Những doanh nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất từ căng thẳng Nga-Ukraine

Theo dõi VGT trên

Giữa bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine đang ngày một nóng, các thị trường tài chính của Nga đã “rung chuyển”.

Thị trường chứng khoán và t.iền tệ của nước này đã sụt giảm mạnh trong tuần kết thúc ngày 25/2, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định mở một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Những doanh nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất từ căng thẳng Nga-Ukraine - Hình 1
Nhân viên kiểm đồng ruble tại nhà máy in t.iền ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, tác động tiêu cực không chỉ xảy ra ở Nga. Theo các chuyên gia, những công ty quốc tế có sự hiện diện lớn ở Nga cũng đang như “ngồi trên đống lửa”, khi họ phải hứng chịu lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ phía các nước phương Tây.

Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các quốc gia châu Âu đã được tăng cường hôm 24/2, khi các nhà lãnh đạo phương Tây lên án hành động của Nga. Cùng ngày, Tổng thống Putin cảnh báo các lãnh đạo doanh nghiệp Nga rằng ông dự kiến nền kinh tế sẽ trải qua “những hạn chế” nhất định và kêu gọi các doanh nghiệp “đoàn kết” với chính phủ.

Trong bối cảnh này, các chuyên gia kinh tế đã nêu tên những công ty có sự hiện diện đáng kể ở Nga, được cho là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc xung đột đang diễn ra.

Từ các doanh nghiệp ở châu Âu…

Đầu tiên là tại châu Âu. BASF, một nhà sản xuất hóa chất Đức và đồng sở hữu công ty sản xuất dầu thô và khí đốt tự nhiên lớn nhất nước này Wintershall Dea (cùng với doanh nghiệp đầu tư quốc tế LetterOne), là một trong những đơn vị hỗ trợ tài chính cho đường dự án ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) vừa bị đình chỉ. BASF, cùng với LetterOne của tỷ phú Nga Mikhail Fridman, là một trong những cái tên đầu tiên được nhắc đến khi giới quan sát điểm danh các “nạn nhân” của căng thẳng Nga-Ukraine. Được biết, 1% doanh số bán hàng của LetterOne được tạo ra tại Nga.

Tại Vương quốc Anh, tập đoàn dầu khí BP là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Nga, với 19,75% cổ phần tại công ty dầu khí quốc gia Nga Rosneft. BP cũng nắm giữ cổ phần trong một số dự án dầu khí khác ở Nga.

Những doanh nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất từ căng thẳng Nga-Ukraine - Hình 2
Biểu tượng tập đoàn năng lượng Royal Dutch Shell tại một trạm xăng ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoài BP, các “ông lớn” dầu mỏ khác như Shell và TotalEnergies cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng. Shell sở hữu 27,5% cổ phần của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Sakhali-2, có công suất hàng năm là 10,9 triệu tấn LNG và được vận hành bởi tập đoàn khí đốt Nga Gazprom. Shell cũng là một trong 5 nhà đồng tài trợ của Nord Stream 2.

Video đang HOT

Trong khi đó, tập đoàn dầu khí Pháp TotalEnergies là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Nga với 19,4% cổ phần trong nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai của Nga Novatek, 20% cổ phần trong liên doanh Yamal LNG, 21,6% cổ phần trong dự án Arctic LNG 2, 20% cổ phần trong mỏ dầu Kharyaga và nắm giữ nhiều cổ phần khác nhau trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, lọc dầu và hóa chất của Nga.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Đức Uniper có khoản đầu tư 1 tỷ USD vào Nord Stream 2, cùng với 5 nhà máy điện ở Nga với tổng công suất 11,2 GW, cung cấp khoảng 5% tổng nhu cầu năng lượng của Nga. Uniper cũng là đơn vị nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu.

