái quá bên trên, tuy nhiên tại thị trường Tây Âu, chưa bao giờ mác"dành cho người lớn" bị gán cho trò chơi vì các tựa game offline Mature (17 ) đều nhan nhản những hình ảnh tương tự.
Call of Chaos
Trong số các MMO được Hàn Quốc xếp vào thể loại 18 , có lẽ Call of Chaos là trường hợp vô lý nhất. Trò chơi ít có máu me và bất kỳ yếu tố khiêu gợi quá đáng nào và trông không khác gì các game online thông thường.
Công ty Npluto sản xuất Call of Chaos chủ yếu muốn quay về bản chất xưa cũ của thể loại thuần nhập vai RPG, hy vọng người chơi có thể nhẹ nhàng cảm nhận nhân vật nhập vai của mình. Game bắt đầu open beta từ tháng 09/2009 tại quê nhà.
Mác 15 có lẽ là thích hợp nhất cho tựa game này.
Final Hope Online
Lấy đề tài gần giống như bộ phim và truyện kinh dị Battle Royal từng
gây chấn động Nhật Bản, Final Hope Online cũng đưa game thủ vào cuộc chiến tranh dành sự sống tại một thành phố gần giống như Tokyo năm 2020.Sở hữu đồ họa ngộ nghĩnh cộng với một số yếu tố có phần "người lớn" như tán tỉnh, hôn hoặc trộm cắp, cướp giật, Final Hope Online gần như bị cấm tại Đài Loan và được xếp vào thể loại 18 . NSX cũng đã hứa sẽ sửa đổi hết nội dung trò chơi để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Lựa chọn 16 hoặc tối đa là 17 phù hợp hơn cho trò chơi.
Theo Gamek
Mindjolt - kho game 17 triệu lượt chơi trên Facebook Với một khối lượng game khổng lồ được cung cấp và cập nhật liên tục, Mindjolt là một nhà cung cấp tầm cỡ trên Facebook không kém gì Zynga. Bạn đã quá quen thuộc với hai nhà cung cấp game hàng đầu trên Facebook là Zynga và Playfish với những game luôn được các game thủ bình chọn cao trong các bản xếp...