‘Những đôi mắt đang chết dần’: Bộ ảnh vạch trần cách dạy con bằng đồ công nghệ khiến cha mẹ nào cũng giật mình
‘Những đôi mắt đang chết dần… bố mẹ nào đã và đang ‘giết chết’ những đôi mắt và những đứa trẻ theo cách này thì xin hãy dừng lại.’
Các thiết bị công nghệ như tivi, máy tính, điện thoại… gần như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Những vật dụng này gần gũi, gắn bó đến nỗi gần như chi phối cả nếp sinh hoạt hằng ngày, trong đó có cả việc dạy con.
Nếu ngày xưa, cha mẹ và con cái gắn kết với nhau qua những trò chơi dân giã, qua những đêm kể chuyện, những giờ tập hát, thì ngày nay, smartphone hay máy tính bảng lại thay thế hoàn toàn vị trí ấy. Bên cạnh những mặt lợi có thể nhìn thấy ngay được như có thể rảnh tay rảnh chân, dư dả thời gian thì, những ảnh hưởng tiêu cực mà con trẻ nhận lấy cũng tỷ lệ thuận với khoảng thời gian mà chúng tiếp xúc với đồ công nghệ
Việc lạm dụng các thiệt bị điện tử sẽ gây những tác động tồi tệ tới sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là đôi mắt.
Dù những khuyến cáo được phát, được đăng tải mỗi ngày, nhưng sự hình dung về nó cũng ‘vô hình’ tựa như loại ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại vậy. Nhiều cha mẹ dẫu biết rõ không tốt nhưng lại không xem đó thật sự là lý do để đem con rời xa khỏi những thiết bị công nghệ đầy rẫy rủi ro.
Mới đây, một bộ ảnh mang tên ‘Những đôi mắt chết dần’ gây sốt mạng xã hội khi đã ‘lột tả’ một cách đầy ám ảnh những ảnh hưởng mà smartphone, máy tính tạo ra.
Những bức ảnh như những trang truyện tranh, kể lại các tình huống, các đoạn hội thoại có thể nhìn thấy ở bất cứ gia đình có con nhỏ nào: ‘Bố đang làm việc, con tự chơi đi nhé’; ‘Ba mẹ đi làm về muộn, con phải tự chơi một mình’; ‘Con xem điện thoại một lát rồi đi ngủ nhé’….
Hình ảnh được lặp lại xuyên suốt trong tất cả các bức hình là đôi mắt chảy máu – một cách lột tả ẩn dụ về sự ‘chết đi’ của đôi mắt dưới ánh sáng điện thoại, máy tính.
Theo chia sẻ từ người đăng, album này được thương hiệu kính mắt và nhiếp ảnh gia Kevin Phạm thực hiện. Ý tưởng xuất phát từ thực tế mà ai cũng nhìn thấy rằng tác hại của việc lạm dụng smartphone và các thiết bị điện tử có ảnh hưởng cực lớn tới con người đặc biệt là đôi mắt.
Thông qua bộ ảnh này, các tác giả mong nâng cao được phần nào nhận thức của các bậc phụ huynh nói riêng và các toàn xã hội nói chung về mức độ tác động xấu của các thiết bị điện tử tới đối mắt của trẻ em.
Người đăng chia sẻ: ‘Nó không chỉ là đôi mắt hiện thực mà nó còn là đôi mắt tâm hồn, cách các bé nhìn từ những thứ trên mạng và nhìn ra thế giới bên ngoài.
Video đang HOT
Làm việc ở tiệm mắt kính, hàng ngày, mình tiếp nhận cực kì nhiều trường hợp các bố mẹ dẫn các bé tới để khám mắt. Mà tác hại chủ yếu tới đôi mắt lại bị gây ra từ việc quá lạm dụng các thiết bị điện tử, smartphone. Tỉ lệ trẻ mắc các tật về mắt ngày càng nhiều, mà độ cận thì ngày càng cao, độ tuổi mắc các bệnh về mắt lại ngày càng nhỏ.’
