Những đối tượng “đại kỵ” với thịt bò, dù rất thèm cũng đừng ăn nhiều vì rất hại sức khỏe
Dù nổi tiếng là loại thịt thơm ngon, bổ dưỡng xong không phải ai ăn thịt bò cũng tốt cho sức khỏe. Nếu nằm trong những nhóm người dưới đây thì bạn nên cẩn trọng khi ăn.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta không chỉ cần ăn ngon mà còn phải cân nhắc ăn thế nào để tốt cho sức khỏe. Thịt được coi là loại thực phẩm cung cấp rất nhiều protein cho cơ thể, trong đó thịt bò được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao nhất, vị ngon độc đáo khiến cho nó trở thành một món ăn rất phổ biến.
Y học Trung Quốc cũng phải công nhận về độ dưỡng chất của thịt bò. Nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, thịt bò giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Thịt bò giàu axit amoniac có tác dụng làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe. Không những thế, trong loại thịt này có chứa hàm lượng B6 và protein cao, giúp tăng cường khả năng chuyển hóa và tổng hợp thức ăn. Cuối cùng, thịt bò rất giàu chất sắt, có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu.
Thế nhưng, chẳng phải ai ăn thịt bò đều tốt, thậm chí có một số người không phù hợp ăn thịt bò. Các chuyên gia y tế của trang QQ đã chỉ ra 4 nhóm đối tượng cần tránh ăn loại thịt này. Nếu bạn nằm trong danh sách dưới đây thì nên cân nhắc kỹ trước khi ăn.
1. Người bệnh gút không nên ăn thịt bò
Dù trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người đang mắc bệnh gút không nên tiêu thụ quá nhiều. Nguyên nhân là do trong thịt bò có chứa rất nhiều lượng đạm, điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu – đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Việc ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến bệnh gút thêm trầm trọng.
Dù vậy, bệnh nhân gút cũng không cần kiêng tuyệt đối loại thịt này. Để đảm bảo năng lượng và sức khỏe, người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò nhưng với số lượng vừa phải. Tốt nhất là thay thịt đỏ bằng thịt trắng để ngừa bệnh phát triển nặng.
2. Bệnh nhân sỏi thận không nên ăn thịt bò
Không chỉ thịt bò, bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế ăn cả thịt gia cầm và cá. Những thực phẩm này đều giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
3. Người bị ngứa da
Những người bị dị ứng da không thích hợp để ăn thịt bò bởi khi ăn vào sẽ khiến cho da có cảm giác nóng và khô hơn. Ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, cản trở sinh hoạt.
Video đang HOT
4. Người có vấn đề về chức năng tiêu hóa cũng không nên ăn thịt bò
Dù có thích thịt bò đến mấy, bạn cũng không nên ăn loại thịt này thường xuyên, tốt nhất là 1 lần/tuần bởi đây là loại thực phẩm khó tiêu.
Cũng vì thế, người có vấn đề về chức năng tiêu hóa cũng cần cân nhắc trước khi ăn thịt bò. Thịt bò có thể tăng gánh nặng tiêu hóa, dễ dẫn đến tăng nặng các bệnh đường tiêu hóa, và thậm chí gây ra bệnh viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, trẻ em đang tập ăn cũng không nên ăn loại thịt này.
Không chỉ có 4 đối tượng trên, người bị bệnh mỡ máu, người cao huyết áp, người bị u xơ cổ tử cung, người mắc thủy đậu, bị viêm khớp… cũng không nên ăn thịt bò kẻo bệnh tình thêm trầm trọng.
Những lưu ý đặc biệt khi ăn thịt bò:
1. Không nên ăn quá nhiều thịt bò
Đông y cho rằng, thịt bò có tác dụng bồi bổ khí và lá lách, chăm sóc tốt cho xương cốt, cường gân cơ. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều loại thịt này. Mỗi một bữa ăn, không nên ăn quá 80g. Nếu bạn không chú ý điều này, rất dễ gây ra nguy cơ bị ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
Một nghiên cứu của Mỹ áp dụng trên gần 150.000 người cũng cho thấy ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
2. Không nên ăn thịt bò và uống rượu trắng
Thói quen ăn thịt bò kèm với rượu trắng sẽ gây ra một bất lợi lớn chính là có thể gây ra các bệnh về răng lợi như viêm chân răng. Rượu trắng vốn thuộc tính cực nóng, nhiệt cao vì vậy những người có thể chất nóng nhiệt, trong giai đoạn bốc hỏa lại ăn thêm thịt bò và uống rượu trắng sẽ làm cho cơ thể nóng lên ở mức bốc hỏa.
Theo QQ, Health/Helino
Người đàn ông 36 tuổi nhập viện vì suy thận, thủ phạm chính là 2 loại "nước" nhiều người thích
Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra cho anh ta và phát hiện ra rằng bệnh nhân có axit uric lên tới 860 mol / L và suy thận nặng.
Nhiều người vẫn cho rằng axit uric cao vẫn có thể gây ra bệnh gút. Trên thực tế, chỉ có khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh gút do axit uric cao. Axit uric cao trong thời gian dài, đầu tiên là tổn thương thận và thậm chí gây ra suy thận trong trường hợp nặng.
