Những đôi vợ chồng bác sĩ cùng kề vai chiến đấu với corona
Trong cuộc chiến chống virus corona, có không ít bác sĩ là các cặp vợ chồng. Những người bạn đời trở thành đồng nghiệp cùng hỗ trợ lẫn nhau để đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm.
Bác sĩ Huang Hanping 54 tuổi (bên phải) và vợ Zhang Li, cùng làm việc tại bệnh viện Vũ Hán Jinyintan. Cả hai gặp gỡ vào năm 1988 khi đang là nghiên cứu sinh và kết hôn sau khi tốt nghiệp. Năm 2003, khi dịch bệnh SARS bùng phát, cặp đôi từng cùng nhau chữa trị cho bệnh nhân.
Thường ngày, họ đảm nhận nhiệm vụ tại mỗi vị trí riêng biệt. Giờ đây, khi dịch viêm phổi corona hoành hành, họ tiếp tục kề vai sát cánh, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Cả hai khẳng định “không có gì để lo sợ” và viết tên của bạn đời lên bộ đồ bảo hộ. Mong ước của cặp vợ chồng là dịch bệnh sớm kết thúc và họ có thể trở về trường đại học năm xưa để ngắm mùa hoa anh đào. Trong ảnh, mỗi người đang trò chuyện với người bệnh.
Vợ chồng Liu Wei (42 tuổi) và Fang Guoyan (44 tuổi) gặp gỡ và phải lòng nhau khi cùng công tác tại bệnh viện Jinyintan (Vũ Hán). Họ kết hôn vào năm 2002. Trước dịch bệnh nghiêm trọng, hai vợ chồng phải gửi người con gái 17 tuổi về nhà họ hàng, còn họ ở lại thành phố, làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống virus corona.
Trong ảnh, Liu Wei đang cởi bỏ khẩu trang sau khi rời khỏi khu vực cách ly. Còn người vợ Fang Guoyan rơi nước mắt khi nghĩ đến tình trạng bệnh thiếu máu của con gái vẫn chưa dấu hiệu khả quan.
Video đang HOT
Cặp vợ chồng bác sĩ Zhou Xia và Yang Zhifeng (cùng 42 tuổi) kết hôn năm 2003. Kể từ khi virus corona lan rộng, hai vợ chồng chiến đấu liên tục ở tuyến đầu và có rất ít thời gian để chăm sóc người thân, dù người mẹ của Yang đang bị bệnh gout dày vò.
Tòa nhà nơi Zhou đảm nhận công việc xem xét bệnh lý rất gần với khu làm việc của vợ, song hai người hiếm có cơ hội gặp nhau vì bận rộn liên tục. Họ phải luân phiên sắp xếp ca trực để đảm bảo có người về nhà trông nom cho gia đình. Tại bệnh viện, hai vợ chồng thường xuyên gửi ảnh cho nhau để cập nhật tình hình và trấn an lẫn nhau.
Bác sĩ Deng Xiongbo (trái) và vợ Xie Jiaquiang đã kết hôn được 10 năm và chưa từng to tiếng với nhau bao giờ. Trong vòng một tháng từ lúc dịch bệnh bùng phát, cặp vợ chồng chưa từng trở về nhà và bệnh viện trở thành nơi ở của họ.
Trong ảnh, Deng đang chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp của bệnh nhân. Bộ phận của anh trở nên quá tải hơn bao giờ hết khi số ca nhiễm bệnh tăng lên mỗi ngày. Còn về phía Xie, công việc y tá của cô trở nên nặng nề hơn khi ngoài những nhiệm vụ chuyên môn, cô phải đảm bảo chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Li Yi (phải) và người vợ Ding Han khẳng định cả hai đều không hề run sợ khi nhận nhiệm vụ ở tuyến đầu, dù họ là những người thường xuyên có mặt tại khu cách ly và dễ bị lây nhiễm hơn ai hết. Làm việc đến kiệt sức, Li cho hay mỗi khi hai vợ chồng về nhà, cả hai đều mệt mỏi và rã rời đến mức không còn sức nói chuyện với nhau.
Hiện tại, bác sĩ Li hy vọng bệnh dịch nguy hiểm sớm được đẩy lùi, giúp anh chuyên tâm giúp đỡ việc học hành của con cái. Một người con của anh đang học cấp 2 và chuẩn bị thi chuyển cấp. “Một trường cấp 3 tốt có thể giúp đứa trẻ có nhiều khả năng đỗ đại học top đầu hơn”, người bố giải thích lý do anh lo lắng chuyện thi cử của con.
Theo Zing
Những 'người hùng' thầm lặng
Trước sự bùng phát và lây lan nhanh của nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, các y, bác sĩ chỉ có giải pháp duy nhất là đối diện với nó, chăm sóc, điều trị tốt cho bệnh nhân để sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân bị bệnh nặng. Ảnh: H.Dung
* "Căng mình" chống dịch
Trong 21 năm làm việc tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Truyền nhiễm có hơn 13 năm làm việc tại Khoa Truyền nhiễm. Đây là nơi chuyên điều trị cho những bệnh nhân bị các bệnh truyền nhiễm ở mức độ nặng, được chuyển lên từ các bệnh viện tuyến dưới.
