Những đôi môi sưng ’siêu to, khổng lồ’ vì tiêm filler giá rẻ, coi xong sợ đến già
Nhiều người phải gánh hậu quả là cặp môi khổng lồ, sưng phồng, thiếu cân đối với khuôn mặt chỉ vì tiêm filler giá rẻ.
Việc lạm dụng phương pháp phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ để có được những đôi môi “nhân tạo” quyến rũ khiến nhiều người phải gánh hậu quả là cặp môi khổng lồ, sưng phồng, thiếu cân đối với khuôn mặt.
Một nhóm 7 người phụ nữ sống tại bang Arizona, Mỹ đã được chẩn đoán nhiễm trùng môi sau khi tiêm chất làm đầy. Thậm chí, các bác sĩ cũng không chắc chắn môi của họ có thể lành lặn trở lại hay không và khả năng sống chung cùng những vết sẹo là rất cao.
Vào đầu tháng 8, nhóm này đã có những cuộc hẹn riêng biệt tại nhà của một người có tên Gabby Acosta để tăng size cho đôi môi thêm gợi cảm, quyến rũ. Gabby Acosta khẳng định cô được cấp phép đầy đủ và còn cho xem hình ảnh của những khách hàng trước đó để họ thêm tin tưởng. Trong khi các bác sĩ tính giá khoảng 620 USD (14.500.000 đồng) cho một ml filler thì người này chỉ thu 80 USD (khoảng 1.900.000 đồng).
Tuy nhiên, điểm chung ở cả 7 người phụ nữ là chỉ sau vài giờ tiêm filler, môi của họ bắt đầu sưng phồng, chảy mủ. Alexandra Garaventa – một trong 7 bệnh nhân cho biết: “Cô ấy nói rằng cô ấy có chứng chỉ bơm môi và cũng bởi tôi đã nhìn thấy đôi môi của các khách hàng trước đó nên mới quyết định làm đẹp cho bản thân. Sau khoảng một giờ, môi của tôi sưng to bất thường”.
Video đang HOT
Một người từng tiêm filler khác cũng khẳng định: “Cơn đau sau đó rất kinh khủng, tôi thậm chí không cảm nhận được môi của mình luôn”.
Tất cả những người này sau đó đã tự đến bệnh viện khi thấy môi ngày một sưng to, đau đớn. “Chúng tôi chưa thể khẳng định được họ có kết quả tốt hay xấu”, một nhân viên y tế cho biết. Sở cảnh sát địa phương đã được thông báo về vụ việc và đang tiến hành điều tra.
Cả 7 người đều được chẩn đoán nhiễm trùng môi và chưa thể kết luận có hồi phục hoàn toàn hay không.
Hiện nay, việc tạo hình môi bằng chất làm đầy (filler) rất phố biến trên toàn thế giới. Rất nhiều ngôi sao nổi tiếng trên thế giới đều sử dụng kỹ thuật tiêm filler để giúp có được một đôi môi dày căng mọng và quyến rũ hơn. Riêng giới trẻ ở Châu Á, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… thường thích tiêm filler để tạo hình môi trái tim, hạt lựu, môi cười, còn phụ nữ trung niên thường thích môi dày, căng mọng, vì dáng môi phụ nữ Châu Á thường mỏng, chỉ có thể nhờ cậy chất làm đầy mới có được dáng môi như ý muốn. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua nhan sắc ấy vẫn có những trường hợp ngoại lệ, không phải ai cũng có được đôi môi quyến rũ như ý mà thay vào đó là những đôi môi… thảm họa.
Trước đó trên mạng xã hội nhiều người cũng phản ánh hậu quả của việc tiêm chất làm đầy môi, để lại những di chứng không đáng có trên khuôn mặt. Tuy không thể nói mọi người đừng phẫu thuật thẩm mỹ nhưng hãy thận trọng và tìm nơi uy tín để thực hiện, đừng ham làm đẹp với giá rẻ.
“Thẩm mỹ không giống như là khi bạn đi làm một cái gì đấy chắc chắn. Ngay cả các bác sĩ đầu ngành cũng sẽ nói với bạn rằng có khoảng 1-2% rủi ro, bởi ai cũng có cơ địa riêng của họ. Tác hại của tiêm môi tại các cơ sở không uy tín cái đầu tiên có thể thấy ngay đó là dáng môi sau tiêm thường rất giả, cứng, không phù hợp với khuôn mặt, hoặc thậm chí kéo tất cả đường nét trên khuôn mặt đi xuống. Chưa kể đến, chất làm đầy được tiêm vào môi chưa được kiểm chứng chất lượng”.
Cũng theo các bác sĩ, nhóm filler giá thành rất cao, 1cc khoảng 5-7 triệu đồng tùy theo thương hiệu. Vì vậy nếu các cơ sở thẩm mỹ sử dụng đúng chất liệu này thì sẽ không có biến chứng gì đáng ngại, còn có đôi môi đẹp là phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ thẩm mỹ.
