Những đôi giày hỏng ‘biến thành’ chậu cây độc đáo
Hàng trăm đôi giày tưởng chừng bị vứt bỏ đều được tái sử dụng để tạo thành những chậu cây xinh xắn.
Chỉ với màu vẽ, bút cọ, ít đất, phân bón… những bạn sinh viên đến từ CLB Hoa trên đá và Tình nguyện viên chữ thập đỏ đã hô biến những đôi giày cũ, hỏng thành những chậu cây xinh xắn. Không chỉ truyền tải thông điệp sử dụng đồ tái chế để bảo vệ môi trường, họ còn khiến không gian sống thêm phần độc đáo, ấn tượng hơn.
“Một chị giám đốc công ty sản xuất giày tặng cho bọn em những đôi giày bị lỗi, không dùng được nữa như lệch size, nổ da… Bọn em mang về lên ý tưởng để trồng cây xanh” – Nguyễn Thị Tố Uyên (sinh viên năm ba – ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết.
“Những đôi giày tái chế có thể sử dụng được ở nhiều không gian khác nhau, trên bàn làm việc, góc học tập hay trang trí trong nhà. Em nghĩ cái này rất ý nghĩa với người sử dụng, nó có thể khuyến khích mọi người sử dụng đồ tái chế để bảo vệ môi trường. Khi nhìn thấy cây xanh thì mình cảm thấy tự tin, có năng lượng hơn trong ngày mới” – Uyên chia sẻ.
Trung bình họ mất 2-3 tiếng để hoàn thành một đôi giày. Đầu tiên là chọn giày, sau đó là lên ý tưởng, mỗi đôi giày sẽ có một ý tưởng khác nhau. Sau đó bắt tay vào vẽ và trồng cây lên. Màu sử dụng là acrylic, nó có thể chống nước, có thể vẽ lên giày, không bị trôi.
“Khó nhất là việc lên ý tưởng để vẽ lên giày. Tùy theo từng trải nghiệm của từng các nhân, từ đó có ý tưởng riêng để vẽ nên những đôi giày của mình” – Vương Hoài Yến – Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội (đeo kính) cho biết.
Trung bình một buổi hoạt động có 5-10 bạn tham gia, từ nhiều trường khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội như ĐH Bách khoa, Xây dựng, KHXH&NV, Kinh tế quốc dân, Y dược…
Cây được nhóm trồng là sen đá. Đó là loại cây dễ sống, một tuần tưới nước 2-3 lần là cây có thể sống lâu. Không chỉ sáng tạo ra cách trang trí ‘ngoại hình’ mới bắt mắt, cho các đôi giày, các bạn trẻ còn tự tìm hiểu cách chọn phân bón, đất sao cho phù hợp với từng loại cây khác nhau.
“Thường thì mỗi bạn sẽ tự có ý tưởng riêng và sẽ tự sáng tạo, phá cách cho riêng mình chứ không theo khuôn mẫu nào đó. Có bạn có thể tận dụng chính những vết xước, nổ trên giày để lên ý tưởng hoặc phải cạo sạch đi để có thể lên một ý tưởng mới. Bọn em cũng thảo luận với nhau để có những ý tưởng tích cực, lan tỏa đến mọi người hơn” – Uyên cho biết thêm.
Đoàn Thị Bích Lệ (ĐH Bách Khoa Hà Nội) đang chăm chút lại thành quả của mình sau 2 tiếng miệt mài làm.
“Mình cảm thấy vẽ trên giày không khó lắm nhưng cần sự tập trung, tỉ mỉ và kiên nhẫn bởi mình muốn tác phẩm của mình như thế nào thì mình phải đầu tư từ bước nhỏ nhất như pha màu” – Bích Lệ nói.
Video đang HOT
“Giá bán của những đôi giày không cố định mà mọi người mua ủng hộ là nhiều” – Uyên nói.
Cô gái 26 tuổi ở Phú Yên may balo từ quần jeans cũ
Hải Dương cho biết cô mất nhiều thời gian để rút ra được quy trình làm balo cho riêng mình.
Ngành thời trang đang chuộng xu hướng tái chế. Nhiều người nổi tiếng cũng khuyến khích mọi người hạn chế mua đồ nếu thấy không thực sự cần thiết. Hải Dương - cô gái đến từ Phú Yên, hiện sống tại TP.HCM - bắt kịp trào lưu này khi tự tay tạo ra những chiếc balo từ quần jeans đã qua sử dụng.
