Những đối tượng bí ẩn ở trung tâm Ngân hà
Ở trung tâm Dải Ngân hà có cái gì đó rất kỳ lạ. Các nhà thiên văn học phát hiện 6 đối tượng quay xung quanh lỗ đen Sagittarius A*.
Những đối tượng này không giống với bất kỳ vật thể nào trong thiên hà của chúng ta. Chúng đặc biệt đến nỗi người ta xếp chúng vào nhóm đối tượng hoàn toàn mới – nhóm các đối tượng G.
Các đối tượng G giống những đám mây khí, nhưng hành xử như các ngôi sao
Hai thập niên trước, hai đối tượng nguyên thủy (có tên là G1 và G2) lần đầu tiên thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học. Trong những năm sau đó, người ta lần lượt phát hiện quỹ đạo và bản chất kỳ lạ của chúng. Dường như, đây là những đám mây phân tử khổng lồ, với đường kính 100 đơn vị thiên văn, càng kéo dài khi càng đến gần lỗ đen.
Tuy nhiên G1 và G2 không hành xử như các đám mây phân tử.
“Các đối tượng này trông như những đám mây khí, thế nhưng hành xử như các ngôi sao. Chúng tôi không biết tại sao lại thế” – bà Andrea Ghez, nhà vật lý ở ĐH California (Los Angeles, Mỹ) cho biết như vậy.
Nhóm của bà Ghez nghiên cứu trung tâm Dải Ngân hà từ hơn 20 năm nay. Hiện giờ, trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, một nhóm nghiên cứu khác đã phân tích 4 đối tượng tiếp theo: G3, G4, G5 và G6. Chúng di chuyển trên các quỹ đạo khác với quỹ đạo của G1 và G2. Tất các các đối tượng G có chu kỳ quỹ đạo từ 170 đến 1.600 năm.
“Vào thời điểm đến gần lỗ đen nhất, đối tượng G2 thể hiện tính chất rất kỳ lạ. Trước đó, chúng tôi đã nhìn thấy thế, tuy nhiên điều đó không quá lạ kỳ, cho đến khi đối tượng đến gần lỗ đen. Khi đó, đối tượng không dài ra, còn một phần vật chất của nó bị xé nát”, bà Ghez cho biết.
Trước đó, các nhà thiên văn học cho rằng G2 là đám mây hidro, bị lỗ đen Sagittarius A* xé nát thành từng mảnh, tạo thành “pháo hoa” xung quanh lỗ đen. Tuy nhiên trong thực tế không có điều đó. Các nhà thiên văn học cho rằng, câu trả lời liên quan đến bản chất các đối tượng G nằm trong các hệ thống kép khổng lồ.
Video đang HOT
Trong phần lớn thời gian, các đối tượng này tồn tại không phụ thuộc vào nhau, tuy nhiên đôi lúc, ở gần các lỗ đen, chúng có thể va chạm và tạo thành một ngôi sao lớn. Khi điều đó xảy ra, các đối tượng tạo ra đám mây bụi và khí khổng lồ, bao quanh ngôi sao mới xuất hiện trong thời gian khoảng 1 triệu năm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, phải có một thứ gì đó níu giữ G2 và giúp nó tồn tại qua cuộc chạm trán với lỗ đen. Đó là chứng cớ về sự tồn tại đối tượng sao trong G2.
Vậy điều gì xảy ra với 5 đối tượng G còn lại? Chúng cũng có thể là những hệ thống sao kép. Phần lớn các ngôi sao ở trung tâm thiên hà rất là lớn và tạo ra các hệ thống kép. Các lực hấp dẫn cực mạnh xung quanh lỗ đen Sagittarius A* có thể làm mất ổn định các quỹ đạo kép.
“Sự hợp nhất các sao có thể xảy ra trong vũ trụ nhiều hơn so với chúng ta vẫn nghĩ. Các lỗ đen có thể đẩy nhanh các quá trình này. Có thể, nhiều ngôi sao chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình hợp nhất”, bà Andrea Ghez nói.
Dường như các đối tượng G có nhiều điểm giống nhau, bất luận chúng thật sự là cái gì.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Ngôi sao bị hố đen "đá" ra ngoài, trôi nổi vĩnh viễn trong hư vô
Một ngôi sao bị hố đen "đá" văng ra cách đây 5 triệu năm đang di chuyển với tốc độ chóng mặt và sẽ "tạm biệt" Dải Ngân hà trong 100 triệu năm nữa.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một ngôi sao đang di chuyển trong thiên hà của chúng ta với vận tốc hơn 1,600 km/s. Trong 100 triệu năm nữa, nó sẽ rời khỏi Dải Ngân hà.