Tiếp đến là thương hiệu nước ngọt đóng chai hàng đầu thế giới Coca-Cola (Coke) HBC. Công ty được niêm yết tại London này đã cung cấp Coke cho Nga, Ukraine và phần lớn khu vực Trung, Đông Âu. Coca-Cola coi Nga là một trong những thị trường lớn nhất và công ty này hiện đang tạo việc làm cho 7.000 nhân viên tại nước này.

Tại Pháp, nhà sản xuất sữa chua Danone sở hữu thương hiệu sữa Nga Prostokvanhino và thu về 6% tổng doanh thu từ nước này, trong khi công ty điện lực đa quốc gia Engie cũng là một trong 5 nhà đồng tài trợ cho dự án Nord Stream 2 của Gazprom.

Cái tên tiếp theo được điểm danh là tập đoàn bán lẻ Metro của Đức, nơi đang sử dụng đến 10.000 nhân lực Nga và phục vụ 2,5 triệu người tiêu dùng của nước này, và công ty hàng tiêu dùng Nestle của Thụy Sỹ. Nestle có 6 nhà máy đang hoạt động ở Nga vào năm 2020, bao gồm các nhà máy sản xuất bánh kẹo và đồ uống. Doanh số bán hàng trong năm 2020 tại Nga của Nestle trị giá khoảng 1,7 tỷ USD.

Các hãng sản xuất công nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Hãng xe Pháp Renault có 69% cổ phần trong liên doanh Avtovaz của Nga, công ty đứng sau thương hiệu xe hơi Lada và bán hơn 90% sản lượng xe hơi tại nước này.

Trong khi đó, thương hiệu đình đám Rolls-Royce cho biết mặc dù thị trường Nga đóng góp chưa đến 2% tổng doanh thu của hãng song 20% số titanium được sử dụng để chế tạo các bộ phận động cơ và thiết bị hạ cánh cho các máy bay phản lực đường dài của hãng này, lại đến từ “xứ Bạch Dương”.

… đến các doanh nghiệp tại Mỹ…

Đã có những ý kiến cho rằng kinh tế Mỹ sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều từ căng thẳng Nga-Ukraine. Tuy nhiên, nếu nhìn vào từng tế bào doanh nghiệp thì điều này chưa hẳn là đúng.

Những doanh nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất từ căng thẳng Nga-Ukraine - Hình 3
Biểu tượng ExxonMobil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

ExxonMobil, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Mỹ, hiện đang sử dụng hơn 1.000 nhân viên tại Nga và đã hoạt động tại nước này trong hơn 25 năm. Công ty con của ExxonMobil, Exxon Neftegas Limited (ENL), có 30% cổ phần trong Sakhalin 1 – một dự án dầu khí tự nhiên rộng lớn nằm ngoài khơi đảo Sakhalin ở vùng Viễn Đông của Nga.

Trong lĩnh vực thực phẩm, McDonalds, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh đã phân loại Nga là thị trường tăng trưởng cao và đã liên tục mở các địa điểm mới tại nước này trong suốt thập kỷ qua. Trong khi đó, Mondelez, nhà sản xuất thương hiệu bánh Oreo và chủ sở hữu của Cadbury đã trở thành nhà sản xuất sô cô la hàng đầu ở Nga vào năm 2018.

… và châu Á

Tại châu Á, cũng nằm trong tầm ảnh hưởng là nhà sản xuất ô tô đa quốc gia Mitsubishi. Nhà sản xuất Nhật Bản thực hiện phân phối xe Mitsubishi Motor thông qua 141 đại lý ở Nga và có cổ phần trong dự án phát triển dầu khí Sakhalin II, cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Nhật Bản. Mitsubishi cũng cung cấp thiết bị nhà máy điện và máy móc khác cho Nga.

Những doanh nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất từ căng thẳng Nga-Ukraine - Hình 4
Bên trong một nhà máy sản xuất ô tô của Toyota tại tỉnh Achi, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Cùng với Mitsubishi, Toyota cũng sở hữu nhà máy ở Saint Petersburg, Nga, trong đó sản xuất xe Camry và Rav4. Toyota cũng có văn phòng kinh doanh ở Moskva và cung cấp việc làm cho khoảng 2.600 nhân viên, bao gồm 26 công dân Nhật Bản, tại nước này.