Bộ ảnh sau khi đăng tải đã nhận về những hiệu ứng mạnh mẽ, nhận được vô số chia sẻ từ cư dân mạng, đặc biệt nhiều là các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Bên cạnh các lời khen về những đánh động nhận thức, những tiếng chuông cảnh tỉnh mà album tạo ra, một vài ý kiến trái chiều lại cho rằng bộ ảnh có phần ghê rợn, dễ gây hoảng sợ, ám ảnh đối với đới tượng xem là trẻ em.
Đại diện ê-kip phản hồi: ‘ Thực tế khi thực hiện bộ ảnh này, ê-kip đã cố ý sử dụng những bối cạnh, những câu nói cực kì đời thường để đưa vào, rồi cường điệu hình ảnh đôi mắt lên với mong muốn người xem sẽ nhận ra rằng đây chính là thực tế đang diễn ra mỗi ngày, diễn ra quanh ta. Thậm chí có nhiều người nhìn thấy chính mình trong đó nhưng không ai quan tâm, không ai để ý tới không ai biết được tác hại thực sự của nó cho tới khi nó hiện hữu là các con đã bị cận thị đã mắc các tật khúc xạ, bị tự kỉ, bị trầm cảm… khi còn quá nhỏ.’
Cùng xem thêm những bức ảnh còn lại của album đặc biệt này ngay dưới đây!
Theo baodatviet
Facebook mẹ của cô gái bùng 20 ly trà sữa bị cộng đồng mạng tấn công vì bao che con gái?
Sau khi bị "bóc phốt bom hàng" là 20 ly trà sữa với trị giá 1,2 triệu đồng, không chỉ các tài khoản mạng xã hội của cô gái bị cộng đồng mạng tìm ra mà ngay cả Facebook cá nhân của mẹ cô này cũng bị dân mạng tấn công bởi "nói dối" để bao che cho con gái.
Chỉ sau ít giờ lan truyền trên mạng xã hội, vụ tài xế Grab bị "bom hàng" với 20 ly trà sữa đã khiến dân mạng vô cùng bức xúc và phẫn nộ, quyết truy tìm ra được danh tính của kẻ "bom hàng" xấu tính kia. Ngay lập tức, họ đã tìm ra cả Facebook cá nhân lẫn tài khoản Instagram mà cô nàng "bom hàng" tài xế Grab sử dụng để vào chửi bới, miệt thị.
Tài khoản cá nhân của cô gái trên MXH đã được dân mạng tìm ra.
Không những thế, ngay cả tài khoản cá nhân facebook của mẹ cô gái cũng bị cộng đồng mạng tìm ra. Nhiều người dùng mạng quá khích đã không ngần ngại vào trực tiếp những bài đăng trên trang cá nhân của mẹ cô gái này để buông lời nặng nhẹ vì đã... không biết dạy con.
Điều đáng nói, cộng đồng mạng còn chỉ ra rằng mẹ cô gái bom hàng P.T đã nói dối khi bảo điện thoại để quên ở nhà để bao che cho hành vi sai trái của con mình. Chính việc này đã khiến người dùng mạng vô cùng bức xúc.
Fcebook mẹ cô gái "bom hàng" được dân mạng tìm ra.
Dân mạng bức xúc nên đã vào trang cá nhân của mẹ cô gái bị tố "bom hàng".
Những dòng bình luận của cư dân mạng trên trang cá nhân của mẹ cô gái "bom hàng".
Theo tìm hiểu của cộng đồng mạng, mẹ cô gái bị tố "bom hàng" hiện đang làm giáo viên. Dưới các bài đăng của mẹ cô gái trên facebook, cư dân mạng rào rào "ném đá", bình luận những nội dung rất tiêu cực để chỉ trích mẹ cô gái và cả gia đình cô gái này.
