Những đổi mới khi Chủ tịch Kim Jong-un lên nắm quyền
Chủ tịch trẻ tuổi của Triều Tiên dưới góc nhìn của Đại sứ Việt Nam Lê Quảng Ba là người lịch thiệp, thoải mái và không hề có “dấu hiệu của vua, chúa” như một số nguồn tin thêu dệt.
Chủ tịch Kim Jong-un và phu nhân tới thăm một khu giải trí ở Bình Nhưỡng.
Đại sứ đã gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Cảm nhận của đại sứ về Chủ tịch Triều Tiên như thế nào?
Tôi đã gặp không chỉ hai hay ba lần, mà nhiều lần. Tôi có rất nhiều ảnh chụp cùng và bắt tay, nói chuyện với ông Kim Jong-un. Phải nói là cảm nhận rất tốt. Thời kỳ cố Chủ tịch Kim Jong-il thì tôi chỉ bắt tay và nói chuyện vài ba câu. Song với Chủ tịch Kim Jong-un thì cuộc nói chuyện kéo dài hơn và rất thoải mái. Các cuộc hội thoại với ông Kim Jong-un đều rất vui vẻ và Chủ tịch Triều Tiên đặc biệt có cảm tình với người Việt Nam. Chẳng hạn như mùng 1 tết năm ngoái, Chủ tịch Triều Tiên mời tất cả đoàn ngoại giao dự tiệc cùng.
Ông ấy đi từng bàn chúc rượu và cười nói vui vẻ, hay dịp Quốc khánh cũng rất thân thiện.
Đại sứ nhận định như thế nào về nhu cầu đổi mới hiện nay ở Triều Tiên, vốn đã rất được kỳ vọng khi Chủ tịch Kim Jong-un lên nắm quyền?
Có thể nói các thời kỳ của Triều Tiên luôn nhìn về phía đổi mới, song 2 thời kỳ trước của Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Kim Jong-il thì có nhiều tư tưởng khép kín hơn, do ở cạnh các nước lớn và bị sức ép nên buộc phải tự chủ. Họ cho rằng nếu mở cửa sẽ chỉ tiếp thu tư tưởng cực đoan.
Video đang HOT
Chủ tịch Kim Jong-un trong chuyến thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên.
Theo những gì tôi chứng kiến từ năm 2012 đến nay, Triều Tiên đã thay đổi rất nhiều về tư duy. Đây là điều rất quan trọng. Cũng giống như Việt Nam trước thời kỳ đổi mới phải thay đổi trước hết về tư duy, phải đổi mới cái đầu đã. Trước đây, Triều Tiên luôn cho rằng họ đã đạt đến độ hoàn thiện cả về chính trị lẫn kinh tế, và không cần phải học hỏi ai nữa. Song gần đây thì các nhà lãnh đạo lẫn báo chí Triều Tiên luôn thể hiện thái độ cầu tiến, với tuyên bố sẵn sàng học hỏi những gì tốt hơn để đưa Triều Tiên tiếp tục tiến lên. Rõ ràng đây là một sự đổi mới tư duy, so với thời kỳ trước họ luôn cho rằng mọi chính sách đều đã hoàn hảo rồi.
Song Triều Tiên chưa có một chính sách nào mang tính bước ngoặt hay dấu mốc, để từ đó đánh dấu một sự đổi mới. Song ở điểm nọ, điểm kia trong công nghiệp, thương nghiệp, sản xuất đã có dấu hiệu mới tăng tính tự chủ cho địa phương, cho xí nghiệp và nếu vượt chỉ số khoán doanh nghiệp sẽ được hưởng. Rồi Luật Đầu tư, thu hút vốn nước ngoài của Triều Tiên đã có nhiều điểm mới, dù chưa thành hẳn dấu mốc hay tạo nên chiến lược ồ ạt ngay. Mọi người đều nhận định tình hình dưới thời Kim Jong-un phải đối mặt với yêu cầu đổi mới, vì bên ngoài diễn biến rất mạnh. Nếu Triều Tiên vẫn tiếp tục đóng cửa, đi theo cách cũ sẽ khó tồn tại được.
Nội lực của Triều Tiên hiện ra sao, thưa ông?
- Hiện chính quyền Triều Tiên đang tập trung cao độ vào xây dựng kinh tế, tăng cường chú ý nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghệ cao và giải quyết nâng cao đời sống nhân dân. Vì họ cho rằng về chính trị và quân sự Triều Tiên đã là cường quốc rồi, giờ chỉ phải tập trung cho sức mạnh kinh tế. Đó là những cái thể hiện rõ, dù ban lãnh đạo Triều Tiên không công khai dùng từ đổi mới, hay không muốn nói rằng Triều Tiên đang học Trung Quốc mở cửa. Họ tránh đề cập việc đi theo mô hình của bất cứ nước nào, nhưng rõ ràng họ rất chú ý tham khảo mô hình của Việt Nam và những kinh nghiệm đổi mới của Trung Quốc khi cử nhiều cán bộ đi học tập, nghiên cứu. Nhưng Triều Tiên sẽ có cách làm riêng của họ.