Cuối cùng là tập đoàn SBI, với ngân hàng SBI, được thành lập gần ba thập kỷ trước, cung cấp các dịch vụ và khoản vay cho các công ty Nhật Bản đang mở rộng hoạt động tại Nga.

Ba kịch bản tiếp theo cho cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga

Giới lãnh đạo chính trị Ukraine không nên để các cường quốc bên ngoài quyết định tương lai của nước mình.

Ông Volodymyr Ishchenko, cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Âu, Đại học Freie Berlin bình luận trên trang Al Jazeera mới đây rằng, vào cuối tháng 1/2022, khi các nước phương Tây tăng cường đưa tin về một "cuộc xâm lược sắp xảy ra" từ Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nghi ngờ về vấn đề này trong một cuộc họp báo với các phóng viên nước ngoài. "Tôi là Tổng thống Ukraine và tôi đang sống ở đây, tôi nghĩ tôi nắm tình hình cụ thể ở đây tốt hơn", ông Zelensky nói sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ba kịch bản tiếp theo cho cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga - Hình 1
Nga triển khai các phương tiện tham gia cuộc tập trận ở vùng Rostov cuối tháng 1/2022. Ảnh: Reutes

Theo ông Ishchenko, cho đến nay, các sáng kiến ​​ngoại giao của Ukraine khá "thiện cận", khai thác nỗi sợ hãi về "cuộc xâm lược sắp xảy ra" để có thêm vũ khí từ phương Tây hoặc chiến dịch tìm kiếm các biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, các loại vũ khí hiện đang được cung cấp cho Ukraine sẽ không thể cứu nước này trong trường hợp bị Nga tấn công tổng lực. Tương tự, các biện pháp trừng phạt do phương Tây đề xuất khó có thể làm tổn thương Nga nặng nề.

"Liên minh" với Anh và Ba Lan được công bố vào ngày 1/2, được cho là một biện pháp của Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đang gặp rắc rối sâu sắc ở trong nước, hơn là một hiệp ước hiệu quả có thể đảm bảo sự bảo vệ cho Ukraine.

Triển vọng trở thành thành viên NATO của Ukraine cũng có vẻ khá mờ mịt, mặc dù thực tế là các cường quốc phương Tây đã bác bỏ yêu cầu của Nga để Kiev có thể chính thức trở thành thành viên NATO. Lúc này, cánh cửa vào NATO coi như đã đóng lại, như chính ông Zelensky đã từng nói về tư cách thành viên NATO: "Tôi không bao giờ đi thăm trừ khi được mời. Tôi không muốn cảm thấy mình kém cỏi, một kẻ hạng hai".

Một trong những thắng lợi của Nga trong trong thời gian vừa qua là vấn đề Ukraine trở thành thành viên NATO trở nên nguy hiểm và gây chia rẽ hơn đối với châu Âu. Giờ đây, một số nước có thể nghi ngờ rằng liệu việc chấp nhận Ukraine có làm cho tất cả các nước NATO khác kém an toàn hơn hay không.

Bối cảnh này có thể dẫn đến ba kịch bản cơ bản trong dài hạn. Đầu tiên là Ukraine gia nhập NATO, có nghĩa là Nga thất bại và mất vị thế cường quốc ở Âu-Á. Đây là hy vọng của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ukraine. Các thành viên của phong trào này coi Ukraine không chỉ đấu tranh cho chủ quyền của mình mà còn là một phần của việc loại bỏ "Đế chế Nga". Họ hy vọng sẽ chứng kiến ​​các cuộc xung đột kiểu Chechnya nổ ra trên khắp đất nước Nga.