"Việc tái chế jeans ở Việt Nam không hề mới. Tôi nghĩ mình giống như ngọn nến khiến bức tranh tái chế jeans được sáng rõ hơn thôi. Tôi mong sẽ có nhiều người tìm đến lớp học của mình để tìm hiểu cũng như tự tay tạo ra thành quả", Dương chia sẻ với Zing .
Hải Dương tự tay làm ra những mẫu túi, balo độc đáo từ quần bỏ đi.
Từ bỏ công việc văn phòng
Trước khi gắn bó với những chiếc balo đủ màu sắc, cô gái sinh năm 1995 từng phụ trách biên tập ấn phẩm du lịch, văn hóa cho một công ty tư nhân. Sau đó, cô chuyển sang làm truyền thông nội bộ cho trường học quốc tế.
Trong thời gian làm việc văn phòng, Dương tranh thủ học lớp thiết kế thời trang. Việc học thiết kế và may đầm dạ hội, váy cưới... vô tình giúp cô có những hình dung ban đầu về chất liệu, bố cục, chi tiết tới cách sử dụng máy may, cắt.
Cuối năm 2019, khi dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới, cô phát hiện mình có nhiều quần jeans còn tốt. Nhiều chiếc quần có họa tiết trang trí đẹp nhưng không còn phù hợp với xu hướng. Cô lọc ra một số món đồ để đi quyên góp rồi giữ lại vài chiếc quần jeans.
Cô nhớ lại: "Đến đầu năm 2020, tôi mới bắt đầu tìm hiểu về tái chế và phát hiện quần jeans cũ có thể làm được nhiều thứ hay ho như lót ly tách, lót ghế, thảm chân... Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra các sản phẩm túi, balo".
Để tạo ra một chiếc balo hoàn chỉnh, Dương mất nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi.
Hiện tại, Hải Dương cho biết cô dành toàn thời gian cho công việc sáng tạo và thực hiện các mẫu túi, balo jeans tái chế. Ngoài ra, cô còn tổ chức các lớp dạy trực tiếp cho những người yêu thích lĩnh vực này.
Trải qua nhiều khó khăn
Khi mới bắt tay làm, Dương không thể hình dung được việc tạo ra chiếc balo cần trải qua những khâu nào. Thậm chí, cô cũng không biết về các nguyên liệu cần thiết như khóa, dây kéo, chân nấm, quai da...
Cô quyết định tìm tòi trên mạng và xem những video hướng dẫn từ nước ngoài. Cuối cùng, cô rút ra quy trình thực hiện riêng cho mình để phù hợp với điều kiện.
Hải Dương cho biết sản phẩm cô tạo ra đều được làm từ những chiếc jeans cũ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ, quần jeans phải tương đối còn mới, không bị mòn, mục rách nhiều. Các chi tiết như túi, lai quần, gối phải còn nguyên. Quần phải được làm sạch, xử lý ra màu, đảm bảo không khiến người dùng thấy khó chịu.
Việc học lớp thiết kế thời trang từ trước giúp Dương làm quen với máy may.
Cô có 3 nguồn cung cấp jeans chính là khách hàng gửi đến may, quần tự mua ở các của hàng bán đồ cũ và do những người phụ trách tủ quần áo từ thiện trên vùng xa gửi lại.
"Ở nhiều làng bản xa xôi, mọi người nhận quần áo nhưng có nhiều mẫu quá thời trang, không phù hợp. Trước đây, khi không gửi cho tôi làm túi, họ bắt buộc phải đốt đi để giải phóng không gian đón quần áo khác về. Việc này gây lãng phí nghiêm trọng", cô kể về quá trình tìm nguồn quần cũ.
Thời điểm cô nghiên cứu làm sản phẩm cũng là lúc tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp và làm gián đoạn giao thương. Do đó, cô gặp khó khăn trong việc tìm mua phụ liệu ưng ý. Sau nhiều lần tìm kiếm, làm thử, rút kinh nghiệm, cô mới thống nhất được nguyên liệu và quy trình thực hiện.
Khái quát quy trình may balo của Hải Dương:
- Nghiên cứu kích thước, lên mẫu (balo doctor 18, túi doctor 18, túi bucket, túi tròn...), ra rập
- Tháo chỉ quần jeans, giặt sạch, phơi khô
- Cắt vải jeans, vải lót theo rập
- Ủi mếch (mex) để dựng phom túi
- Trang trí (thêm các chi tiết như đính nút, chạy ren...)