- "Làm giáo viên mà không biết dạy con thì còn dạy ai? Dạy con thế nào mà lại đi lừa gạt người khác, tí tuổi mà hư hỏng".
- "Làm giáo viên mà để con cô như thế à? Không biết coi trọng mồ hôi nước mắt của người khác đã đành, lại còn gian dối, lừa đảo".
- "Thật chẳng hiểu nổi làm mẹ mà dạy con kiểu gì. Công sức người ta bỏ ra nai lưng chờ mua trà sữa, để rồi quăng cục nợ cho họ. Con cái có lỗi nhưng lỗi cũng 1 phần do cách giáo dục của bố mẹ mà ra".
- "Trả 1 triệu 2 cho người ta đi, rồi về nhà mà dạy lại con, không dạy được con thì để xã hội dạy".
Thậm chí, có những thành viên quá khích còn chụp màn hình cuộc gọi cho thấy đã gọi liên tục đến số điện thoại cá nhân của mẹ cô gái "bom hàng" nhằm "khủng bố tinh thần".
Số khác thì khuyên mẹ cô gái "bom hàng" hãy khóa facebook để "sóng yên biển lặng".
Sau hàng ngàn "gạch đá" từ cộng đồng mạng, mẹ cô gái T.P.T hiện vẫn chưa khóa Facebook cá nhân cũng như không có bất cứ động thái giải thích hay lên tiếng.
Trong khi đó, sáng nay trên Facebook cá nhân, cô gái bom hàng P.T đã lên tiếng xin lỗi và kêu oan. Cô gái trẻ cho rằng cô không phải là người đặt 20 ly trà sữa mà là đứa em trai của mình. Đồng thời cô gái cũng cho biết mẹ cô đã nói dối chỉ vì muốn bảo vệ con.
Cô gái bom hàng P.T lên tiếng kêu oan và cho biết mẹ cô cũng đã nói dối.
Trước đó, một tài xế Grab đăng tải câu chuyện của bạn mình bị "bom" 20 ly trà sữa. Sau khi nhận được 1 đơn hàng đặt 20 ly trà sữa trị giá lên tới 1,2 triệu đồng, sợ bị "bom hàng" giống nhiều đồng nghiệp khác, nên bạn shipper đã gọi điện cho người đặt thì được xác nhận đơn hàng, thậm chí, bạn này còn cẩn thận nhắn tin hỏi thăm trên ứng dụng đặt hàng rồi mới dám mua. Người mua đã trả lời sẽ "bo" thêm 100 ngàn và khẳng định chắc nịch đang xuống lấy hàng.
Câu chuyện này đã khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc, nhất định truy tìm danh tính vị khách đã "bom hàng"
Tin nhắn "thôi, mình bom nha" khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Tuy nhiên, khi giao hàng đến nơi, bạn shipper không thể liên hệ được với vị khách này, còn nhận được tin nhắn trơ trẽn "thôi, mình bom nha" khiến bạn shipper thực sự cay đắng, không biết làm gì hơn, bạn shipper đành phải ngậm ngùi mang 20 ly trà sữa lên công ty thuộc đơn vị giao hàng để nhận bồi thường, nhưng tại đây họ chỉ đền bù tối đa là 1 triệu đồng mà thôi.
Theo Helino
Lên mạng kể tội mẹ chồng mắng combo cực gắt nhưng cuối cùng nàng dâu lại bị "ném đá" kịch liệt Trong câu chuyện của mình cùng những người thân, bà mẹ chồng tỏ thái độ vô cùng bức xúc với con dâu và còn chẳng ngại ngần dùng những từ ngữ nặng nề nhất nhưng... Chuyện mẹ chồng - nàng dâu là câu chuyện muôn thuở, không nhà nào giống nhà nào nhưng lại đều chung sự gay gắt khó tháo gỡ. Trong...