Những doanh nghiệp “cân cả team” trong quý 3/2019
Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa lớn.
Theo báo cáo Chiến lược tháng 11 vừa được Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố, trong các nhóm ngành lớn như bất động sản, ngân hàng và bán lẻ, kết quả kinh doanh tích cực của quý 3 chủ yếu được đóng góp từ các công ty lớn trong ngành.
Ngược lại, các ngành truyền thông, tài nguyên cơ bản và dịch vụ tài chính ghi nhận mức tăng trưởng âm. kết quả kinh doanh của quý 3 của các ngành khá tương đồng với kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019.
Theo thống kê từ kết quả kinh doanh quý 3/2019 của 575 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính, doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 9% và 19% so với cùng kỳ năm 2018.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 8% và 11% so với cùng kỳ. Trong đó, đóng góp chính vào tăng trưởng lợi nhuận sau thuế quý 3/2019 tới từ Vietcombank (VCB), Vinhomes (VHM), Masan (MSN), VPBank (VPB), Vietnam Airlines (HVN), Vietinbank (CTG) và Sacombank (STB).
Nhìn chung các kết quả kinh doanh của nhóm VN30 khá tích cực trong khi kết quả kinh doanh của nhóm VNMid, VNSml và HNX không được khả quan.
Tuy nhiên, VDSC cho rằng kết quả kinh doanh của nhóm VN30 và VN-Index vẫn chưa được thể hiện vào giá khi VN-Index và VN30 gần như đi ngang trong tháng 10.
Cụ thể hơn, các ngành chính như ngân hàng, bất động sản, và bán lẻ đều cho thấy kết quả kinh doanh ấn tượng. Tuy nhiên, duy nhất chỉ số ngành ngân hàng tăng trong tháng 10.
Video đang HOT
Kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm của các ngân hàng. Nguồn: VDSC.
Nhóm ngân hàng có kết quả kinh doanh tăng mạnh nhất với 43% trong quý3/2019 và tăng 25% so với cùng kỳ sau 9 tháng đầu năm 2019. Đóng góp chính vào lợi nhuận sau thuế quý 3 đến từ kết quả kinh doanh của VCB, VPB, CTG và STB.
Đối với ngành ngân hàng, mùa cao điểm kinh doanh thường rơi vào quý 4. Do vậy, với thành quả như trên trong chín tháng, nhiều khả năng ngành ngân hàng sẽ vượt kế hoạch kinh doanh cả năm.
Trong khi đó lợi nhuận sau thuế của ngành du lịch và giải trí tăng đến chủ yếu từ đóng góp của HVN, chiếm 90% lợi nhuận sau thuế tăng lên của ngành này. Đây cũng là bức tranh của ngành du lịch và giải trí trong 9 tháng khi lợi nhuận sau thuế ( 9%) tăng lên đều tới từ sự đóng góp của HVN.
Lợi nhuận sau thuế của ngành Thực phẩm đồ uống tăng 27% so với cùng kỳ trong quý 3/2019. Đóng góp chính vào phần tăng thêm tới từ MSN và Sabeco (SAB). Trong khi lợi nhuận sau thuế của MSN tăng mạnh phần lớn tới từ việc MSN thu được khoản bồi thường từ vụ thắng kiện Jacobs. Ở chiều ngược lại, kết quả kinh doanh của CTCP Vĩnh Hoàn (VHC), Dabaco (DBC) và CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) không tốt đã kéo giảm tổng lợi nhuận sau thuế của ngành thực phầm đồ uống.
Bức tranh KQKD quý 3 và diễn biến giá tháng 10 của các ngành trên TTCK. Nguồn: VDSC
Ngành bảo hiểm ghi nhận lựi nhuận sau thuế quý 3/2019 tăng 26% so với cùng kỳ. Tất cả đều tới từ sự đóng góp của Tập đoàn Bảo Việt (BVH) khi lợi nhuận sau thuế của BVH tăng gần 3 lần nhờ doanh thu tăng mạnh và chi phí được kiểm soát bằng cách thay đổi cơ cấu sản phẩm. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của ngành bảo hiểm tăng 18% chủ yếu tới từ sự đóng góp của BVH và PVI.
Ngành bán lẻ tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng mạnh. Trong đó Thế Giới Di Động (MWG) là công ty đóng góp hơn 97% phần tăng thêm trong lợi nhuận sau thuế của ngành này. Ngoài ra, CTCP Digiworld (DGW) cũng có kết quả kinh doanh khá tốt khi lợi nhuận sau thuế tăng gần 42%. Đây cũng là bức tranh của ngành bán lẻ sau 9 tháng đầu năm.
Mặc dù lợi nhuận sau thuế quý 3 của ngành bất động sản vẫn ghi nhận tăng trưởng 18%, tất cả đều tới từ sự đóng góp của Vinhomes (VHM). Nếu loại trừ phần tăng lên của VHM, lợi nhuận sau thuế của ngành bất động sản giảm 4%. Nguyên nhân tới từ sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế của một số công ty như Novaland (NVL), CTCP Đầu tư Nam Long (NLG), Vingroup (VIC) và CTCP Đầu tư LDG.
Dù vậy, kết quả kinh doanh 9 tháng của ngành bất động sản vẫn khá tích cực khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng lần lượt là 24% và 28% so với cùng kỳ. Ngay cả khi loại nhóm cổ phiếu của Vingroup, doanh thu và lợi nhuận sau thuế vẫn tăng lần lượt là 32% và 15% so với cùng kỳ.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Động lực tăng giá cổ phiếu DIG còn lớn?
Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu DIG của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HSX: DIG) có thể tiếp tục tăng, nhưng mức độ tăng không lớn.