Tuy nhiên, do một số chị em phụ nữ ham rẻ lại đến các cơ sở thẩm mỹ không uy tín để tiêm môi. Do giá thành của nhóm filler như juvederm, Restylane, Teoxane, Prevelle …rất cao nên các cơ sở trên đã dùng chất liệu là silicon (thường được gọi là mỡ nhân tạo) đã bị cấm sử dụng từ lâu để tiêm cho khách hàng, hậu quả sẽ để lại rất nhiều biến chứng như: môi bị đóng cục, hoại tử, nhiễm trùng, biến dạng môi, v.v.. khi đó khách hàng sẽ phải đến bác sĩ thẩm mỹ để phẫu thuật lấy bỏ silicon và tạo hình lại môi rất tốn kém. Và có những trường hợp biến dạng môi do biến chứng silicon không thể nào khắc phục lại như đôi môi ban đầu.
Mọi người cần cẩn trọng khi đưa bất cứ thứ gì vào cơ thể và cả việc ai làm điều đó nữa, ngay cả khi không dùng đến dao kéo, nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây bầm tím, nhiễm trùng… Hãy tìm hiểu kỹ loại filler bạn đưa vào người và thực hiện tại những cơ sở uy tín”.
San San
Theo saostar.vn
Bảy phụ nữ bị nhiễm trùng môi sau khi tiêm chất làm đầy rẻ tiền
Bảy phụ nữ ở Arizona (Hoa Kỳ) bị nhiễm trùng phần môi gây đau đớn sau khi trải qua quá trình thẩm mỹ, tiêm chất làm đầy môi tại một cơ sở tư nhân.
Những người phụ nữ sống tại Arizona đang phải chịu đau đớn do tiêm chất làm đầy môi giá rẻ cho hay, họ đã hẹn một người phụ nữ ở Maricopa vào ngày 3/8 để thực hiện tiêm môi với giá chỉ bằng 1/10 so với thị trường. Người phụ nữ này đã cam đoan mình được cấp phép và cung cấp nhiều hình ảnh khách hàng đã làm trước đây để tạo sự tin tưởng.
Đôi môi bị sưng phồng phổng rộp sau khi tiêm chất làm đầy giá rẻ. Ảnh: Dailymail
Người thực hiện những ca tiêm môi này đã lấy giá 80 USD mỗi ml chất làm đầy, trong khi đó, theo Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ, một bác sĩ phẫu thuật được cấp phép có khả năng tính phí khoảng 620 đô la mỗi ml.
Alexandra Garaventa - một trong 7 người bị tiêm môi hỏng cho biết: "Nó thực sự rẻ nhưng nó đã khiến chúng tôi chịu những hậu quả rất nặng nề".
Garaventa cho biết thêm: "Ngay sau khi tiêm được 1 giờ sau, đôi môi của tôi trở nên sưng phồng khủng khiếp. Nỗi đau sau đó thật tồi tệ, tôi thậm chí không thể cảm nhận được đôi môi của mình, thậm chí không thể ngồi và đi ngủ khi đôi môi tiếp tục sưng và đau nhói".
Nhóm phụ nữ được chẩn đoán bị nhiễm trùng. Các bác sĩ thậm chí không chắc chắn được đôi môi của những người phụ nữ đó có thể lành lặn hoàn toàn hay không.
Phần lớn các chất làm đầy được sử dụng trong môi được làm từ axit hyaluronic (HA), một chất rõ ràng mà cơ thể sản xuất tự nhiên. Axit được trộn với các phân tử đường, thu hút các phân tử nước vào môi và làm đầy chúng lên. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có chứa một loại enzyme gọi là hyaluronidase, chất hòa tan bất cứ thứ gì có chứa HA đều có thể gây phản ứng.
Theo quy định, một bác sĩ để được tiêm chất làm đầy cho bệnh nhân, bác sĩ đó phải được đào tạo về filler, là bác sĩ thẩm mỹ, bác sĩ da liễu được đào tạo về filler và được cấp chứng chỉ hành nghề thì mới được tiêm filler cho bệnh nhân. Trong khi đó, phần lớn các ca có tai biến sau tiêm chất làm đầy nhập viện đều là tiêm tại các spa, cơ sở thẩm mỹ.
Thanh Vân
Theo vietq.vn
Ai bảo cứ môi trái tim là đẹp, cứ nhìn những ca thẩm mỹ này thì 'SÁNG MẮT NGAY' Một dáng môi khác tựa kiểu môi trái tim được chị em phát cuồng hiện nay chính là môi "cánh én" hay còn gọi là môi "Mazda". Môi trái tim (hay còn gọi là môi sừng trâu, môi giọt lệ...) là kiểu môi căng mọng, mang đến vẻ ngoài quyến rũ, gợi cảm. Kiểu dáng môi này được lấy cảm hứng từ nữ...