Vấn đề là những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine không quan tâm phần lớn người Ukraine sẽ nghĩ gì về những tổn thất trong một cuộc thập tự chinh lâu dài để khiến Nga trở nên bất ổn. Họ cũng không tính đến việc liệu phần còn lại của thế giới có thực sự muốn chứng kiến ​​sự sụp đổ của Nga và dẫn đến cuộc nội chiến trên lãnh thổ của một cường quốc hạt nhân hay không.

Kịch bản thứ hai là một thỏa thuận quốc tế về sự trung lập của Ukraine, hay cái gọi là "Phần Lan hóa" Ukraine, đề cập đến quyết định lịch sử của Phần Lan trong việc liên kết với châu Âu, nhưng tránh gây thù địch với Nga bằng cách không gia nhập NATO.

Vấn đề đặt ra với đề xuất này là nó không thể thực thi được khi có sự phản đối ở trong nước, trong khi quốc tế có rất ít niềm tin rằng Điện Kremlin sẽ cam kết tình trạng trung lập nhưng có chủ quyền của Ukraine. Ukraine cần những đảm bảo mạnh mẽ hơn một hiệp ước có thể bị Nga phá vỡ bất cứ lúc nào.

Điều này dẫn đến kịch bản thứ ba, bao gồm việc xây dựng một cấu trúc an ninh bao trùm cho toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Ukraine và Nga. Các bên liên quan có thể bắt đầu bằng các cuộc tham vấn an ninh khu vực thường xuyên, xây dựng các chuẩn mực hành vi mới giữa các cường quốc, đồng minh của họ và các quốc gia không liên kết, đồng thời đưa ra các đảm bảo an ninh đa phương chi tiết được khẳng định lại bằng các biện pháp kiềm chế quân sự sâu rộng và xây dựng lòng tin minh bạch.

Chi tiết về cấu trúc như vậy đã được đưa ra trong một đề xuất toàn diện gần đây do một nhóm các chuyên gia phi chính phủ từ Mỹ, EU, Nga và 5 quốc gia nằm giữa Nga và NATO, trong đó có Ukraine, đưa ra. Một thỏa thuận như vậy có thể thiết lập không gian kinh tế và an ninh chung từ Lisbon (hoặc thậm chí là Vancouver) đến Vladivostok, như một số người hy vọng vào cuối Chiến tranh Lạnh. Ukraine có lợi ích quan trọng là nằm trong số những nước khởi xướng và tham gia tích cực vào quá trình này và định hình các kết quả của nó.

Khôi phục tình trạng không liên kết của Ukraine sẽ là bước đầu tiên cần thiết, điều này đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp Ukraine. Năm 2019, để tái đắc cử, ông Poroshenko đưa mục tiêu "hội nhập Châu Âu" vào hiến pháp Ukraine.

Không kém phần quan trọng, Ukraine cũng cần một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn đối với các thoả thuận Minsk mà việc thực hiện đã bị đình trệ trong 7 năm, mặc dù chúng tuân theo logic cơ bản của tất cả các thỏa thuận hòa bình lớn trong những thập kỷ qua. Điều này sẽ đòi hỏi các cuộc đàm phán trực tiếp với đại diện của các khu vực đòi độc lập ở Donbass.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế
23:03:40 06/07/2024
Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban
15:49:57 06/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Người đứng đầu tổ chức sự kiện tôn giáo đầu thú
14:01:57 06/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha
20:54:36 07/07/2024

Tin đang nóng

Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Con gái 4 t.uổi lau nước mắt cho mẹ trong lễ cúng 49 ngày diễn viên Đức Tiến
23:12:31 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Hoàng tử màn ảnh Việt không cưới vợ, thông báo lên chức bố ở t.uổi 42, chăm làm từ thiện, hướng Phật
21:27:07 07/07/2024
Vợ trẻ sinh 5 con cho Vượng Râu lần hiếm hoi k.hoe t.hân hình nuột nà
23:03:26 07/07/2024
Nam ca sĩ nổi tiếng đột tử khi ở nhà 1 mình, t.hi t.hể được mẹ ruột phát hiện
21:42:27 07/07/2024
Diễn viên Hương Giang khoe dáng chuẩn bên bể bơi, thông báo tin vui
23:06:12 07/07/2024
Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn
23:56:09 07/07/2024