- May dây đeo, quai cầm, dây giữ khoen
- May lót túi, tra lót vào vải jeans
- May lộn hoặc bọc viền.
- Tra khóa, tra quai, tra dây đeo và hoàn thiện sản phẩm
Không sở hữu chiếc balo nào tự làm
Từ niềm yêu thích đơn thuần, Hải Dương bán những sản phẩm mình làm ra. Mỗi sản phẩm có giá dao động 260.000-540.000 đồng tùy mẫu. Hải Dương tiết lộ cô hiện không đủ sản phẩm để bán do lượng mua quá cao.
Sức hút từ những sản phẩm độc đáo giúp Hải Dương nhận được nhiều đề nghị học nghề.
"Tôi đã mở lớp dạy trực tiếp. Hiện tại, 3 lớp đã tốt nghiệp khóa thiết kế túi, balo jeans tái chế. Ngoài ra, tôi cũng đang hoàn thiện các video và mở thêm lớp trực tuyến. Một số học viên kể kiếm được thu nhập rất khá từ những sản phẩm học của tôi", cô chia sẻ.
Tạo ra nhiều sản phẩm gây chú ý vì tính độc đáo, Hải Dương vẫn chỉ giữ mức giá như cũ. Lý do là việc đẩy giá có thể khiến sản phẩm không tiếp cận được với những đối tượng người dùng trọng tâm (người có thu nhập vừa phải). Mặt khác, Hải Dương muốn mỗi khách hàng có thể dễ dàng sở hữu bộ sản phẩm độc đáo của mình thay vì phải tìm mua từng thứ một.
Ngoài balo, Hải Dương cũng biết may nhiều kiểu túi đeo chéo.
Bên cạnh đó, cô gái quê Phú Yên cũng thừa nhận những món đồ mình làm ra chưa đạt đến độ tinh tế, tỉ mỉ tuyệt đối. Do đó, khâu thực hiện không quá phức tạp hay đòi hỏi kỹ thuật cao.
"Thực tế là vậy, nhiều học viên của tôi không biết gì về may vá cũng có thể hoàn thiện toàn bộ bài học chỉ sau 20-25 buổi", cô lý giải.
So với ban đầu, Hải Dương cũng thay đổi cách làm việc do lượng đặt hàng tăng cao. Hồi đầu, cô thường nhận đặt hàng từ khách. Sau khi khách chọn mẫu, vải, cô mới bắt đầu cắt may. Tuy nhiên, hiện tại, cô chỉ bán các sản phẩm đã hoàn thiện hết.
Dù nhận được nhiều đơn hàng sỉ, Hải Dương cho biết mình không đủ nguồn để cung cấp. "Tôi hiện làm một mình chứ chưa tìm được ai hỗ trợ. Các đơn đặt làm chủ yếu là bán sang Mỹ", cô nói.
Làm ra nhiều sản phẩm độc đáo nhưng Hải Dương thừa nhận cô chẳng sở hữu món đồ nào do mình làm ra.
Cô chia sẻ: "Làm tới đâu khách lấy đến đó. Tôi chỉ còn vài mẫu được làm trong quá trình quay video hướng dẫn".
Những mẫu túi xách tay handmade bắt mắt.
Khi được hỏi về mong muốn hiện tại, cô gái quê Phú Yên chia sẻ mọi người tiếp cận đến các sản phẩm đồ tái chế.
Đó cũng là lý do Hải Dương chọn cách mở lớp dạy lại nghề này cho nhiều người.
"Một mình tôi sẽ không đủ sức đem sản phẩm tới nhiều người. Vì thế, tôi muốn dạy lại. Khi có nhiều người biết làm, sản phẩm này sẽ tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng nhờ thế cũng nâng lên. Người được lợi đầu tiên là khách mua. Những người bán cũng có áp lực đổi mới để không ngừng tiến tới", cô bộc bạch.
Cách chọn giày bóng đá cho nam giới GQ Nga đưa ra những lưu ý khi chọn giày đá bóng sao cho phù hợp với bề mặt sân và từng vị trí. Bóng đá là môn thể thao phổ biến. Để tiếp cận bộ môn này, bạn cần có một quả bóng và đôi giày chất lượng. GQ Nga đã đưa ra gợi ý để chọn giày bóng đá phù hợp...