Bác sĩ Hùng cho biết, các y, bác sĩ của khoa luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với dịch bệnh. Có những thời điểm dịch bệnh này chưa qua dịch khác đã tới như: sốt xuất huyết, cúm A/H1N1, H5N1, sởi, thủy đậu... Những lúc này, nhân viên y tế Khoa Truyền nhiễm phải làm việc gấp đôi ngày thường. Những người đang được cử đi học cũng "được" khoa xin phép nhà trường cho nghỉ để chung tay cùng đồng nghiệp chữa trị cho bệnh nhân.
"Thời điểm năm 2011, 2019, dịch sốt xuất huyết bùng phát dữ dội, toàn khoa chỉ có 45 giường bệnh nhưng có đến hơn 200 bệnh nhân. Không có đủ giường, bệnh viện phải kê ghế bố ra dọc hành lang cho bệnh nhân nằm. Nhân viên y tế không lúc nào ngơi tay. Mặc dù mệt mỏi nhưng mọi người đều tự nhủ phải cố gắng và động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi chúng tôi biết, đó là lúc bệnh nhân cần nhân viên y tế hơn bao giờ hết" - bác sĩ Hùng nhớ lại.
Không có Khoa Truyền nhiễm như Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, tất cả những bệnh nhi khi được xác định mắc các bệnh truyền nhiễm như: tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, thủy đậu, quai bị, viêm màng não đều được Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai đưa vào Khoa Bệnh nhiệt đới để chăm sóc, điều trị. Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, trong 11 năm làm việc tại khoa, anh đã từng chứng kiến nhiều thời điểm dịch bệnh bùng phát nguy hiểm như: dịch sốt xuất huyết (năm 2011, 2019), dịch sởi (năm 2014, cuối năm 2018), tay chân miệng (năm 2012).
"Khi dịch bệnh bùng phát, 7 bác sĩ, 25 điều dưỡng, 1 hộ lý trong khoa đã làm việc "hết công suất", không kể giờ giấc, ca kíp trực. Không ai được nghỉ phép bởi ưu tiên lúc này là tập trung điều trị cho bệnh nhân" - bác sĩ Quyền tâm sự.
Những bệnh nhân bị bệnh nặng sẽ được Khoa Bệnh nhiệt đới chuyển xuống Khoa Hồi sức tích cực - chống độc của bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc chia sẻ, với các khoa phòng khác, cha mẹ bệnh nhi được phép vào phòng để chăm sóc bệnh nhi phụ giúp nhân viên y tế. Còn ở Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, để đảm bảo chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo, chỉ có bác sĩ, điều dưỡng trong khoa được phép túc trực để theo dõi, điều trị cho bệnh nhi. Vì thế mà áp lực công việc cũng lớn hơn rất nhiều.
Ngoài việc tích cực điều trị cho bệnh nhân, nhân viên y tế của Khoa Hồi sức tích cực - chống độc còn phải tìm cách giải thích cho phụ huynh về tình hình bệnh tật để họ an tâm giao phó việc chăm sóc, điều trị con, em họ cho y, bác sĩ.
Khi được hỏi tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, nguy cơ lây nhiễm cao thì có lo cho sức khỏe bản thân hay không, bác sĩ Đồng Mạnh Hùng cho biết: "Nếu nói không lo là sai. Nhưng chúng tôi biết cách để chủ động phòng ngừa bệnh như: mang găng tay, khẩu trang, mặc đồ bảo hộ đầy đủ. Chúng tôi cũng mong người dân hãy cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bằng những việc làm đơn giản như: vệ sinh cơ thể, chỗ ở, nơi làm việc sạch sẽ, ăn chín uống sôi, tiêm phòng vaccine đầy đủ, có lối sống lành mạnh...".
* Thận trọng để tránh tai nạn nghề nghiệp
Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai không chỉ điều trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường mà còn thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV. Do đó, trong công việc hằng ngày, các nhân viên y tế luôn phải thận trọng để tránh những tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra như bị kim tiêm đâm vào tay trong lúc lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhân.
Bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thăm khám, tư vấn cho một bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại khoa
Theo bác sĩ Đồng Minh Hùng, việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV không khó, cái khó là bác sĩ, nhân viên y tế phải có thái độ, kiến thức, kỹ năng phù hợp để giao tiếp, tạo được sự tin tưởng, hợp tác trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
Trên thực tế, các bác sĩ, nhân viên của Khoa Truyền nhiễm đều đã được tập huấn và có bằng cấp về điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nhờ có kỹ năng tốt, bệnh nhân hợp tác tốt mà việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhiều bệnh nhân tuân thủ liệu trình điều trị đã kéo dài sự sống đến hơn 10 năm, cơ thể khỏe mạnh, làm việc bình thường. Có những trường hợp cả 2 vợ chồng nhiễm HIV cùng điều trị tại bệnh viện, đáp ứng điều trị tốt vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền cùng các bác sĩ, nhân viên trong Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai luôn tự dặn lòng phải không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để làm việc tốt hơn. Từ đó, sớm phát hiện bệnh từ những dấu hiệu nhỏ nhất để kịp thời can thiệp, không để xảy ra trường hợp tử vong hay dịch bệnh lây lan nhanh ra cộng đồng và trong bệnh viện.
Hạnh Dung
The baodongnai
Đạo ôn, chuột đồng "tấn công" hàng trăm héc-ta lúa xuân Hà Tĩnh Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, lúa xuân 2020 của Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh nhưng đã có hàng trăm héc-ta bị sâu hại tấn công, trong đó có những loại dịch bệnh nguy hiểm như đạo ôn, chuột... Chuột đang là loại dịch hại đáng lo ngại nhất của bà con nông dân...