Chốt phiên 21/8, giá cổ phiếu DIG tăng 0,37% đóng cửa ở mức 13.500đ/cp
Theo báo cáo tài chính quý II của DIG, doanh thu thuần đạt 375,7 tỷ đồng, giảm 42%, và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 27,8 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh thu thuần của DIG giảm mạnh là do doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 62%. Được biết, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu chủ yếu từ các dự án DIC Phoeonix, khu đô thị Nam Vĩnh Yên.
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, DIG ghi nhận doanh thu đạt 695 tỷ đồng, giảm 32,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 29,4 tỷ đồng, giảm 63,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, DIG đã hoàn thành 24% kế hoạch doanh thu và chỉ 7% kế hoạch lợi nhuận năm 2019.
DIG dự kiến phát hành 1.000 trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, có mệnh giá 100.000 USD/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị phát hành theo mệnh giá 100 triệu USD. Giá phát hành bằng 100% mệnh giá. Trái phiếu có kỳ hạn 3-5 năm với lãi suất tối đa 5%. Tổng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được dùng để đầu tư mới vào các dự án Tổ hợp du lịch DIC Star Vũng Tàu, Nghinh Phong - TP. Vũng Tàu; Khu du lịch Hải An, Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Khu công viên văn hóa đô thị mới Bàu Trũng, TP. Vũng Tàu; sân golf và khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm DIC.
DIG định hướng bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng vẫn sẽ là mũi nhọn trong giai đoạn 2018 - 2022. Tỷ trọng phát triển lĩnh vực này dự kiến chiếm khoảng 40 - 50% tổng giá trị phát triển doanh nghiệp.
Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cổ phiếu DIG có nhiều tiềm năng trong dài hạn nhờ sở hữu quỹ đất lớn tại Vũng Tàu (một trong hai doanh nghiệp có quỹ đất lớn nhất tại Vũng Tàu), cùng với các quỹ đất khác tại Vĩnh Phúc và Đồng Nai. Tuy nhiên, phần lớn các dự án của DIG đều có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian triển khai dài. Một số dự án của DIG có vị trí không thực sự thuận lợi, do đó việc tiêu thụ sẽ phụ thuộc nhiều vào chu kỳ của ngành.
Trong năm 2019, DIG có thể sẽ tiếp tục khả quan về cả hoạt động triển khai dự án và bán hàng, tình hình tài chính ở mức ổn định dù nhu cầu đầu tư lớn. Tuy nhiên, về dài hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh của DIG phụ thuộc rất nhiều vào triển vọng kinh tế vĩ mô và diễn biến thị trường bất động sản. Trên thực tế, thị trường bất động sản đã qua giai đoạn tăng trưởng nóng. Xu hướng chậm lại về thanh khoản trong 2-3 năm tới đang dần hiện hữu. Do đó, đây là rủi ro mà DIG có thể đối mặt nếu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư như dự kiến.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu của Yuanta Việt Nam, cho biết ở mức giá hiện tại, DIG đang được giao dịch tại P/E kế hoạch năm 2019 là 9,5x, đây là mức định giá thấp so với mức P/E trung bình ngành. Đồ thị giá của DIG tăng mạnh về mức đỉnh cũ với khối lượng giao dịch tăng đột biến trên mức trung bình 20 phiên. "Xu hướng ngắn hạn của DIG được nâng từ mức giảm lên tăng, do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu DIG ở vùng giá hiện tại. Tuy nhiên, mức Stock Rating của DIG chỉ ở mức 71 điểm, nên các nhà đầu tư chỉ nên giải ngân ở tỷ trọng thấp dưới 30 - 40%", ông Minh khuyến nghị .
Theo phân tích kỹ thuật, đường MACD đã cắt lên trên đường tín hiệu, nhưng vẫn nằm dưới đường zero, trong khi Histogram cắt lên trên đường zero. Đường ADX vẫn đang cho thấy tín hiệu tích cực với mức độ phân kỳ dương mạnh mẽ. Tuy nhiên, các chỉ số CCI, Stochastic, RSI đã cho thấy tín hiệu vượt mua trên biểu đồ ngày. Tất cả các chỉ số này cho thấy, xu hướng tăng của DIG có thể tiếp tục, nhưng không kéo dài, áp lực chốt lời có thể gia tăng, nhất là khi DIG lên vùng 14.000- 17.000đ/cp.
Theo Yuanta Vietnam, trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục tích lũy quanh vùng giá 980 - 983 điểm. Dòng tiền ngắn hạn đã có sự cải thiện, nhưng vẫn còn yếu và mức độ phân hóa vẫn diễn ra. Nhóm cổ phiếu trong rổ VN30, Midcaps và Smallcaps sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền trong những phiên tới. Xu hướng ngắn của chỉ số VN-Index đã được chuyển từ giảm lên tăng, nhưng xu hướng giảm ngắn hạn của chỉ số HNX-Index vẫn được duy trì với mức kháng cự ở mức 104,35 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Tỷ trọng khuyến nghị ngắn hạn: 51% cổ phiếu/49% tiền. Tỷ trọng khuyến nghị trung hạn: 46% cổ phiếu/54% tiền.
Diễm Ngọc
Theo enternews.vn
Điều gì tạo nên sức hút cho bất động sản tại Starlake Tây Hồ Tây? Chính sách bán hàng mới đầy hấp dẫn cùng "cái bắt tay vàng" với các ông lớn nước ngoài như trung tâm phát triển R&D của Samsung, Taseco, CJ, Emart và gần đây nhất là Toshin Development Co., Ltd đang khiến Starlake Tây Hồ Tây ngày càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm của giới địa ốc. "Cái bắt tay" với Toshin...