Liên quan đến đổi mới, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã khởi xướng và đưa các quán ăn nhanh kiểu của phương Tây hay đưa hình tượng chú chuột Mickey của Hollywood (Mỹ) vào cuộc sống tại Bình Nhưỡng. Sự đón nhận của người dân Triều Tiên như thế nào, thưa đại sứ?
- Họ rất hào hứng. Nhưng những quán ăn nhanh hay biểu tượng chuột Mickey như bạn nói chỉ là rất nhỏ. Thực tế là có rất nhiều thứ của phương Tây đã vào thủ đô Bình Nhưỡng. Nếu đi đến các cửa hàng ở Bình Nhưỡng, có rất nhiều thứ khiến du khách phải tự hỏi vì sao ở đây có những đồ này. Họ cứ tưởng như Triều Tiên là một ốc đảo. Thực ra ở Bình Nhưỡng đã có rất nhiều hàng hóa phương Tây, kể cả xe Lexus.
Giá của các mặt hàng đó như thế nào, thưa đại sứ? Liệu người dân có thể mua được hay không?
- Giá các mặt hàng phương Tây này tất nhiên vẫn còn khá đắt và chỉ dành cho những người có tiền. Song nhiều nơi khác, đặc biệt là những khu vui chơi giải trí như công viên nước rất hiện đại thì người dân Bình Nhưỡng vào tham quan và vui chơi bình thường.
- Xin cảm ơn đại sứ về cuộc trò chuyện!
Theo Phương Thủy
Kim Jong-un viếng cha
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm nay cùng các quan chức quân sự cấp cao đến viếng cha và ông nội, nhân một ngày kỷ niệm lớn.
Kim Jong-un và các quan chức quân sự đến viếng cha và ông nội hôm nay. Ảnh: Yonhap
KCNA đưa tin ông Kim đến viếng nơi an nghỉ của cha, cố chủ tịch Kim Jong-il, và ông nội, người sáng lập Triều Tiên, Kim Nhật Thành, tại Cung tưởng niệm Kumsusan ở Bình Nhưỡng.
Trong số những tướng lĩnh tháp tùng Kim có Choe Ryong-Hae, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội, và Bộ trưởng Quốc phòng Jang Jong-Nam.
Nhà lãnh đạo trẻ bày tỏ lòng thành kính với hai bậc tiền bối nhân dịp kỷ niệm 22 năm ngày ông Kim Jong-il trở thành tổng tư lệnh quân đội Triều Tiên. Ông Kim chính thức nhậm chức vào 24/12/1991, và ngày này được xem là một ngày kỷ niệm quan trọng của chính quyền Triều Tiên.
Những hình ảnh trên truyền hình quốc gia cho thấy Kim Jong-un trong bộ trang phục tối màu quen thuộc, đứng trước những bức tượng trắng của cha và ông nội. Bên cạnh là các quan chức quân sự đang cúi đầu.
Bà Kim Kyong-hui, em gái của ông Kim Jong-il, cô ruột của Kim Jong-un không có mặt. Bà Kim chưa hề xuất hiện trước công chúng sau khi chồng bà, ông Jang Song-thaek, người từng là quan chức quyền lực số hai Triều Tiên, bị xử tử.
Tuần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên và phu nhân Ri Sol-ju cũng tham dự lễ tưởng niệm hai năm ngày mất của ông Kim Jong-il tại Cung tưởng niệm Kumsusan. Hàng chục nghìn binh sĩ đã thề sẽ trung thành với sự dẫn dắt của Kim Jong-un trong lễ míttính sau đó.
Trong một diễn biến khác, cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman hôm qua đã trở lại Trung Quốc sau chuyến thăm Triều Tiên và cho biết anh không gặp Kim Jong-un.
Trong chuyến thăm lần ba đến nước này, Rodman đã huấn luyện cho đội tuyển bóng rổ của Triều Tiên. Anh cũng chuẩn bị tổ chức một cuộc đấu giao hữu vào ngày 8/1 nhân sinh nhật của Kim, người mà anh gọi là "bạn suốt đời".
"Tôi không lo lắng về điều đó. Tôi sẽ gặp lại ông ấy", Rodman nói khi được hỏi về việc không gặp Kim. "Ông ấy là một người tuyệt vời. Chúng tôi sẽ lại chơi bóng rổ trong hai tuần tới".
Anh Ngọc
Theo VNE
Rộ tin đồn ông Kim Jong-un bị các tướng lĩnh khống chế Tờ Chosun của Hàn Quốc hôm nay 19/12 đưa tin, hiện đang ngày càng có nhiều tin đồn cho rằng các tướng lĩnh "diều hâu" ở Triều Tiên đứng sau vụ xử tử chú của ông Kim Jong-un và ông Kim chỉ là con tốt trong tay họ. Những nhân vật được cho là cố vấn quyền lực mới bên cạnh ôg Kim...