Một xe cứu thương đã đưa một người đàn ông 36 tuổi vào bệnh viện và nồng độ oxy trong máu của người đàn ông liên tục giảm, anh ta đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra cho anh ta và phát hiện ra rằng bệnh nhân có axit uric lên tới 860 mol/L và suy thận nặng. Sau hơn 3 giờ giải cứu, bệnh nhân đã thoát khỏi nguy hiểm, nhưng cần phải điều trị lọc máu lâu dài. Tại sao tuổi của anh ta vẫn còn trẻ nhưng axit uric rất cao?
Trên thực tế, chỉ có khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh gút do axit uric cao.
Hóa ra, bệnh nhân tên Trần Dũng, 36 tuổi, ở Vũ Hán (Trung Quốc) là một tài xế ô tô lớn. Trần Dũng thường phải chạy hàng trăm km hoặc thậm chí hơn. Để tinh thần tỉnh táo, Trần Dũng thường uống một số đồ loại đồ uống phổ biến, trong đó chủ yếu là bò húc.
Khi nghỉ ngơi, Trần Dũng lại là một tên "sâu rượu" điển hình. Thời gian trước, Trần Dũng thường cảm thấy mệt mỏi, nhưng vì cho rằng do bản thân ngồi quá lâu trên ô tô, nên không quan tâm nhiều. Kết quả là khi đi tiểu, Trần Dũng có cảm giác bị đau nhói nghiêm trọng phần thắt lưng, đột nhiên 2 mắt nhắm nghiền và ngất.
Người vợ vội vàng gọi xe cứu thương đến Bệnh viện nhân dân số 2 Vũ Hán. May mắn thay, mạng sống của Trần Dũng đã được các bác sĩ giữ lại. Sau khi hiểu rõ tình hình, bác sĩ cho biết: Hai loại "nước" mà anh thường uống dưới đây chính là nguyên nhân gây bệnh.
1. Các loại đồ uống giải khát
2. Rượu
Rượu có tác dụng thúc đẩy sự hình thành axit uric, hơn nữa rượu sẽ dẫn đến sự tích tụ của axit lactic và thể ketone, ức chế có tính cạnh tranh bài tiết axit uric. Nếu sử dụng với các thực phẩm có piurin cao, không chỉ ức chế sự trao đổi chất mà còn gây ra axit uric cao và các biến chứng của nó.
Tại sao axit uric cao gây tổn thương thận?
Chuyển hóa axit uric chủ yếu được thực hiện bởi thận. Khi giá trị axit uric quá cao, các tinh thể axit uric kết tủa ở thận, làm tắc nghẽn ống thận và gây viêm thận. Nếu thấy cơ thể có những bất thường như đi tiểu thường xuyên, khẩn cấp, tiểu không tự chủ, tiểu máu và nước tiểu có bọt thì cần chú ý. Khi nghiêm trọng có thể gây suy thận và urê huyết. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng chuyển hóa axit uric bị suy yếu, điều này sẽ kéo dài thời gian còn lại của axit uric trong cơ thể và tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Nếu axit uric quá cao, sẽ có 3 bất thường trong cơ thể, vì vậy hãy cảnh giác.
Khi giá trị axit uric quá cao, các tinh thể axit uric kết tủa ở thận, làm tắc nghẽn ống thận và gây viêm thận.
1. Đau thắt lưng
Thắt lưng là ngôi nhà của thận, thận bị tổn thương sẽ có biểu hiện ở thắt lưng. Axit uric quá mức gây ra viêm thận, và ở thắt lưng sẽ xuất hiện tình trạng đau. Một khi sỏi thận được hình thành, còn gây ra chứng khó tiểu.
2. Sưng khớp
Một khi các tinh thể axit uric lắng xuống trong khớp và xương, nó có thể gây sưng khớp và đau. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn vào ban đêm, đột nhiên bị đau khớp nên cơ thể bị đánh thức và bệnh tình lặp đi lặp lại.
Một khi các tinh thể axit uric lắng xuống trong khớp và xương, nó có thể gây sưng khớp và đau.
3. Tiểu khó, tiểu rắt
Tiểu khó thường được liên tưởng đến bệnh về thận hoặc tiết niệu. Tuy nhiên, đây có thể là tình trạng axit uric máu tăng cao. Tình trạng này gây tắc nghẽn niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Tắc nghẽn niệu quản có liên quan đến một số triệu chứng khó chịu. Chúng bao gồm tiểu rắt, tiểu ra máu, phù nề, huyết áp cao, đau bụng, mệt mỏi và nước tiểu chứa các hạt vật chất nhỏ.
(Nguồn: Sohu)
Theo afamily
Bỗng dưng thấy đau gót chân, rất có thể 4 căn bệnh này đang "tìm đến" Đau ở gót chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc một trong những bệnh sau. Bệnh gút Nếu bạn cảm thấy gót chân bị đau trong hoạt động thường ngày, rất có thể bạn đã mắc bệnh gút. Bệnh gút bắt nguồn từ nồng độ axit uric cao trong cơ thể. Axit uric thường gây kích ứng và đau...