Tin mới nhất

Cứu nạn kịp thời thuyền viên người Trung Quốc bị thương tích trong quá trình lao động

06:46:20 08/07/2024
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu do c.hảy m.áu nhiều dẫn đến khó thở, sốt cao liên tục, sức khỏe yếu. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải,

Bầu cử Pháp: Phe cực hữu mất cơ hội nắm chính phủ, Thủ tướng Attal bất ngờ từ chức

06:34:11 08/07/2024
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trên 40% cử tri Pháp tin rằng sẽ không có nhóm chính trị nào trong ba khối tranh cử chính giành được đa số tuyệt đối, trong khi chỉ có 35% tin rằng phe cực hữu sẽ đạt được mục tiêu này.

Chuyển đổi số: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về thanh toán di động

06:28:53 08/07/2024
Dữ liệu của NetsUnion Clearing Corporation cũng cho thấy hơn 28,75 triệu giao dịch đã được thực hiện bằng ví kỹ thuật số nước ngoài trong nửa đầu năm nay, lên tới 5,32 tỷ Nhân dân tệ.

BRICS phát triển đồng t.iền chung

06:24:07 08/07/2024
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết nước này đã mời các nước thành viên BRICS và các đối tác của liên minh này tiến hành thanh toán xuyên biên giới trên nền tảng thanh toán BRICS Bridge.

Du lịch tâm linh thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ Z ở Ấn Độ

06:20:49 08/07/2024
Những người hành hương cũng đến Sarnath, cách Varanasi khoảng 10 km về phía đông bắc. Đây được coi là nơi Đức Phật Gautama đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi được giác ngộ.

Nga kiểm soát địa điểm chiến lược ở vùng Donestk

06:18:28 08/07/2024
Trong khi đó, theo trang Defense Express, cùng ngày lực lượng Ukraine đã thực hiện một loạt các hoạt động chính xác nhắm vào các khí tài quân sự của Nga ở khu vực Donetsk.

'Bữa tiệc' ánh sáng tại công viên băng tuyết trong nhà lớn nhất thế giới

06:11:35 08/07/2024
Được mở cửa vào ngày 6/7 vừa qua, công viên có diện tích 23.800 m2 này vừa được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận là công viên giải trí băng tuyết trong nhà lớn nhất thế giới.

Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden

21:02:39 07/07/2024
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho rằng cuộc tranh luận sẽ giúp nhiều người Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng

20:50:53 07/07/2024
Mùa gió Hè từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm mang lại cho các nước khu vực Nam Á từ 70 - 80% lượng mưa, nhưng đồng thời gây ra lũ lụt và các vụ lở đất nguy hiểm đến người dân và cơ sở hạ tầng.

Hải quân EU phá hủy UAV ở Vịnh Aden

20:48:28 07/07/2024
Nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ cùng các nước đối tác đã thành lập liên minh an ninh để bảo vệ các tàu thương mại.

Hỗn loạn tại sự kiện tôn giáo ở Sri Lanka, nhiều người bị thương

20:41:08 07/07/2024
Nhà chức trách kêu gọi người dân hạn chế gây tiếng ồn lớn trong các buổi lễ rước tôn giáo để đảm bảo voi không bị kích động đột ngột dẫn tới hoảng loạn.

Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan

20:36:06 07/07/2024
Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt cho biết những lao động nhập cư thuê nhà ở cộng đồng Trok Pho sẽ được hỗ trợ. Ông cũng xác nhận rằng đường Yaowarat sẽ thông xe vào ngày 8/7.

Có thể bạn quan tâm

Loại quả mùa hè vừa ngon lại bổ nhưng khi ăn nhất định phải tránh điều này

Sức khỏe

07:23:38 08/07/2024
Trái cây ngọt như xoài có thể chứa rất nhiều đường. Nhưng đường trái cây khác với đường đã qua chế biến vì nó được cân bằng bởi chất xơ và một loạt các chất dinh dưỡng cho cơ thể khác.

Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'

Netizen

07:03:06 08/07/2024
Cô gái Nam Định được bố mẹ đặt tên Nam Nhi để lấy vía sinh con trai. Không ngờ, cái tên độc lạ ấy lại mang đến cho cô vô số kỷ niệm thật đặc biệt.

Vận may của 12 con giáp tuần mới (từ 8-14/7): Hợi số đỏ, Ngọ nhiều t.iền, Dần lắm thăng trầm

Trắc nghiệm

07:02:18 08/07/2024
Dưới dây là dự đoán vận may của 12 con giáp trong tuần mới (từ ngày 8-14/7). Bạn hãy xem ngôi sao may mắn của mình có tỏa sáng không nhé!

Em gái 17 t.uổi của thủ môn Lâm Tây tạo hình thiên nga trắng trước lễ cưới Văn Lâm và Yến Xuân

Phong cách sao

07:02:10 08/07/2024
Tạo hình của Thanh Giang có nét tương đồng với outfit của chị dâu - Yến Xuân - trước thềm lễ cưới của Đặng Văn Lâm và Yến Xuân. Từ lâu hai chị em đã có mối quan hệ thân thiết, cùng nhau chia sẻ những sở thích, niềm vui, nỗi buồn

'Nữ hoàng ảnh lịch' thập niên 90 ăn 1 loại củ để trẻ lâu, có vóc dáng thon gọn ở t.uổi 52

Làm đẹp

06:59:55 08/07/2024
Nếu theo dõi trang cá nhân của nữ hoàng ảnh lịch thập niên 90, khán giả sẽ thấy 1 món ăn xuất hiện rất nhiều lần trong bữa cơm của cô đó là khoai lang.

Esports World Cup 2024: Hủy diệt G2 Esports, Top Esports vào chung kết gặp T1

Mọt game

06:59:35 08/07/2024
Ở trận bán kết còn lại của Esports World Cup 2024, G2 Esports nhanh chóng nhận thất bại 0-2 trước Top Esports. Theo đó, đại diện LPL sẽ tiến vào chung kết đối đầu đương kim vô địch thế giới T1.

Jennie (BLACKPINK) lập kỷ lục mới, NewJeans ra mắt phần 2 MV

Nhạc quốc tế

06:59:24 08/07/2024
Jennie (BLACKPINK) nắm giữ kỷ lục mới về lượt nghe, NewJeans ra mắt phần 2 của MV Supernatural là những tin tức Kpop giải trí đáng chú ý ngày 5-7.

6 mẹo kéo chân dài miên man mà không bị chê luộm thuộm khi diện quần jeans ống rộng

Thời trang

06:58:33 08/07/2024
Các cô nàng yêu thích sự gợi cảm sẽ không bỏ qua những chiếc áo ngắn, ôm sát cơ thể chẳng hạn như áo ống. Vừa là để khoe khéo xương quai xanh, vừa khiến tổng thể nhìn gọn mắt hơn nhiều.

Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố

Sao việt

06:53:10 08/07/2024
Từ ngôi sao tài năng được bao người săn đón, được ví như bông hoa lạ của làng phim Hàn giờ mỹ nhân này lại bị cả showbiz ruồng bỏ vì bê bối tình ái.

Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!

Tv show

06:48:28 08/07/2024
Vợ lên show hẹn hò bình luận, nhìn thấy nhiều soái ca nhưng vẫn một mực hướng về chồng iu ở nhà, Anh Tú chắc cũng mát lòng mát dạ.

Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn

Sao châu á

06:29:42 08/07/2024
Từng là con cưng của giới giải trí nhưng những mỹ nhân hàng đầu showbiz như: Kim Min Hee, Erika Karata, Huỳnh Tâm Dĩnh đều phải nhận trái đắng khi vướng bê bối làm người thứ ba.