Trung tâm Dải Ngân hà. Ảnh: NASA
Câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là ngôi sao này đến từ đâu và tại sao nó lại vội vã rời đi như vậy. Các nhà thiên văn học đã sử dụng Kính thiên văn Anglo - Australian tại Đài quan sát Siding Spring của Đại học Quốc gia Australia để phát hiện ra ngôi sao này và tiến hành các biện pháp đo lường để theo dõi đường đi của nó.
Những thông tin về ngôi sao này đã được công bố trên tạp chí hàng tháng của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh ngày 12/11.
"Chúng tôi đã theo dấu lộ trình của ngôi sao này từ trung tâm thiên hà của chúng ta và những điều phát hiện được khá là thú vị", Gary Da Costa, tác giả của nghiên cứu và là giáo sư thuộc Trường Nghiên cứu Thiên văn học và Vật lý Thiên văn của Đại học Quốc gia Australia nhận định.
Theo nhà khoa học này, ngôi sao kỳ lạ trên đang di chuyển với vận tốc kỷ lục, nhanh gấp 10 lần hầu hết các ngôi sao trong Dải Ngân hà, kể cả Mặt Trời của chúng ta.
Trong quá trình các nhà thiên văn học tìm kiếm những tàn tích của các thiên hà nhỏ quay quanh Dải Ngân hà bằng kính thiên văn, họ đã phát hiện ra một ngôi sao nằm ở "ngoại ô" xa xôi trong thiên hà của chúng ta. Ngôi sao này đã bị hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà là Sagittarius A* hay Sgr A* "đá" ra đây. Hố đen Sagittarius A* có khối lượng nặng gấp Mặt Trời 4,2 triệu lần.
Nếu một hố đen va chạm với một hệ sao nhị phân, kết cục cho hệ sao đó sẽ vô cùng thảm khốc. "Nếu hệ sao này đến quá gần hố đen, hố đen có thể bắt một ngôi sao của của nó và đẩy ngôi sao còn lại với tốc độ vô cùng nhanh", Thomas Nordlander, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia nhận định.
Ngôi sao nằm cách Trái Đất 29.000 năm ánh sáng trên đã bị hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà đá ra ngoài cách đây 5 triệu năm.
"Ngôi sao này sẽ dời thiên hà của chúng ta khá sớm và trôi nổi vô định vĩnh cửu trong không gian", giáo sư Da Costa cho biết.
Nhà khoa học này cũng nói thêm: "Thật thú vị khi có thể xác nhận những dự đoán trong 30 năm qua về việc những ngôi sao bị đá ra khỏi một thiên hà nào đó bởi hố đen siêu nặng ở trung tâm thiên hà".
Các nhà thiên văn học sẽ tiếp tục theo dấu ngôi sao này và đo đạc chính xác hơn về vận tốc cũng như vị trí của nó nhờ vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Dougal Mackey, đồng tác giả của nghiên cứu trên và là một nhà khoa học thuộc Trường Nghiên cứu Thiên văn học và Vật lý Thiên văn của Đại học Quốc gia Australia cho biết: "Hai đặc điểm tiêu biểu của ngôi sao này là vận tốc của nó nhanh hơn nhiều so với những ngôi sao khác từng được phát hiện trước đó (hầu hết đều có vận tốc dưới 1.000 km/s) và đây là ngôi sao duy nhất chúng ta gần như có thể chắc chắn rằng nó đến từ trung tâm Dải Ngân hà".
"Tập hợp những điều này lại với nhau càng cung cấp thêm cho chúng ta bằng chứng về cái gọi là "Hills mechanism" (Cơ chế ngọn đồi) - một cách để lý thuyết hóa cho việc hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà "nhả" ra những ngôi sao có vận tốc lớn", nhà khoa học này cho biết thêm.
Xác định được quỹ đạo của những kiểu sao như thế này có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu hơn về các phần khác của thiên hà. Bên cạnh đó, việc hiểu về thành phần cấu tạo của một ngôi sao được sinh ra từ trung tâm thiên hà cũng hé lộ cho chúng ta về những ngôi sao mà các nhà khoa học khó có thể quan sát được.
Phát hiện này thật thú vị bởi ngôi sao này được sinh ra ngay trung tâm của thiên hà - một khu vực khó có thể quan sát chi tiết. Vì thế, với ngôi sao này, chúng ta có thể hiểu thêm về các điều kiện hình thành sao ở khu vực trên cũng như thành phần cấu tạo của các loại khí từ nơi những ngôi sao này hình thành./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn/CNN
Sư tử cái 'sưng mặt' vì dính đòn đá hậu của ngựa vằn Tung mình lao theo ngựa vằn để săn giết, sư tử cái nhận cái kết đắng khi bị ngựa vằn đá hậu sưng mặt vì bất cẩn. (Nguồn Africa Geographic) Theo nhiếp ảnh gia Kyle de Nobrega chia sẻ, khi cùng đoàn của mình nghỉ giải lao vào một buổi sáng ở khu bảo tồn động vật hoang dã Nam Luangwa, anh đã...